Dấu ấn người đảng viên mang áo lính
Thời gian qua, Đồn Biên phòng Phú Tân, BĐBP Tiền Giang đã triển khai có hiệu quả nhiều chương trình, mô hình giúp đỡ, hỗ trợ các hộ nghèo, gia đình chính sách, người già neo đơn trên địa bàn. Sự tận tâm và tinh thần trách nhiệm cũng như tình cảm của cán bộ, chiến sĩ nơi đây đã góp phần giúp nhiều gia đình giảm bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Cán bộ quân y Đồn Biên phòng Phú Tân khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho bà Nguyễn Thị Ba, sinh năm 1941, thuộc diện gia đình chính sách tại xã Phú Tân. Ảnh: Hồ Phúc
Thực hiện Chỉ thị 681 của Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP về việc “Phân công đảng viên đồn Biên phòng phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới”, đến nay, Đồn Biên phòng Phú Tân có 20 đảng viên phụ trách 105 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, gia đình có người từng có tiền án, tiền sự… trên địa bàn 2 xã Phú Tân và Phú Đông, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Hơn 1 năm qua, các đảng viên được phân công phụ trách đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm, đưa ra nhiều giải pháp phù hợp, giúp các gia đình phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự, thực hiện nếp sống văn minh. Đồng thời, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con, vận động các gia đình không nghe những lời kích động, xúi giục của các phần tử xấu.
Từ khi được Thượng úy Lê Nhựt Tâm, Đội phó Đội Đồn Biên phòng Phú Tân, Đồn Biên phòng Phú Tân phụ trách, đến nay, cuộc sống của gia đình anh Trần Sinh Vũ, sinh năm 1976, trú tại ấp Lý Quàn 2, xã Phú Đông đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trước đây, gia đình anh Vũ thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã Phú Đông, bởi hai vợ chồng anh không có nghề nghiệp ổn định, lại không có đất sản xuất. Nhờ sự giúp đỡ, tư vấn của Thượng úy Tâm , vợ chồng anh Vũ đã dùng số tiền dành dụm mấy năm qua và vay mượn thêm để thuê 2 công đất trồng cây sả, mua thêm 2 con bò giống để nuôi. Đến nay, cuộc sống gia đình anh từng bước được ổn định.
Được biết, Thượng úy Lê Nhựt Tâm còn đảm nhận phụ trách, giúp đỡ 6 gia đình nghèo ở 2 xã Phú Tân và Phú Đông. Thời gian qua, hầu như tuần nào anh cũng đến từng gia đình để nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của bà con, từ đó, có hướng hỗ trợ, giúp đỡ.
Thượng úy Tâm chia sẻ: “Một số bà con còn ỷ lại, chưa tự giác sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy, muốn tạo sự chuyển biến thì trước hết phải thay đổi nhận thức, nói cho bà con hiểu, làm để bà con làm theo. Thông qua những buổi gặp gỡ, trò chuyện, mình nắm rõ hoàn cảnh của từng hộ dân, từ việc làm, mức thu nhập, điều kiện sống… để tuyên truyền, vận động bà con mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có thu nhập cao hơn, giúp bà con dần ổn định cuộc sống”.
Cán bộ Đồn Biên phòng Phú Tân tặng quà học sinh nghèo trên địa bàn. Ảnh: Hồ Phúc
Thiếu tá Trần Văn Tiểu, Chính trị viên Đồn Biên phòng Phú Tân cho biết: Đời sống của người dân ở 2 xã biên giới biển Phú Tân và Phú Đông thuộc diện khó khăn nhất của huyện Tân Phú Đông. Trong đó, nhiều gia đình không có đất sản xuất, ngày ngày phải đi làm thuê kiếm sống, nhiều trường hợp tàn tật mất khả năng lao động, người già neo đơn không nơi nương tựa.
Sự quan tâm, giúp đỡ của các đảng viên Đồn Biên phòng Phú Tân đối với các gia đình nghèo đã góp phần thiết thực khích lệ người dân vượt khó, vươn lên lao động sản xuất. Cuộc sống của nhiều gia đình được đảng viên đồn Biên phòng giúp đỡ đã có cuộc sống thay đổi rõ nét. Các hộ đã chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương, không có hộ nào có thành viên vi phạm pháp luật”.
Video đang HOT
Thiếu tá Trần Văn Tiểu cho biết: “Để hỗ trợ, giúp đỡ các hộ dân còn khó khăn trên địa bàn, khoảng hơn 1 năm trở lại đây, đơn vị đã vận động các nhà hảo tâm xây dựng 3 căn nhà cho 3 hộ nghèo trên địa bàn, mỗi căn nhà trị giá 30 triệu đồng, đồng thời trao tặng 450 phần quà (mỗi phần quà trị giá 300 nghìn đồng) cho các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn 2 xã Phú Tân và Phú Đông. Đơn vị cũng đã nhận nuôi 2 em học sinh theo mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng”, vận động 13 em học sinh bỏ học trở lại trường học tập. Đặc biệt, đơn vị phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Phú Tân thực hiện có hiệu quả mô hình “Vận động hỗ trợ người già neo đơn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong khu dân cư”, hỗ trợ 1.980kg gạo và 50 triệu đồng cho 27 hộ dân trên địa bàn…”.
Đề xuất giải pháp giảm độ mặn cho đất nông nghiệp vùng ĐBSCL
Các chuyên gia Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) đã đề xuất 3 nhóm giải pháp giảm độ mặn gồm che phủ mặt đất, bón vôi hoặc thạch cao, kết hợp lên liếp và bón phân hữu cơ.
Vựa cây trái của cả nước đang phải gồng mình gánh chịu hạn hán, xâm nhập mặn. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vốn được coi là vùng sông nước, là vựa cây trái của cả nước nhưng hiện đang phải gồng mình gánh chịu hạn hán, xâm nhập mặn.
Đất có độ mặn 1 phần nghìn, cây cối đã bắt đầu bị ảnh hưởng nhưng tại một số tỉnh trong vùng con số này đã vượt ngưỡng 4 phần nghìn.
Trước thực trạng đó, các chuyên gia Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) đã đề xuất các giải pháp nhằm giảm độ mặn cho đất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Phó Giáo sư Châu Minh Khôi cho biết theo báo cáo của Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) xâm nhập mặn được ghi nhận ở 10/13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tại các cửa sông có độ mặn từ 4 phần nghìn: sông Vàm Cỏ Đông xâm nhập mặn 66km, Vàm Cỏ Tây 115km, cửa Tiểu 37km, cửa Đại 38km, Hàm Luông 56km, Cổ Chiên 21km, sông Hậu 23km, sông Cái Lớn 41km...
Ở mức xâm nhập mặn này, đất canh tác nông nghiệp trong vùng bị ảnh hưởng nặng nề: cây bị cháy lá, bạc màu, chết khô, mất mùa trên diện rộng.
Diện tích cây sầu riêng hơn 5 năm tuổi đang cho thu hoạch khó phục hồi vì bị nhiễm mặn. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Đơn cử, Bến Tre hiện có trên 5.200ha diện tích lúa bị thiệt hại; khoảng 20.000ha cây ăn trái, 72.000ha dừa và hơn 1.000ha cây giống, hoa kiểng có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, tại tỉnh Tiền Giang, nước mặn đã xâm nhập đến cầu Mỹ Thuận, làm ảnh hưởng đến tất cả các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh.
Toàn tỉnh Tiền Giang hiện còn 2.270ha lúa vùng dự án ngọt hóa Gò Công xuống giống sau lịch khuyến cáo thời vụ cũng trong tình trạng thiếu nước ngọt, nguy cơ mất mùa cao.
Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long làm thiệt hại gần 39.000ha diện tích sản xuất lúa; khoảng 95.600 hộ dân đang gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt.
Năm tỉnh trong vùng gồm Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An đã công bố tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn trên địa bàn.
Người dân chủ động đào kênh phủ bạt trữ nước để tưới cho vườn cây trái ở ấp Tân Lang, xã Tân Phú, huyện Châu Thành. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Phó Giáo sư Châu Minh Khôi đề xuất 3 nhóm giải pháp: che phủ mặt đất, bón vôi hoặc thạch cao, kết hợp lên liếp và bón phân hữu cơ. Theo đó, che phủ mặt đất với vật liệu màng polyester hoặc tận dụng tàn dư thực vật (rơm rạ, lục bình, cỏ khô...) sẽ giúp giữ nước bề mặt không bị bốc hơi khi trời nắng nóng, làm gia tăng độ nhiễm mặn của đất, rơm rạ, lục bình, cỏ khô...
Phương pháp bón vôi hoặc thạch cao sẽ giúp cải thiện cấu trúc đất, các phản ứng hóa học sẽ rửa mặn cho đất.
Tăng cường bón phân hữu cơ và kali nhằm làm tăng hàm lượng K trong cây để tỷ lệ K/Na cao, từ đó hạn chế sự thu hút Na (muối trong đất nhiễm mặn) vào cây, hạn chế cây bị ngộ độc do Na .
Bón phân lân để cung cấp lân cho cây, hạn chế sự thu hút các ion Cl- quá nhiều trong cây.
Trên chân đất nhiễm mặn và có phèn thì nên bón loại vôi nung (CaO) để vừa rửa mặn vừa hạ phèn.
Nếu đất bị nhiễm phèn thì không nên bón các loại phân chua như: Super lân, (NH4)2SO4 (phân đạm), phân có chứa Natri và Clo vì sẽ làm cho đất càng chua, tăng độ độc cho cây.
Có thể phun các chế phẩm có chứa các acid amin để tăng tính chống chịu của cây trồng đối với mặn.
Với biện pháp lên liếp hết hợp bón phân hữu cơ, nhà nông nên trồng cây ở hai bên bờ liếp, tưới rãnh và bón phân, thay vì trồng cây giữa liếp, vì đây là nơi tập trung độ mặn trong đất cao nhất, cây sẽ không phát triển được.
Ngoài các biện pháp trên, Tiến sỹ Đặng Duy Minh đề cập đến phương pháp tưới nhỏ giọt rửa mặn cho đất mà vẫn đảm bảo tiết kiệm nguồn nước ngọt. Đây là phương pháp có nguồn gốc từ Israel, với tên gọi "tưới chính xác."
Cây sẽ được tưới nước ngọt liên tục nhưng không dồn dập số lượng lớn như cách tưới thông thường, giúp hạn chế đất bị nhiễm mặn từ nguồn nước bị xâm nhập mặn.
Tuy nhiên, các biện pháp trên phần nào chỉ mang tính cấp bách, tức thời; về lâu dài, cần có các chiến lược nâng cấp hệ thống đê bao chống xâm nhập mặn, các chính sách giảm thiểu tình trạng khai thác quá mức nguồn nước ngầm.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý về nông nghiệp cần định hướng và hỗ trợ nhà nông chuyển đổi giống cây trồng thích ứng được với đất nhiễm mặn.../.
Mâu thuẫn lúc nửa đêm, vợ gây thương tích "của quý" của chồng Nửa đêm, 2 vợ chồng anh T xảy ra cãi vã, bất ngờ, anh T. bị vợ dùng vật sắc bén gây thương tích ở "của quý". Chiều 8/6, Công an huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đang điều tra một vụ người chồng bị vợ gây thương tích ở bộ phận sinh dục, làm người chồng phải nhập viện cấp cứu điều...