Đầu bếp Bobby Chinn nhớ mãi lần đầu ăn Tết Việt
Sau 17 năm sống ở Việt Nam, đầu bếp nổi tiếng người Mỹ Bobby Chinn vẫn nhớ như in cái Tết đầu tiên của anh ở đây, khi anh bắt đầu tìm thấy tình yêu và niềm gắn bó với Việt Nam.
Đầu bếp nổi tiếng Bobby Chinn tại nhà hàng của anh ở TP HCM.
Năm 1994, một năm trước khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, Bobby Chinn cùng gia đình đến Việt Nam, cũng đúng vào dịp Tết. Anh chia sẻ với VnExpress về kỷ niệm này.
Bobby Chinn, sinh năm 1964, là ngôi sao đầu bếp với nhiều chương trình truyền hình thực tế về ẩm thực ăn khách như World Café Asia và World Café Middle East phát sóng trên kênh TLC và Bobby Chinn Cooks Asia trên kênh Discovery.
Anh từng có show truyền hình kể về việc mở nhà hàng ở Việt Nam trên kênh TLC mang tên Restaurant Bobby Chinn trong năm 2012. Anh có hai nhà hàng ở Việt Nam, tại Hà Nội và TP HCM.
“Tết đầu tiên ở Việt Nam có lẽ là cái Tết đáng nhớ nhất đối với tôi, vì đó cũng là lần đầu tiên tôi tới đây, năm 1994. Đối với tôi, đó là một thời khắc nhiều cảm hứng trong cuộc đời và tôi đang đi tìm kiếm những cơ hội”, Chinn nói.
Video đang HOT
“Khi đó, thành thật mà nói tôi không tưởng tượng nổi là cuối cùng tôi sẽ chuyển đến sống ở Việt Nam, vì tôi không hiểu nhiều về đất nước các bạn, ngoại trừ chuyện Việt Nam đã trải qua nhiều năm chiến tranh. Tôi cũng không biết nhiều về cuộc chiến vì lúc đó tôi vẫn chỉ là một đứa bé.
Gia đình tôi thuê một chiếc ô tô và cả nhà cứ đi dọc đất nước mà không biết mình đang đi về đâu. Con đường trải rộng trước mắt và chúng tôi cứ nghĩ mình sẽ thư giãn ở một bãi biển, nhưng thế nào mà người tài xế lại quyết định khác và chở chúng tôi đến Đà Lạt.
Khi cả nhà tôi leo lên những quả đồi, tôi mải mê đọc về lịch sử đầy hào hùng của Việt Nam, về hai chị em Bà Trưng, về Tướng Giáp, về Hồ Chí Minh. Thời tiết trên những quả đồi ở Đà Lạt mát dịu, những con đường vắng bóng người. Tôi được biết về trận đánh Tết Mậu Thân năm 1968, và đi xuyên Việt vào đúng dịp Tết khiến tấm lòng và con mắt nhìn đời của tôi cũng mở rộng hơn”, đầu bếp Mỹ nổi tiếng chậm rãi nhớ lại cái Tết gần 20 năm trước.
Chinn kể rằng vào những ngôi làng, nhà nào cũng treo cờ Việt Nam. “Tôi còn nhớ mình tới một trung tâm thành phố có một tấm áp phích khá lớn in hình những binh lính Mỹ giơ tay đầu hàng, và đằng sau là một chiếc máy bay Mỹ bổ nhào xuống đất”, Chinn nhớ lại. “Dù Tết là thời khắc để dành cho niềm vui, nhưng đối với tôi nó là một tác nhân khiến tôi muốn bước ra và làm nên một sự khác biệt. Đó là lý do vì sao tôi ở đây”.
Chinn chia sẻ ấn tượng của anh về ngày Tết Việt Nam: “Với bóng đá và Tết, người Việt Nam coi trọng hơn hẳn so với ở những quốc gia tôi đã đã đến. Đó thực sự là chuyện trọng đại! Mỗi khi Tết đến tôi luôn gặp phải tình trạng khan hiếm thực phẩm, nhưng tôi cũng thích nhiều món ăn, đặc biệt những món được làm trong tháng hội hè này”.
Chinn không thích việc tích trữ trong ngày Tết, “giá cả tăng, dịch vụ kém đi, trong khi tội phạm tăng, giao thông thì rối loạn để rồi mọi thứ dần ngừng lại và xung quanh vắng lặng”. Nhưng những cái anh ghét ở Tết cũng chính là những cái anh yêu thích.
“Đường phố vắng tanh, thanh bình và tĩnh lặng. Những người xung quanh trở nên khiêm nhường và nhân hậu hơn thường ngày. Tôi thích nhìn cảnh tượng tất cả mọi người đều lấp lánh niềm vui và cảnh các gia đình ba, đôi khi là bốn thế hệ, quây quần bên nhau. Đấy là một cảnh tượng đẹp và đáng quý mà ngày nay bạn không còn thấy nhiều ở những nơi khác”, anh nói.
Mang trong mình nửa dòng máu gốc Hoa, Chinn cũng có nhiều kỷ niệm về Tết âm lịch của người Hoa. Gia đình nội của anh sống ở San Francisco. “Không chỉ khi tôi còn nhỏ, mà suốt cuộc đời tôi, hễ tôi về San Francisco thì gia đình tôi lại có lý do để ăn tiệc mừng. Một lý do nữa là cha tôi và bà tôi sinh nhật cách nhau có một ngày và lại gần dịp Tết. Chúng tôi sẽ đón Tết cùng cả gia đình”, anh nói.
Chinn tin rằng gia đình anh rất cố gắng để lưu giữ truyền thống sum vầy ngày Tết, bởi công việc thường ngày khiến mọi thành viên trở nên xa nhau. Đối với Chinn, Tết là dịp giúp gia đình anh có thời gian bên nhau nhiều hơn bất kỳ dịp lễ nào khác, đôi khi nhẹ nhàng ấm cúng, có khi lại rất hoành tráng.
“Tôi cũng hay được tặng phong bao lì xì với đồng đôla may mắn. Nếu chỉ có ít người, tầm 8-10 người, thì bà tôi sẽ nấu nướng suốt ngày. Đông người hơn, chúng tôi sẽ đi ra ngoài để ăn tiệc lớn theo kiểu người Hoa”, anh kể.
Bobby Chinn có cha là người Hoa và mẹ là người Ai Cập. Anh từng học về kinh tế và tài chính và có thời gian làm việc ở Phố Walls, trước khi phát hiện ra niềm đam mê nấu nướng của mình.
Sau khi thành công với nhà hàng ở Hà Nội, anh được mời làm chương trình World Cafe Asia để giới thiệu các món ăn đường phố của châu Á, khởi đầu cho một chuỗi các chương trình truyền hình thực tế về ẩm thực giúp anh trở nên nổi tiếng ở nhiều nước.
Hai năm qua, ở Việt Nam, phần lớn thời gian anh sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi anh cũng có một nhà hàng sang trọng khác. Chinn nói anh nhớ Hà Nội nhiều và luôn tranh thủ cơ hội để về thăm thành phố này.
Theo VNE
Kỳ nhân nướng mình trên lửa
Dù đã 80 tuổi, nhưng một tu sĩ Ấn Độ không chỉ có khả năng dội liên tiếp 9 vại sữa đang sôi sùng sục lên người, dùng tay không vớt bánh đang chiên trong những chảo ngập dầu, mà còn có thể hơ người trên lửa mà cơ thể vẫn hoàn toàn bình thường, không hề bị tấy đỏ hay bỏng rộp.
Ông cụ đang hơ mình trên lửa cháy rừng rực mà không hề hấn gì
27 lít sữa sôi đổ lên cơ thể mình trần
Hàng năm cứ vào dịp tháng 10, người dân thành phố Varanasi, một trung tâm văn hóa và tôn giáo lớn ở Bắc Ấn Độ lại háo hức chờ đợi màn trình diễn độc nhất vô nhị của một vị tu sĩ 80 tuổi, làm nghề tráng bánh. Lý do ông cụ không tiết lộ danh tính của mình là vì không muốn trở nên nổi tiếng. Với ông, những tiết mục đặc sắc này nhằm đóng góp vào Lễ hội Varanasi hàng năm, thể hiện tấm lòng yêu quê hương đất nước, và sự tôn sùng các vị thần. Lễ hội Navaratri (nghĩa là chín buổi tối; Nava = 9, Ratri = Buổi tối) được ca tụng tán dương với người cầu nguyện và niềm vui tươi trong những ngày đầu của mùa thu và mùa xuân. Thời điểm này là thời gian cho con người ta quay trở lại nơi chính mình với căn nguyên của sự sống. Suốt thời gian này của sự biến đổi, thiên nhiên vạn vật đã lột lớp da cũ kỹ để thay vào chiếc áo mới.
Để chuẩn bị cho nghi lễ này, ban tổ chức sẽ chuẩn bị 9 chiếc vại bằng đất nung (tượng trưng cho 9 nữ thần) có dung tích khoảng 3 lít, đựng đầy sữa. Mỗi vại được trang trí bằng một vòng hoa màu vàng rực (màu vàng trong văn hóa Ấn Độ biểu tượng của sự tôn nghiêm, trang trọng và may mắn). Sau đó, người ta xếp những viên đá tạo thành 9 cái bếp hình tròn, rồi đổ đầy than củi đang cháy vào những bếp đó. Những vại sữa được đặt lên bếp đun cho đến khi sủi bọt sôi sùng sục. Khi những vại sữa vừa sôi, cũng là lúc vị lão tu sĩ hoàn thành xong những nghi lễ cúng tế thiêng liêng trong đền Dugra. Bên ngoài phía trước của đền, quần chúng nhân dân đã đứng chật kín để có thể mục sở thị màn biểu diễn được chờ đợi nhất.
Mình ở trần, đeo tràng hoa vàng ở cổ, người quấn chiếc khăn trắng, ông cụ rảo bước nhanh như một tráng sĩ khỏe mạnh đến gần những bình sữa đang sôi trên bếp được đặt thẳng hàng trước cửa đền. Tay không, ông cụ vục vào một vại sữa đang sôi, té một ít sữa ra để rửa tay cho sạch sẽ như một nghi thức. Không để mọi người phải chờ đợi lâu, nhanh như cắt, ông cụ lần lượt cầm lấy 9 vại sữa nóng cả trăm độ C, giơ lên cao và đổ thẳng từ đầu xuống chân. Màn biểu diễn độc đáo này, ông cụ dễ dàng thực hiện trong vài giây tích tắc. Sữa nóng chảy xuống khắp người ông cụ và bốc khói nghi ngút. Kết quả thật ngạc nhiên là dù đổ sữa đun sôi vào đầu và toàn thân, da ông cụ vẫn không có bất cứ dấu hiệu nào của việc bị bỏng như đỏ rộp hay ngứa rát. 9 vại, mỗi vại chứa khoảng 3 lít sữa, vậy là tổng cộng 27 lít sữa sôi đổ lên cơ thể mình trần của vị tu sĩ 80 tuổi này. Nhưng ông cụ vẫn khỏe mạnh, đi lại, vận động bình thường và thản nhiên như thể vừa mới tắm nước ấm vào mùa đông, nước lạnh vào mùa hè.
"Nướng" toàn thân trên lửa
Rồi như để chứng tỏ cho đông đảo mọi người thấy da của mình còn chịu đựng được nhiệt độ cao hơn thế, vị tu sĩ lại tiếp tục biểu diễn thêm một màn ngoạn mục nữa. Ông cụ đến bên một chảo dầu sôi sủi tăm đang dùng để rán bánh Puris, một loại bánh của Ấn Độ làm từ bột mỳ có hình tròn, rồi vục bàn tay không vào chảo để vớt bánh. Vớt bánh xong, ông cụ cầm những chiếc bánh vẫn còn nóng rát, mang ngay vào đền và để lên khu tượng thờ của các nữ thần. Ông cụ tiếp tục dùng tay không vớt bánh như vậy cho đến khi hết sạch mấy chục chiếc bánh Puris đang rán trong chảo dầu sôi.
Chưa dừng lại đó. Một tay cầm chiếc gậy gỗ làm từ đoạn thân cây, một tay ông cụ chống chiếc gậy sang bên kia đống lửa. Rồi ông cụ từ từ choãi người, dựa vào cây gậy. Đến khi này, toàn cơ thể của ông cụ đã bắc ngang, phần bụng đã chạm sát ngọn lửa đang cháy rừng rực.
Vị tu sĩ 80 tuổi lần lượt dội 9 bình sữa sôi lên người.
Ẩn số
Trước đó, sách kỷ lục Guiness của thế giới cũng công nhận khả năng đặc biệt của một người đàn ông Thái Lan đã dùng tay không nhặt được 20 miếng gà rán khỏi chảo dầu sôi 480 độ C trong một phút. Đầu bếp Kann Trichan (một đầu bếp người Thái) có bí danh "bàn tay siêu đẳng" có thể dùng tay không để rang cơm, rán gà và nhiều việc khác. Sục hai tay không vào chảo dầu sôi, đầu bếp Kann vớt ra các miếng gà rán trước sự sửng sốt của người xem. Bằng cách nào đó, ông Kann lại không bị thương - không bỏng, không phồng rộp.
Trong khi khả năng của vị lão tu sĩ 80 tuổi trên hay anh Kann vẫn là câu hỏi khó với những nhà khoa học, thì rất nhiều người dân Ấn Độ đã tin rằng chính nữ thần ở đền Durga đã hóa thân và mang đến cho con người những khả năng thần kỳ. Theo quan điểm này thì tai nạn bỏng, bị thương tích thực ra là một hiện tượng phụ thuộc hoàn toàn vào tâm lý. Trong những lúc thần kinh rơi vào tình trạng lâng lâng, bị "say", xung quanh cơ thể con người có thể sẽ xuất hiện một trường vật chất đặc biệt. Chưa ai tìm hiểu được các tính chất vật lý của trường này ra sao nhưng nó có tác dụng bảo vệ cơ thể trước sức nóng của ngọn lửa hay dầu sôi. Có thể trường vật chất đặc biệt đã làm cho thời gian trong cơ thể chạy nhanh hơn và vì thế khả năng tỏa nhiệt cao hơn hấp thụ nhiệt nên những phần được trường bao bọc rất "kỵ" nhiệt độ nóng tới mức nung chảy.
Theo ANTD
Kim Jong-un phóng tên lửa để 'giỗ đầu cho cha' Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không muốn phóng tên lửa nhưng cảm thấy đây là hành động cần thiết để tưởng nhớ đến cha mình nhân một năm ông qua đời, cựu đầu bếp của Kim Jong-il tiết lộ. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AP Đầu bếp người Nhật Bản Kenji Fujimoto hôm qua cho biết tại Tokyo...