Đầu bếp Italy ngạc nhiên vì người Việt ăn pizza với tương cà
Marvin không bao giờ thêm gì vào pizza, nhưng người Việt lại ăn món bánh này cùng tương ớt, tương cà chua.
Marvin Lorenzo Cortinovis (32 tuổi), đến từ Italy, hiện đang sống và làm việc tại Huế. Với mong muốn giới thiệu ẩm thực quê nhà, anh mở một nhà hàng Italy. Suốt những năm tháng phục vụ khách Việt, anh phát hiện ra không ít khác biệt thú vị.
Điều khiến Marvin thấy lạ nhất là thực khách Việt luôn hỏi xem liệu nhà hàng có tương cà, tương ớt. “Chúng tôi thường ăn nguyên miếng pizza, không chấm thêm gì bởi nó đã có đủ gia vị. Tôi rất ngạc nhiên khi khách luôn hỏi xin tương cà chua hay tương ớt, mà nhà hàng lại không có sẵn. Thời gian sau, tôi phải mua thêm để đáp ứng nhu cầu lớn của khách”, anh nói.
Anh cho rằng pizza ở Việt Nam có nhân bánh đa dạng hơn như thịt bò, thịt gà, dứa… Trước khi mở nhà hàng ở Huế, đầu bếp này từng sống tại TP HCM một năm và thử pizza ở nhiều nơi.
“Tôi đoán có lẽ nhiều nhà hàng ở Việt Nam nướng pizza kiểu Mỹ nên dùng nhiều loại nhân để phủ lên đế bánh. Tôi vẫn giữ công thức truyền thống, nếu ai không thích thì sẽ cố gắng giải thích tại sao tôi lại nấu như vậy, để khách hiểu hơn về ẩm thực Italy”, anh nói.
Marvin trong căn bếp tại nhà hàng của mình. Pizza truyền thống theo công thức của bà và mẹ Marvin chủ yếu dùng sốt cà chua, phô mai mozzarella và thịt nguội, hoặc thịt xông khói hoặc xúc xích salami. Ảnh: Marvin Corti
Ngoài ra, Marvin để ý người Việt không ăn pizza ngay khi bánh được mang ra bàn mà thường nói chuyện, ăn nhiều món khác và lát sau mới dùng bánh. “Pizza phải được ăn ngay sau khi vừa ra lò, bởi bánh còn nóng và có độ giòn nhẹ. Lúc nào tôi cũng nhắc khách ăn luôn, họ gật đầu rồi lại tiếp tục nói chuyện. Tôi khá buồn, vì để lâu pizza sẽ không ngon”, anh cho hay.
Video đang HOT
Một điểm khác biệt Marvin nhận thấy là các loại đồ uống trong bữa ăn của người Việt. Thông thường, ở Italy thực khách sẽ ăn pizza cùng với bia, rượu hoặc nước có ga. “Tôi thấy thật thú vị khi người Việt gọi những đồ uống như sinh tố, trà, nước ép trong bữa ăn. Chúng tôi thường không dùng những thức uống đó trong nhà hàng”, anh nói.
Bánh pizza prosciutto cotto (nhân phô mai mozzarella, thịt nguội chín) tại nhà hàng của Marvin. Ảnh: Ngân Dương
Chàng trai Italy cũng bất ngờ khi thấy người Việt luôn muốn chia sẻ phần ăn của mình. Điều này cũng khiến anh bỡ ngỡ trong thời gian đầu mới mở nhà hàng. “Ở châu Âu, mỗi người ăn một phần riêng, không ăn cùng hay gắp chung. Ví dụ, tôi gọi một phần mì Ý thì nó là của tôi. Người Việt thì muốn chia đôi đĩa mì nên thời gian đầu, việc giải thích cho khách khá khó khăn nhưng tôi thấy cũng vui. Giờ tôi quen rồi”, anh nói.
Với Marvin, mục đích mở nhà hàng không phải vì tiền, mà anh muốn giới thiệu về ẩm thực Italy truyền thống. “Dù có nhiều khác biệt, tôi thấy rất thú vị và trân trọng cả hai nền văn hóa. Tôi học và biết thêm được nhiều điều trong quá trình làm việc cùng phụ bếp và phục vụ khách”, Marvin chia sẻ.
Muôn vẻ California qua ống kính của người dân địa phương
Hơn 100 nhiếp ảnh gia ở California, Mỹ, đã ghi lại đời sống quê nhà phong phú của họ và chia sẻ trong cuốn sách ảnh.
Trong cuốn sách ảnh California Love: A Visual Mixtape , ngôi nhà này nằm gần đỉnh dải đất ven biển Big Sur, California, Mỹ. Cấu trúc ban đầu là một cabin khai thác mỏ nhỏ, được xây dựng vào những năm 1920, hiện được sửa thành khu bếp. Căn phòng trong bức ảnh được xây dựng vào những năm 1990. Các tỷ phú công nghệ đã mua lại địa điểm này trong quá trình cải tạo.
Nhiếp ảnh gia Monia Orozco chia sẻ rằng đây là bức chân dung thể hiện cách diễn giải cá nhân về tác động của cuộc khủng hoảng tuổi trung niên đối với phụ nữ. Bà tìm cách sử dụng sự hài hước và kịch tính để phản ánh một loạt trạng thái cảm xúc của phụ nữ như tức giận, đau lòng, thất vọng, mất mát và vỡ mộng.
Nhiếp ảnh gia Randy Shropshire bày tỏ: "Sống ở California trong 26 năm qua, bạn học cách luôn mang theo nhiều lớp quần áo, bất kể đó là thời điểm nào trong năm. Đây là điều mà tôi đã phải nhắc nhở du khách vài lần. Vào ngày thực hiện bức ảnh này, tôi dành phần lớn buổi chiều để tận hưởng một ngày nắng ấm ở Newport Beach. Trong vòng vài phút, sương mù kéo đến và bao phủ bờ biển khiến nhiệt độ giảm xuống 20 độ".
Eris Davidove, tác giả bức ảnh trên, cho biết nó được chụp vào mùa hè năm 2019 tại Hội chợ hạt San Mateo, phía bắc California. "Mục tiêu của hội chợ là giáo dục cộng đồng về văn hóa, công nghệ, khoa học nông nghiệp, nghề làm vườn, nghệ thuật và tính bền vững. Đối tượng là người đàn ông mặc trang phục không giống ai, vừa đi xe đạp một bánh cao quanh khu hội chợ vừa kể chuyện cười".
"Mỗi năm, vào thứ bảy trước chủ nhật Phục sinh, tôi đi xuống phố Olvera để chứng kiến một truyền thống lâu đời ở Los Angeles: Ban phước cho các loài động vật. Người dân khắp Los Angeles mang theo thú cưng của mình đến để được Tổng giám mục Los Angeles chúc phúc cho chúng có sức khỏe tốt. Garfield được chụp ảnh ở đây, đều đặn tham gia buổi lễ và thu hút sự yêu thích của mọi người năm này qua năm khác", Basak Prince cho biết.
Hình ảnh này được chụp tại một trong những địa điểm yêu thích của tác giả Olivia D'Orazi ở California, hẻm núi Topanga huyền bí. Nó mang đến cảm giác một California thanh khiết, gợi nhớ sự hoài niệm về thời kỳ những năm 1970.
"Cách Los Angeles ba giờ lái xe là Joshua Tree, được nâng từ di tích quốc gia lên công viên quốc gia vào năm 1994. Chuyến đi này của tôi diễn ra vào một đêm không trăng, thời điểm trong tháng mà các vì sao lộ diện rõ nhất", nhiếp ảnh gia Mark Edward Harris bày tỏ.
Nhiếp ảnh gia Jody Miller nói các cơn bão ở "Thung lũng chết" trong mùa đông có thể kéo theo những cơn gió giật trên 100 dặm/giờ, thổi cát bay với tốc độ hủy diệt. Hình ảnh này được chụp ở tâm một trong những cơn bão đó. Ông đã ghi lại cảnh này từ phía sau cánh cửa xe đang mở của mình, và gió thổi cát bay làm vỡ kính chắn gió của tôi. Kết quả là một hình ảnh khá siêu thực, đậm chất họa sĩ với phần lớn cảnh nền bị che khuất. Đôi khi, việc chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt là điều đáng làm để có được những hình ảnh kỳ lạ như thế này.
"Hình ảnh này được chụp tại công viên trượt băng Venice Beach nổi tiếng. Khu vực này là điểm thu hút khách du lịch lớn thứ hai ở Los Angeles, sau Disneyland. Tôi đã chụp ảnh mọi người trượt ván trong một thời gian dài và lớn lên trong nền văn hóa đó, đọc tất cả tạp chí liên quan và đi công viên trượt băng từ những năm 70. Giống như nhìn thấy một chiếc xe tải Chevy ở Texas, đây là một trong những khía cạnh đặc sắc của California", theo Josh Rose.
Theo Michael Rababy, Los Angeles là nơi đặc biệt đối với các nhiếp ảnh gia đường phố vì họ dành phần lớn thời gian trên ôtô hơn là đi bộ. Lái xe khắp miền nam California có thể làm mới tầm nhìn của bạn. Trong một ngày ở Long Beach, bức tường xanh xanh này đập vào mắt nhiếp ảnh gia. Màu sắc đậm nét của cửa hàng âm nhạc đã nhắc nhở tác giả cách chọn màu sơn đơn giản có thể biến đổi không gian công cộng.
59% người Việt muốn đi du lịch bền vững hơn Trong tương lai, khách Việt có xu hướng không du lịch theo số đông, giảm rác và tái chế nhựa, góp phần xây dựng cộng đồng địa phương. Theo khảo sát, 59% du khách Việt Nam bắt đầu tìm kiếm những cách du lịch bền vững hơn để giảm tác động lên môi trường và cộng đồng địa phương. Cụ thể, những người...