Dấu ấn thời trang cuối cùng của ông Tây nặng lòng với văn hoá Việt
BST cuối cùng của NTK Diego Chula được giới thiệu trong Ngày quốc gia Việt Nam thuộc khuôn khổ Triển lãm Thế giới với 192 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự.
Thổ cẩm và những nỗi buồn không tênNgười trẻ và trăn trở thư viện hoa văn thổ cẩm đầu tiên của Việt NamBitis nói gì về việc nhập nhèm nguồn gốc thổ cẩm, dùng vải Trung Quốc trên thiết kế mới?
Trong sự kiện lần này có 3 NTK giới thiệu BST, lấy cảm hứng hoặc sử dụng thổ cẩm làm chất liệu chính cho thiết kế. Trong đó, BST của NTK Diego Chula mang tính ứng dụng, 2 BST còn lại là áo dài và thời trang ấn tượng. Các thiết kế của Chula phần lớn thể hiện nét nữ tính, nhẹ nhàng, nhưng cũng không kém phần độc đáo. Sinh thời, anh cho biết đã dành rất nhiều năm, đi nhiều nơi để tìm hiểu về thổ cẩm của các dân tộc Việt Nam. NTK phát hiện nhiều điều thú vị về văn hoá gắn liền với chất liệu này nên nhiều lần ứng dụng vào các sản phẩm của mình.
Trên nền xanh nhạt, những hoạ tiết ngôi sao phối cùng chất liệu thổ cẩm mang đến vẻ ngoài nổi bật cho người mặc. Phom váy rộng mang đến cảm giác thoải mái, năng động. BST này được NTK Chula lên ý tưởng thực hiện cách đây vài tháng. Khi bước vào giai đoạn cuối cùng, anh bất ngờ qua đời vì đột quỵ. Vợ NTK tiếp tục phát triển ý tưởng BST, hoàn thiện chúng.
Loạt ảnh quảng bá BST được thực hiện tại không gian xanh mướt của vùng núi phía Bắc. Đây cũng là nơi NTK Chula đặt chân đầu tiên khi tìm hiểu về văn hoá, thổ cẩm. Anh từng rất ấn tượng với thổ cẩm của đồng bào HMông, Thái. Sau đó, anh tiếp tục tìm hiểu thêm xuống các địa phương ở miền Trung, miền Nam.
Video đang HOT
Trong BST lần này, Diego Chula sử dụng những gam màu nổi để thể hiện năng lượng tươi vui, đặc biệt khi gần thời điểm đầu năm mới. Lấy sắc cam làm chủ đạo, NTK phối hợp những gam màu nổi khác, có khi tương phản như: xanh lá, đỏ, tím, vàng cam… Mỗi mảng hoạ tiết được sử dụng với kích thước vừa phải, tránh gây cảm giác rối mắt.
Mảng hoạ tiết thổ cẩm được kết hợp khéo léo trên phom váy rộng duyên dáng. BST lần này cũng cho thấy sự phá cách của Diego Chula khi phối cùng quần legging, giày boots. Tổng thể vừa mang nét đẹp nữ tính, nhưng cũng vừa cá tính, mạnh mẽ.
Không chỉ nặng lòng với văn hoá, NTK còn dành sự quan tâm đến người Việt, thông qua việc sử dụng nhân lực là người khuyết tật tham gia khâu sản xuất, nhằm tạo việc làm cho họ.
Trang phục hoà quyện với cảnh vật tạo nên khung ảnh đẹp mắt.
Một thiết kế phảng phất hình ảnh áo dài với phần cổ duyên dáng đặc trưng. NTK cũng ưu tiên sử dụng linen hay các chất liệu dệt thân thiện môi trường. Bề mặt trang phục của Chula thường không bóng bẩy mà luôn cuốn hút giới mộ điệu thời trang bởi vẻ đẹp mộc mạc.
Đỗ Trịnh Hoài Nam mang áo dài nửa tỷ đồng tới Mỹ
NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam sẽ xuất xưởng hàng trăm bộ áo dài ngay trên đất Mỹ để quảng bá hình ảnh áo dài truyền thống của Việt Nam.
Từ việc tham gia 2 tuần lễ thời trang New York Couture Fashion Week 2017 và 2019, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đã có quyến định "Mỹ tiến" để quảng bá tà áo dài của Việt Nam.
Nam NTK cho biết, trong suốt thời gian dịch bệnh xuất hiện, anh bỏ lỡ nhiều Tuần lễ thời trang quốc tế nhưng anh lại dành thời gian nhiều hơn cho việc thiết kế các bộ sưu tập áo dài mới. Việc ứng dụng những công nghệ từ các làng nghề thủ công xưa với các công nghệ tiên tiến cũng được anh nghiên cứu rất nhiều.
Lần đưa áo dài tới Mỹ này, anh quyết tâm đặt cả văn phòng đại diện của mình ở đây. Mục tiêu quang trọng nhằm quảng bá áo dài Việt đến gần hơn với bạn bè thế giới, đặc biệt tại Mỹ nơi có rất nhiều cộng đồng người Việt tại đó.
Anh cho biết, ở thị trường đặc biệt khắt khe này, anh sẽ giới thiệu những chiếc áo dài tỉ mỉ, kỳ công được thực hiện bởi bởi hàng trăm nghệ nhân đến từ các làng nghề, nhà thiết kế làm việc liên tục trong 6-8 tháng. Bởi vậy, giá mỗi chiếc áo sẽ lên tới 575 triệu.
Bên cạnh đó, anh sẽ cho ra mắt dòng áo dài phổ thông giá mềm hơn.
"Một hộp vải 12 quả có giá tới 400.000 đồng tại Nhật từng khiến nhiều người Việt choáng váng hay câu chuyện xoài xuất ngoại giá 1,5 triệu/thùng/12 quả, thì áo dài nửa tỷ đồng trên đất Mỹ chắc cũng không lạ", NTK chia sẻ.
Mục tiêu của NTK là mỗi tháng khoảng 100 bộ áo dài được xuất xưởng tại Mỹ.
Áo chần bông và Hà Nội xưa ơi! Đó chính là cảm hứng chủ đạo trong bộ sưu tập áo dài chần bông mới nhất của nhà thiết kế La Sen Vũ. Hồi ức về Hà Nội xưa Là một nhà thiết kế (NTK) áo dài với cách nhìn và hướng đi mang nhiều nét hiện đại trong các thiết kế của mình, La Sen Vũ chia sẻ về niềm yêu...