Dấu ấn vùng cửa ngõ Tây Bắc
Hòa Bình là tỉnh miền núi, là cửa ngõ nối liền khu vực Tây Bắc với đồng bằng Bắc Bộ. Nhắc đến Hòa Bình, không thể không nói đến công trình thủy điện Hòa Bình kỳ vĩ, những suối nước khoáng nóng nổi tiếng ở Kim Bôi, hay những thung lũng hoang sơ đẹp mê đắm lòng người…
Vẻ đẹp, sức cuốn hút của Hòa Bình càng được nhân lên khi đời sống của bà con các dân tộc ngày càng ấm no, đường về các bản vùng cao ngày càng rộng mở. Sự đổi thay đó chỉ có được khi chính quyền và người dân nơi đây cùng chung sức xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
Một góc thành phố Hòa Bình. TTV
Ông Trần Văn Tiệp – Giám đốc Sở NNPTNT chia sẻ: Với sự chung sức, đồng lòng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, toàn tỉnh đã huy động được 9.773 tỷ đồng để đầu tư cho giao thông, trường học, trạm xá, nước sạch vệ sinh môi trường…, giúp diện mạo nông thôn ngày càng thay da đổi thịt. Đến nay, tỉnh Hòa Bình đã có 31 xã đạt chuẩn NTM và hiện không còn xã dưới 5 tiêu chí.
Video đang HOT
Nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh nguyên liệu tập trung được phát triển và nhân rộng như: vùng cam huyện Cao Phong; vùng mía tím huyện Tân Lạc, Cao Phong; vùng gỗ, luồng nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Mai Châu; vùng lạc, đậu ở huyện Lạc Sơn, Yên Thủy; vùng cây dưa hấu ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng cây dược liệu ở Tân Lạc, Lạc Sơn; vùng chè ở huyện Lương Sơn, Mai Châu, Đà Bắc; vùng cá lòng hồ Sông Đà…
Cuộc sống ấm no của người dân Hòa Bình thể hiện đậm nét trên những con đường bê tông nối liền thôn bản, tới những nếp nhà thơm mùi lúa nương. Trẻ em được chăm lo học hành; văn hóa bản làng được bảo tồn và phát triển theo hướng ngày càng văn minh hơn…
Trên số này, Trang Trại Việt trân trọng giới thiệu tới bạn đọc chuyên đề: “Dấu ấn vùng cửa ngõ Tây Bắc”, với sự hợp tác của Ban chỉ đạo 800 tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh Hòa Bình, Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình.
Theo Danviet
An Giang: Đến năm 2020 có 61 xã đạt chuẩn
Đây là một trong những mục tiêu của Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh An Giang thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020.
Năm 2011, toàn tỉnh chỉ có 2 xã đạt 10 tiêu chí, có 36 xã đạt từ 6 - 9 tiêu chí và 81 xã đạt từ 5 tiêu chí trở xuống. Bình quân đạt 4,8 tiêu chí/xã so năm 2010.
TP Long Xuyên ngày càng phát triển
Đến 2015, có 10,32 tiêu chí/xã, tăng 2,1 lần; hiện không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí, có 13/119 xã đạt 19 tiêu chí (10,92%) và được công nhận xã NTM. Thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn năm 2011 đạt 16,6 triệu đồng thì nay tăng lên 27,56 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn từ 10,5% giảm còn 2,8%.
Theo Chương trình hành động của Đảng bộ tỉnh An Giang, đến năm 2020, toàn tỉnh có 61/119 xã đạt chuẩn NTM (tỷ lệ 51,2%). Bình quân toàn tỉnh đạt ít nhất 15 tiêu chí/xã. Phấn đấu xây dựng huyện Thoại Sơn thành huyện NTM. TP Long Xuyên và Châu Đốc hoàn thành xây dựng NTM và các xã đạt chuẩn NTM được duy trì và nâng chất các tiêu chí.
Để đạt mục tiêu đề ra, Đảng bộ tỉnh An Giang lấy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, củng cố an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn là mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình xây dựng NTM, từ đó đề ra những kế hoạch, giải pháp thật cụ thể để thực hiện.
Thực hiện xây dựng NTM phải đúng với chủ trương, linh hoạt, phù hợp với nguyện vọng của người dân và điều kiện cụ thể của địa phương. Đẩy mạnh các giải pháp huy động các nguồn lực xã hội đóng góp vào quá trình xây dựng NTM. Không huy động quá sức dân và không cào bằng trong huy động.
Đồng thời tái cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, văn minh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao...
Tổng nguồn vốn huy động sau 5 năm của tỉnh đạt khoảng gần 6.000 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp hơn 596 tỷ đồng. Ngoài ra, nhân dân còn đóng góp trên 163.365 ngày công lao động để xây dựng cầu, làm đường giao thông nông thôn, cất nhà tình nghĩa...,hiến trên 767.566 m2 đất ở, đất sản xuất.
Theo Hương Huệ (Nông Nghiệp Việt Nam)
Lúa hè thu ách tắc đầu ra Nhiều tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ thu hoạch rộ lúa hè thu, tuy nhiên do mưa lớn trong những ngày qua làm cho hàng ngàn diện tích lúa bị đổ ngã. Theo đó, chất lượng gạo giảm, giá lúa sụt mạnh, đầu ra ách tắc khiến nhà nông điêu đứng. Giá lúa tuột dốc Theo nhiều nông...