Dầu ăn toàn cầu tăng giá gây lo ngại lạm phát lương thực
Việc Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy nhiên liệu xanh bằng cách sử dụng dầu ăn đang tiếp tục đẩy giá dầu thực vật vốn đã ở gần mức cao kỷ lục tăng thêm.
Một chiếc máy kéo mini thu gom trái cây dầu cọ tại một đồn điền ở Pulau Carey, Malaysia, ngày 31/1/2020. Ảnh: Reuters .
Chỉ số giá dầu thực vật của Liên hợp quốc đã tăng 70% kể từ tháng 6 năm ngoái lên mức cao nhất trong 9 năm sau khi tình trạng thiếu lao động tại các đồn điền trồng cọ ở châu Á và thời tiết xấu ở các khu vực trồng hướng dương, hạt cải dầu và đậu tương chính làm sản lượng dầu ăn bị ảnh hưởng và cắt giảm tồn kho xuống mức thấp nhất trong 10 năm .
Giá dầu ăn tăng làm chỉ số giá lương thực của Liên hợp quốc tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014, gây nhức nhối cho người tiêu dùng ở các nước đang phát triển và đặt ra thách thức cho các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhu cầu dầu ăn phục hồi mạnh khi người tiêu dùng và các doanh nghiệp tăng tích trữ khi phong tỏa do đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng thắt chặt nguồn cung, cũng như chiến thắng trong cuộc bầu cử của Biden và hứa hẹn ‘Cuộc cách mạng năng lượng sạch’ sẽ kích thích nhu cầu nhiên liệu sinh học.
“Có một yếu tố mới xuất hiện sau cuộc bầu cử của Tổng thống Biden, dự báo nhu cầu cao hơn đối với dầu đậu nành”, nhà phân tích dầu ăn hàng đầu Dorab Mistry cho biết. “Bốn nhà máy lọc dầu đã nói rằng họ sẽ chấm dứt lọc nhiên liệu hóa thạch (và) thay vào đó bắt đầu sản xuất nhiên liệu từ dầu thực vật”.
Video đang HOT
Việc tăng giá mạnh đối với tất cả các loại dầu ăn, vốn rất quan trọng để chế biến thực phẩm và trong khẩu phần ăn hàng ngày của hàng tỷ người, đã và đang làm tổn thương một số người tiêu dùng.
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết trong tuần này là giá dầu cọ ở Myanmar tăng 20% kể từ sau cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2 là một trong nhiều dấu hiệu đáng lo ngại đối với những người dễ bị tổn thương ở đó.
Giá dầu tăng cũng đang kìm hãm nhu cầu ở Ấn Độ, nước mua dầu thực vật hàng đầu trên toàn cầu, và dự kiến sẽ hạn chế nhập khẩu do người tiêu dùng buộc phải cắt giảm bất chấp các động thái mở cửa trở lại nền kinh tế sau phong tỏa do đại dịch Covid-19.
Sandeep Bajoria, Giám đốc điều hành của Sunvin Group, một nhà môi giới dầu thực vật, cho biết: “Chúng tôi đã kỳ vọng nhu cầu phục hồi sau khi đất nước mở cửa, nhưng nhập khẩu dầu ăn của Ấn Độ sẽ vẫn ở mức năm ngoái là 13,2 triệu tấn”.
“Trước đó, nhập khẩu năm 2021 được dự báo là 14 triệu tấn nhưng giá cao hơn ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ”.
Giá dầu cọ Malaysia kỳ hạn, giá chuẩn cho loại dầu ăn được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, gần đây lần đầu tiên đã đạt mức 4.000 ringgit/tấn kể từ năm 2008.
Dầu hạt cải đã tăng khoảng 25% giá trị trong năm nay, trong khi dầu hướng dương Biển Đen tăng gần 30%. Dầu đậu nành đã tăng hơn 27% vào năm 2021.
Mistry, một giám đốc của Godrej International, nói với Reuters: ” Không ai dám nói mối quan hệ giữa thực phẩm và nhiên liệu vì hiện nay tất cả đều vì năng lượng xanh,”.
“Sẽ mất nhiều thời gian và ồn ào từ các nước đang phát triển, trước khi mọi người thực sự cố gắng làm chậm tốc độ sản xuất năng lượng xanh”.
Người tiêu dùng thực phẩm đang cắt giảm tiêu thụ.
Một cơ quan thương mại hàng đầu cho biết vào tuần trước, nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ đã giảm 27% trong tháng 2 so với một năm trước đó xuống mức thấp nhất trong 9 tháng, phản ánh nhu cầu trong nước giảm.
“Những người vận chuyển dầu cọ đóng hộp cho chúng tôi biết là nhu cầu từ châu Phi đã chậm lại,” Mistry nói thêm.
Với dự trữ đậu tương của Mỹ dự kiến giảm xuống dưới 4 triệu tấn trong mùa này so với hơn 14 triệu của năm ngoái, giá dầu đậu nành của Mỹ có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh trong nhiều tháng nữa, Mistry cho biết.
Nhưng sản lượng dầu cọ ở châu Á dự kiến sẽ tăng từ tháng 4 trở đi, điều này sẽ giúp hạ nhiệt thị trường dầu thực vật toàn cầu, ông nói thêm.
Phin Ziebell, nhà kinh tế kinh doanh nông nghiệp tại Ngân hàng Quốc gia Úc ở Melbourne, cho biết thêm, việc thúc đẩy các phương tiện chạy điện sẽ giúp hạn chế việc gia tăng sử dụng dầu ăn cho dầu diesel sinh học.
“Dầu diesel sinh học có nhiều khả năng được sử dụng trong các phương tiện giao thông hạng nặng, chẳng hạn như xe tải và xe lửa, cũng như di chuyển trên trái đất và xây dựng”, ông nói.
Sập vách mỏ than đá ở Ba Lan làm 4 người thương vong
Giới chức địa phương của Ba Lan cho biết đã có 2 người chết và 2 người khác bị thương trong ngày 4/3 khi xảy ra sập vách tầng một mỏ than ở nước này.
Vụ việc xảy ra tại mỏ than đá Myslowice-Wesola thuộc quyền sở hữu của công ty khai thác than lớn nhất châu Âu Polska Grupa Gornicza (PGG) ở miền Nam Ba Lan. Theo báo cáo ban đầu của PGG, 2 thợ mỏ đã mất tích và cuộc giải cứu các thợ mỏ với sự tham gia của hàng chục nhân viên cứu hộ đã được tiến hành trong hàng giờ đồng hồ. Tuy nhiên, thị trưởng địa phương Dariusz Wojtowicz xác nhận việc những thợ mỏ trên đã tử vong và cho biết đã có "một vụ tai nạn bi thảm". Ông viết "2 thợ mỏ đã thiệt mạng và 2 thợ mỏ khác bị thương. Tôi muốn bày tỏ lòng tôn kính đối với những người thợ mỏ, những công việc khó khăn, vất vả và cống hiến của họ".
Ba Lan vẫn phụ thuộc vào than đá với khoảng 80% sản lượng điện được sản xuất từ loại than này và hơn 80.000 việc làm được cung cấp từ các mỏ than đá. Để đáp ứng các mục tiêu về năng lượng xanh của Liên minh châu Au (EU), chính phủ nước này đã thỏa thuận loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch thông qua việc đóng cửa toàn bộ các mỏ than đá vào năm 2049.
Ấn Độ sẽ tập trung đầu tư vào Bắc Cực Ấn Độ đang nghiên cứu khả năng đầu tư lớn vào nhiên liệu hóa thạch và các lĩnh vực năng lượng khác ở vùng Bắc Cực thuộc Nga. Đây là nguồn cung năng lượng toàn cầu mới, bao gồm cả (năng lượng tái tạo) NLTT và năng lượng hóa thạch. Hiện đầu tư của Ấn Độ vào Nga là khoảng 15 tỷ USD,...