Dấu ấn trong sự nghiệp của Chánh Tín – lãng tử bậc nhất làng phim Việt
Cùng nhìn lại sự nghiệp điện ảnh của người nghệ sĩ lãng tử bậc nhất làng phim Việt một thời – Chánh Tín.
Nhắc đến Chánh Tín, khán giả thường nhớ đến gương mặt đặc biệt lãng tử cùng những vai diễn kinh điển của ông. Dù ở thời điểm hiện tại, người nghệ sĩ ngoài 60 đang lâm vào cảnh khó khăn vì nợ nần và bệnh tật, vẻ ngoài không còn phong độ như xưa thì sự nghiệp điện ảnh của ông vẫn khiến nhiều fan yêu điện ảnh Việt ngưỡng mộ. Cùng điểm lại những bộ phim làm nên tên tuổi của Chánh Tín:
Ván Bài Lật Ngửa không phải là bộ phim đầu tay của Chánh Tín nhưng lại giúp Chánh Tín trở thành thần tượng trong mắt biết bao thiếu nữ những năm 1980. Đây cũng là bệ phóng giúp cái tên Chánh Tínphổ biến và được công chúng yêu mến.
Trong Ván Bài Lật Ngửa, Chánh Tín vào vai điệp viên Thành Luân có vẻ ngoài điển trai và lịch lãm. Diễn xuất của Chánh Tín được đánh giá là chân thật và có gì đó khác người. Không quá để nói rằng, nhờ có ông mà bộ phim thành công vang dội (Giải đặc biệt LHP Việt Nam lần thứ 6 năm 1983, Giải Bông sen bạc LHP Việt Nam lần thứ 7 năm 1985, Giải nam diễn viên chính xuất sắc LHP Việt Nam lần thứ 8), đồng thời cũng đem đến cho Chánh Tín danh vọng và hào quang. Chánh Tín gắn với Ván Bài Lật Ngửa đến mức mà sau này, chỉ cần nhắc đến phim, người ta nhớ đến ngay điệp viên Nguyễn Thành Luân.
Ngôi Nhà Oan Khốc và Chiếc Mặt Nạ Da Người
10 năm sau khi tên tuổi được phủ sóng nhờ Ván Bài Lật Ngửa, Chánh Tín bắt tay vào sản xuất dòng phim kinh dị. Cần phải nhớ rằng ở thập niên 90, thể loại kinh dị thực sự là một thách thức với điện ảnh Việt. Khi đó, Chánh Tín vừa viết kịch bản vừa kiêm luôn diễn viên.
Ngôi Nhà Oan Khốc đem về cho Chánh Tín doanh thu siêu khủng vào thời điểm bấy giờ: 1 tỷ đồng. Bộ phim kinh dị xoay quanh cuộc sống của ông tỷ phú và cô vợ mới cưới trong ngôi nhà bị ma ám ở Đà Lạt hấp dẫn nhiều khán giả. Được đà từ Ngôi Nhà Oan Khốc, Chánh Tín đầu tư làm tiếp Chiếc Mặt Nạ Da Người, Xác chết Trên Cao Nguyên…
Tận đến những năm 2000, Chánh Tín vẫn tiếp tục làm thể loại này với Ngôi Nhà Bí Ẩn (có sự tham gia của Ngô Thanh Vân) và Suối Oan Hồn. Hai bộ phim này được làm theo kiểu khá “thủ công”, không có bàn tay của chuyên gia kỹ xảo nước ngoài, không có hiệu ứng đặc biệt nhưng được người xem yêu thích.
Video đang HOT
Sau Ván Bài Lật Ngửa, Dòng Máu Anh Hùng là bộ phim thứ hai giúp tên tuổi Chánh Tín một lần nữa “đóng đinh” vào tâm trínhững người yêu điện ảnh Việt Nam. Chánh Tín dốc nhiều tiền bạc và công sức để đầu tư cho phim. Thành công về mặt thương hiệu cũng như nghệ thuật của Dòng Máu Anh Hùng là không phải bàn cãi nhưng cũng chính tác phẩm này khiến Chánh Tín lâm vào cảnh nợ nần như hiện tại.
Với Dòng Máu Anh Hùng, Chánh Tín đóng vai trò Giám đốc tham gia sản xuất đồng thời đóng một vai nhỏ – cha của Cường (Johnny Trí Nguyễn). Nhờ sự đầu tư “khủng” và dàn viễn viên giỏi, không ngoa khi nói Dòng Máu Anh Hùng là bộ phim võ thuật Việt Nam hay nhất từ trước đến giờ. Đó có lẽ là lần đầu tiên khán giả Việt được mãn nhãn trước những pha hành động, múa võ nhanh, đẹp như thế trong một bộ phim Việt.
Tuy nhiên, doanh thu của phim không thể bù lại cho số tiền đầu tư (hơn 1 triệu USD tương đương hơn 21 tỷ đồng) do bị vi phạm bản quyền quá nhiều ở nước ngoài. Quả thật rất chua chát và cay đắng cho Chánh Tín khi Dòng Máu Anh Hùng – bộ phim thành công nhất mà ông tham gia sản xuất lại chính là nguyên nhân khiến gia đình ông bại sản.
Ngoài các bộ phim kể trên, Chánh Tín còn tham gia rất nhiều tác phẩm nổi bật khác như Bến Sông Trăng, Tóc Ngắn, Phát Tài… Dù đang ngập trong nợ nần, nhưng những vai diễn của ông vẫn sẽ còn mãi trong trái tim khán giả. Cùng cầu chúc cho nghệ sĩ Chánh Tín vượt qua được khó khăn và sớm trở lại với nghệ thuật!
Theo Trithuctre
Những dấu ấn để đời của diễn viên Chánh Tín
Cùng nhìn lại sự nghiệp Nguyễn Chánh Tín trong vai trò một diễn viên tài năng của màn ảnh Việt.
Nhắc đến cái tên NSƯT Nguyễn Chánh Tín, người ta nhớ đến ông với nhiều vai trò như đạo diễn, nhà sản xuất, diễn viên điện ảnh, ca sĩ nổi tiếng, MC truyền hình...
Chánh Tín từng là sản xuất, đạo diễn và làm nên nhiều tác phẩm tên tuổi. Nhắc về Nguyễn Chánh Tín, khán giả nhớ nhiều nhất là vai diễn Nguyễn Thành Luân của ông trong Ván bài lật ngửa. Nhưng bên cạnh tác phẩm đã vang danh này, Nguyễn Chánh Tín cũng góp mặt trong nhiều bộ phim ghi những dấu ấn quan trọng của điện ảnh Việt.
Thành công trước "Ván bài lật ngửa"
Trước khi đến với Ván bài lật ngửa, vào năm 1973, khi Nguyễn Chánh Tín còn đang nổi lên với vai trò ca sĩ, vẻ hào hoa, lãng tử của chàng thanh niên này đã lọt vào mắt xanh của các đạo diễn. Chánh Tín được góp vai trong bộ phim Đời chưa trang điểm của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc mà sau này ông tâm sự là "người mà tôi khâm phục nhất". Nhờ Hoàng Vĩnh Lộc mà Chánh Tín đã có những bước đi đầu tiên với điện ảnh thành công. Đời chưa trang điểm đoạt 7 giải Vàng, với riêng Chánh Tín, năm 1973 là năm thực sự thành công và đáng nhớ của ông với Huy chương Vàng điện ảnh và giải Kim Khánh về âm nhạc do 40 tờ báo hàng đầu Sài Gòn bình chọn.
Vào năm 1974, Nguyễn Chánh Tín đã có vai diễn trong tác phẩm Vĩnh biệt tình hè của hãng phim Đại Á, do Lê Mộng Hoàng làm đạo diễn. Phim kể về một cậu sinh viên nghèo (Nguyễn Chánh Tín), sau giờ học làm nghề chở vịt đi giao mối cho các nhà hàng để giúp mẹ già (nữ nghệ sĩ Bảy Nam). Khi đến giao vịt cho một nhà hàng nằm trên mỏm núi đá nhìn ra biển chàng sinh viên nghèo quen được một tiểu thư con nhà giàu đang tổ chức tiệc sinh nhật (do nữ tài từ kiêm ca sĩ Băng Châu diễn xuất). Băng Châu bị cha là nghệ sĩ Năm Châu và mẹ là nữ nghệ sĩ Túy Hoa hứa hôn cho nam tài tử La Thoại Tân nhưng lại trao trọn trái tim cho chàng sinh viên nghèo Nguyễn Chánh Tín. Họ hẹn nhau trên bãi biển và đoạn kết là cậu sinh viên nghèo đã bị chàng công tử nhà giàu giết chết và ném xác xuống gành đá. Cảnh phim quay ở Vũng Tàu và các suất chiếu đều đầy nghẹt khán giả tuổi teen Sài Gòn cũng như khắp các tỉnh Miền Nam vào thời điểm đó.
Chánh Tín và Băng Châu
Và dấu mốc để đời trong sự nghiệp của Nguyễn Chánh Tín, Ván bài lật ngửa - bộ phim nhựa đen trắng 8 tập về đề tài tình báo sản xuất trong những năm 1982-1987 do đạo diễn Lê Hoàng Hoa chỉ đạo.
Năm 1982, bộ phim được bấm máy và quay xong tập 1. Tuy nhiên, vai nam chính không thành công lắm, vì vậy Trần Bạch Đằng đã chọn một nam diễn viên trẻ là Nguyễn Chánh Tín vào vai chính, vì "diễn xuất của Chánh Tín chân thật, tự nhiên và có một nét gì đó khác người". Sự lựa chọn này hoàn toàn chính xác và đã đem lại sự thành công lớn cho bộ phim (Giải đặc biệt LHP Việt Nam lần thứ 6 năm 1983, Giải Bông sen bạc LHP Việt Nam lần thứ 7 năm 1985, Giải nam diễn viên chính xuất sắc LHP Việt Nam lần thứ 8). Nguyễn Thành Luân trở thành vai diễn để đời của Nguyễn Chánh Tín.
Vai diễn để đời của Chánh Tín - Nguyễn Thành Luân
Vực dậy dòng phim kinh dị Việt
Nguyễn Chánh Tín cũng là một trong số ít người dám mạo hiểm và thử sức với dòng phim kinh dị Việt ở thời kỳ đầu. Năm 1992, 10 năm sau sự ra đời cực kỳ thành công của Ván bài lật ngửa, Chánh Tín tiếp tục bắt tay đạo diễn Lê Hoàng Hoa sản xuất bộ phim Ngôi nhà oan khốc. Trong tác phẩm này, Chánh Tín kiêm cả hai vai trò biên kịch và diễn viên. Lấy bối cảnh tuyệt đẹp và cũng đầy bí ẩn của thành phố Đà Lạt, phim kể về một tỷ phú, sống trong ngôi nhà ma ám. Người ta đồn thổi rằng, đó là người vợ cũ của ông ta đòi mạng. Cho đến khi người vợ mới tên Hương chuyển đến ngôi nhà, những bí ẩn mới bắt đầu hé lộ...
Dù phát hành dưới dạng video, bộ phim vẫn thu về 1 tỷ đồng doanh thu - một con số siêu "khủng" thời điểm bấy giờ. Người ta cho rằng với Ngôi nhà oan khốc, Nguyễn Chánh Tín đã vực dậy dòng phim kinh dị sau hơn 2 thập kỷ bị bỏ quên.
Sau cú đột phá trên, Nguyễn Chánh Tín mạnh tay chi tiền để cho ra đời nhiều phim cùng thể loại như: Xác chết trên cao nguyên, Chiếc mặt nạ da người...
Năm 2000, Chánh Tín trở lại với thể loại phim tâm lý xã hội trong tác phẩm Bến sông trăng dài 13 tập. Ông đóng vai "phiên bản già" của diễn viên Chi Bảo - nhân vật bác sĩ Thẩm. Bác sĩ Thẩm yêu một nữ bệnh nhân xinh đẹp của mình nhưng vì hoàn cảnh nên phải chia tay khi cả 2 đã có một đứa con. Cô con gái lớn lên và tiếp nối những câu chuyện éo le của số phận...
Nguyễn Chánh Tín và Lê Khanh trong "Chiếc mặt nạ da người"
Định mệnh mang tên "Dòng máu anh hùng"
Và nếu như Ván bài lật ngửa là tác phẩm đã đưa tên tuổi Nguyễn Chánh Tín lên đỉnh cao thì tác phẩm định mệnh của cuộc đời ông lại chính là Dòng máu anh hùng - bộ phim do hãng phim Chánh Phương mà ông làm Giám đốc tham gia sản xuất. Nguyễn Chánh Tín cũng góp vai trong phim khi hóa thân thành nhân vật Tham Nguyễn - cha của Cường (Johnny Trí Nguyễn đóng). Thất bại trong quan trường, Tham Nguyễn trở thành một kẻ nghiện ngập, hút thuốc phiện để quên thời cuộc. Tuy nhiên đến cuối cùng của cuộc đời, ông lại thể hiện ra mình vẫn còn là người cha rất thương con, sẵn sàng chết chứ không tiết lộ thông tin về con mình.
Để làm Dòng máu anh hùng, tiêu tốn hết 1,5 triệu USD, riêng bản thân Chánh Tín đã đứng ra bảo lãnh đi vay mượn ngân hàng, số tiền là 8,3 tỉ đồng. Thế nhưng sau khi đưa phim ra nước ngoài công chiếu thì vấp phải vấn đề đánh cắp bản quyền khiến phim thất thu trầm trọng và nợ nần của Chánh Tín càng thêm chồng chất.
Chánh Tín và Johnny Trí Nguyễn
Nếu đã có thời Nguyễn Chánh Tín vực dậy dòng phim kinh dị thì với Dòng máu anh hùng, đó lại là thời điểm mà thể loại phim hành động Việt Nam ghi nhận một dấu mốc để đời. Nhiều thành viên của Hội đồng Duyệt phim quốc gia khi xem Dòng máu anh hùng thời điểm đó đều nhận định, đây là bộ phim võ thuật Việt Nam hay nhất từ trước đến nay. Đây cũng là bộ phim tư nhân có chi phí đầu tư cao nhất lúc bấy giờ và từng gây nên một cơn sốt phim chiếu rạp suốt thời gian dài.
Trên đây chỉ là một vài bộ phim ấn tượng nhất trong số những tác phẩm mà Nguyễn Chánh Tín tham gia với vai trò diễn viên. Nhìn lại cuộc đời làm nghề của Nguyễn Chánh Tín, ông chính là nghệ sĩ tiên phong, dám nghĩ, dám làm, dám thử sức trong rất nhiều lĩnh vực. Không chỉ là một ca sĩ thành công, một diễn viên tài năng, Chánh Tín còn là người có công làm sống dậy làng kịch nói Sài Gòn vào khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước và là một nhà sản xuất mát tay có công "hồi sinh", "mở cửa" nhiều thể loại.
Hiện tại, Chánh Tín đang lâm vào cảnh vừa mang bệnh nặng lại vừa có nguy cơ mất nhà do nợ nần. Trường hợp của ông có người gọi là "anh hùng thất thế", cái giá phải trả cho sự liều lĩnh, dám thách thức, sự bạc bẽo của số phận, hoặc đơn giản hơn chỉ là một sự kém may mắn ở trong đời...
Theo Trí thức trẻ
Chuyện ngược đời của dòng phim kinh dị Việt Hầu hết những bộ phim kinh dị Việt ra rạp thời gian qua đều không đáp ứng được "nhu cầu sợ hãi" của khán giả, thay vào đó lại khiến họ... cười rần rần. Ra đời từ hơn 40 năm trước Được định nghĩa là một thể loại phim với mục đích đưa đến cho khán giả những cảm xúc tiêu cực, gợi...