Dấu ấn mang tên… Vương Đình Huệ
“Ông ấy có ý chí vươn lên mạnh mẽ và như có quý nhân phù trợ”, người bạn học, bạn nghề kể chuyện về ông Vương Đình Huệ.
Người đồng nghiệp giản dị, thân thiện
Ở góc độ từng là đồng nghiệp, các giảng viên Học viện Tài chính đã đưa ra những nhận định về con người GS.TS Vương Đình Huệ với niềm tự hào và nhiều kỳ vọng.
Giám đốc Học viện Tài chính Ngô Thế Chi luôn coi GS.TS Vương Đình Huệ là người thân thiết hơn cả một đồng nghiệp, cho biết: “Vương Đình Huệ là một con người năng nổ, dám nghĩ dám làm, có sự quyết đoán cao. Hơn nữa, hồi giảng dạy, công tác tại Học viện Tài chính, ông cũng là người giản dị, thân thiện, được nhiều đồng nghiệp và sinh viên yêu quý”.
Tân Trưởng Ban kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ
“Tôi rất ấn tượng với những việc GS.TS Vương Đình Huệ làm được ở Học viện Tài chính trước đây, hay trong vai trò Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông luôn hoàn thành tốt công việc được giao. Ở vị trí mới Trưởng ban Kinh tế Trung ương có khá nhiều thách thức, song tôi tin GS.TS Vương Đình Huệ sẽ làm tốt vai trò của mình. Kinh tế đất nước sẽ có những đổi thay”.
PGS.TS Bùi Thiên Sơn, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính) chia sẻ: “Tôi với GS.TS Huệ không chỉ là đồng nghiệp mà còn là người bạn rất thân thiết. Sau khi đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài, Huệ mới về Học viện Tài chính làm việc. Viện trưởng Viện Tài chính cũ là thầy của Huệ. Ban đầu Huệ làm ở Khoa Kế toán, rồi lên Phó chủ nhiệm Khoa Kế toán, sau đó lên Hiệu phó trường.
Giám đốc Học viện Tài chính Ngô Thế Chi
Trong suốt quá trình công tác, Huệ luôn thân thiện gần gũi, khéo léo với mọi người nhưng cũng rất cương quyết trong công việc. Ông ấy biết phát hiện và sử dụng nhân tài. Ông ấy có ý chí vươn lên mạnh mẽ và như có “quý nhân phù trợ”. Tôi tin với sự quyết đoán cùng năng lực bản thân, GS.TS Vương Đình Huệ tiếp tục tạo nhiều dấu ấn mới trong vai trò Trưởng ban Kinh tế Trung ương”.
Gương sáng cho học trò
Video đang HOT
“Hồi nhỏ, Vương Đình Huệ học giỏi nổi tiếng xứ Nghệ. Nhờ thành tích học tập tốt mà Vương Đình Huệ từng được tỉnh Nghệ An tặng cho cả chiếc xe đạp. Giờ đây ở xứ Nghệ, không ít các thầy cô giáo đã lấy câu chuyện hiếu học và con người biết tôn sư trọng đạo của ông để nêu gương cho bao thế hệ học trò. Tuy giờ đã làm tới chức vụ Bộ trưởng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhưng thỉnh thoảng người ta vẫn thấy ông ghé thăm trường cũ hoặc thăm thầy cô giáo của mình năm xưa”, thầy giáo Hoàng Văn Thái, Hiệu trưởng Trường THPT Nghi Lộc 1, một trong những người bạn học cấp 3 với ông Vương Đình Huệ tâm sự.
Với những gì đã làm, GS.TS Vương Đình Huệ đã trở thành niềm tự hào của hàng nghìn sinh viên các khóa của Học viện Tài chính. Nhiều sinh viên đã bày tỏ niềm tin yêu và nỗ lực noi gương ông.
GS.TS Vương Đình Huệ luôn thân thiện, gần gũi với sinh viên Học viện Tài chính.
Nguyễn Văn Thanh, sinh viên Khoa Kế toán, Học viện Tài chính cho biết: “Dù bận rộn đảm nhiệm chức vụ quan trọng của Nhà nước nhưng thầy Huệ vẫn luôn nhớ tới nơi mình đã từng học tập, công tác. Ngày nhà giáo Việt Nam, thầy Huệ vẫn về trường thăm hỏi sức khỏe thầy cô, động viên sinh viên cố gắng học tập. Em mãi khắc ghi câu nói của thầy một lần về lại trường: “Không chỉ giảng dạy lý thuyết, chúng ta cần “đắm” mình cả trong thực tiễn đổi mới của đất nước. Cần nhìn và xem chúng ta đang đứng ở đâu trong lĩnh vực đào tạo của nền giáo dục nước”.
Lần khác thầy bày tỏ: “Tôn sư trọng đạo là truyền thống, đạo lý của dân tộc. Lúc này, tình cảm của tôi đang rất lẫn lộn, có thể nói là ba trong một, vừa là học trò, vừa là nhà giáo nay lại trên cương vị Bộ trưởng Tài chính, lãnh đạo ngành. Được gặp lại trường ta, bạn mình, nhìn thấy cảnh cũ người xưa, gặp bạn bè thân hữu nguyên như ngày nào, tôi xúc động và rất hạnh phúc”. Đó là sự thể hiện những tình cảm sâu sắc của thầy Huệ với Học viện Tài chính, sự thân thiện của thầy khiến chúng em cũng rất xúc động”.
“Em luôn tự hào vì đã được học thầy Huệ, giờ em đã ra trường, có việc làm nhưng vẫn làm theo lời thầy răn dạy: “Sinh viên tài chính có thể giỏi về kiến thức tài chính nhưng cũng cần cập nhật hơn nữa kiến thức xã hội, ngoại ngữ, tin học. Có như vậy, chúng ta mới tự tin đi ra với thế giới bên ngoài”, cựu sinh viên Học Viện Tài Chính, Trần Đình Chung chia sẻ.
Nguyễn Văn Thanh, sinh viên Khoa Kế toán, Học viện Tài chính không giấu được vẻ tự hào: “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Hụê và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đều là cựu sinh viên của trường. Thầy Huệ cũng là người đầu tiên viết cuốn sách về kiểm toán, giờ đang là sách giảng ở trường. Chúng em rất tự hào và noi gương các thế hệ đi trước”.
Dấu ấn mang tên… Vương Đình Huệ
Trong suốt quá trình đảm nhiệm công tác ở vị trí Bộ trưởng Bộ Tài chính, GS.TS Vương Đình Huệ đã tạo được nhiều dấu ấn bởi hai chữ “Vì dân” của ông.
Cụ thể, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã từng khẳng định như đinh đóng cột sẽ “chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định giảm giá xăng dầu” trong khi các doanh nghiệp ra rả kêu lỗ. Ông từng phát ngôn “Doanh nghiệp đừng có dọa Nhà nước” trong hội thảo “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay” tổ chức ngày 20/9/2011. Trong đó, Bộ trưởng Vương Đình Huệ khẳng định: “Bộ Tài chính không bỏ qua doanh nghiệp nào cả. Nếu cách điều hành của chúng tôi gây thiệt hại cho doanh nghiệp, chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường. Nếu doanh nghiệp nào thấy lỗ quá không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập Tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được Nhà nước. Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Tài chính, tôi xin tuyên bố sẽ không cho phép doanh nghiệp nào bỏ việc lưu thông xăng dầu, khó khăn nào cũng có thể giải quyết. Chúng tôi làm việc và điều hành có trách nhiệm, không phải vì 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, mà vì cả nền kinh tế và hơn 80 triệu người tiêu dùng xăng dầu trên lãnh thổ này”.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã cho lập đoàn kiểm tra việc tính giá xăng dầu, trích quỹ bình ổn của 4 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối lớn nhất. Cuối tháng 12/2011, Bộ Tài chính đã công bố kết quả kiểm tra giá xăng dầu tại 4 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối lớn và cũng chỉ ra được những bất cập trong quản trị doanh nghiệp, cách tính giá cơ sở, chi hoa hồng quá lớn bất hợp lý trong cơ chế trích nộp, quản lý quỹ bình ổn…
Bộ trưởng Vương Đình Huệ một lần nữa lại tạo dấu ấn trong buổi đăng đàn sáng 31/10/2012 khi cho biết, Chính phủ đã cố gắng “co kéo” các nguồn để dự kiến bố trí được 20.700 tỉ đồng nhằm tăng lương tối thiểu từ 1,05 triệu đồng lên 1,15 triệu đồng. Tuy nhiên, bên hành lang Quốc hội ngay sau đó ông đã chia sẻ: “Cố gắng bố trí tăng thêm 100.000 đồng tiền lương mà còn nhiều ý kiến khác nhau, lo không đủ nguồn. Nói thật, ngân sách như tấm chăn, co chỗ này thì hụt chỗ kia. Tiền chỉ có vậy, muốn nâng lên cũng khó”.
Theo 24h
Người đứng sau ông Vương Đình Huệ
Đằng sau người đàn ông thành đạt luôn có bóng dáng một người phụ nữ. Với Trưởng Ban Kinh tế T.Ư Vương Đình Huệ đó chính là người mẹ yêu quý năm nay đã hơn 90 tuổi.
Mỗi lần về thăm nhà, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư Vương Đình Huệ thường được người mẹ hơn 90 tuổi căn dặn: "Đã làm "đầy tớ" của dân thì phải làm cho hết lòng. Yêu dân thì dân sẽ yêu lại".
Tuổi thơ dữ dội
Chiều đông, xuôi theo hướng biển Cửa Hội, nơi cuối cùng của dòng Lam Giang để tìm về làng quê Xuân Lộc (xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) để được nghe bao câu chuyện quanh người mẹ liệt sỹ- người mẹ tần tảo của Bộ trưởng Tài chính, Trưởng Ban kinh tế trung ương Vương Đình Huệ.
Cách chợ Mai Trang chừng hai trăm mét, khi được hỏi thăm nhà Bộ trưởng ở đâu, một người dân nhiệt tình nói: Nhà Bộ trưởng ở Hà Nội, còn nhà mẹ Bộ trưởng thì xuôi theo con ngõ kia. Lần theo con đường nhỏ của làng quê vùng biển, nhà bà Võ Thị Cầm (mẹ của Bộ trưởng Vương Đình Huệ) nằm khuất sâu trong xóm chài Xuân Lộc. Hay tin Bộ trưởng Vương Đình Huệ vừa được bổ nhiệm thêm chức vụ mới (Trưởng Ban kinh tế Trung ương) bà con Nghi Xuân mừng lắm.
Chưa kịp vào nhà, một người thân trong gia đình bà Cầm đã chạy ra mở cửa mời khách vào nhà và thông báo hôm nay bà Cầm đang bị ốm, không thể ngồi dậy ăn trầu, tiếp chuyện mọi người như mỗi ngày được. Qua tìm hiểu, được biết, làng Xuân Lộc thuộc xã Nghi Xuân (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) là vùng quê lam lũ gắn bó với tuổi thơ dữ dội của ông Vương Đình Huệ. Ngôi làng hiền hòa nằm bên dòng sông Lam giáp vùng biển Cửa Hội. Ngoài hương vị mặn mòi của sông biển thì nơi đây còn là vùng quê nổi tiếng hiếu học. Con em trong vùng lớn lên nhiều người đi xa và đỗ đạt. Bây giờ về Nghi Xuân đường sá khang trang, sạch sẽ, nhà cao tầng mọc lên san sát, nhưng vẫn không phai mờ nét đẹp cổ xưa của một vùng quê biển xứ Nghệ. Anh Phan Văn Nhân, một người con Nghi Xuân tâm sự, lâu nay Bộ trưởng Vương Đình Huệ không những là niềm tự hào của quê hương mà còn là thần tượng và là tấm gương sáng học tập cho bao thế hệ trẻ vùng quê này noi theo.
Bà Cầm kể về những năm tháng tuổi thơ vất vả của ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Nguyễn Tiến Dũng.
Được biết, ngày trước (khi 19 tuổi), bà Cầm se tơ kết tóc với ông Vương Đình Sâm (bố của Bộ trưởng Vương Đình Huệ) ở cùng làng chài Xuân Lộc. Hai ông bà sinh được 8 người con. Ngày đó bà Cầm làm Đội trưởng Đội bốc xếp Hồng Lam, rồi chuyển qua làm Ban Chấp hành Phụ nữ xã. Còn ông Vương Đình Sâm làm công an, rồi có thời gian làm bưu chính của xã Nghi Xuân. Trong một trận không kích của không quân Mỹ, ông Sâm bị thương, sau đó lâm bệnh nặng rồi qua đời. Bà Cầm phải tần tảo nuôi 8 người con. Trong số tám người con đó, Bộ trưởng Vương Đình Huệ là con thứ tư trong gia đình.
Bà Cầm kể lại, Bộ trưởng Vương Đình Huệ sinh ngày 11/7/1957. Thưở ấy, nhà bà Cầm cũng như bao gia đình khác vùng biển Cửa Hội đều thiếu đói. Nhiều hôm không có ăn, bà Cầm phải đi nhặt hạt bo bo về nấu cháo cho các con của bà ăn trừ bữa. Có những ngày tháng cơ hàn, bà Cầm còn phải bán con dửt ruột đẻ ra là cậu bé Huệ cho người ta để cứu đói cho cả gia đình, nhưng sau đó bà đã đi chuộc con về.
Theo lời kể của bà Cầm cũng như một số người dân trong vùng, từ nhỏ, cậu bé Huệ đã phải chịu đựng bao vất vả, làm lụng đủ thứ công việc, nào là cào nghêu, bắt cá... để giúp đỡ gia đình. Một số người dân Nghi Lộc nhớ lại, ngày xưa đi học ngoài đói ăn, Vương Đình Huệ còn thiếu mặc đâu phải sướng như thế hệ trẻ bây giờ. Có khi cả năm trời được mỗi một chiếc áo mỏng manh, có hôm đi học về gặp mưa, Vương Đình Huệ phải cởi ra giặt xong đưa vào bếp lửa hong cho khô rồi mặc tiếp. Nhiều hôm đi học về, chưa kịp ăn miếng gì cậu bé đã lao ra biển cào nghêu giúp mẹ bán kiếm tiền nuôi sống gia đình. Thế nhưng, Vương Đình Huệ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ học mà còn học rất gỏi!
Khi chúng tôi có mặt ở làng Xuân Lộc, một số người dân nghe hỏi chuyện về Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã không khỏi tự hào. Một số người bạn cùng thế hệ với Bộ trưởng Vương Đình Huệ thi nhau kể lại, thuở nhỏ, tuy nhà nghèo nhưng Vương Đình Huệ là người thông minh, học giỏi. Mặc dù thời đó người dân ở vùng quê này không coi trọng chuyện học hành như sau này. Tuy nhiên, Vương Đình Huệ lại là người luôn yêu sự học. Mới học vỡ lòng đã biết lấy vỏ con sò, con nghêu để làm phép tính, kẻ ô chữ trên bãi cát để viết chữ của mỗi bài học... Lớn lên một tí thì đã biết chơi cờ tướng không thua kém gì người lớn.
Biết con ham học, mặc dù nhà nghèo nhưng bà Cầm vẫn ngày đêm tần tảo chạy vạy nuôi con và mong lớn lên nên chữ nên người. Nhà không có tiền mua sách, Vương Đình Huệ phải mượn bạn bè. Một số người dân Nghi Xuân kể lại, thuở nhỏ, ngoài học giỏi Toán, Vương Đình Huệ còn học rất giỏi Văn. Một thầy giáo dạy học cấp ba ở Nghi Lộc tâm sự, Vương Đình Huệ là học sinh giỏi toàn diện, không những thế mà anh còn đoạt rất nhiều giải thưởng.
"Yêu dân thì dân yêu lại"
Thầy giáo Hoàng Văn Thái, Hiệu trưởng Trường THPT Nghi Lộc 1- là một trong những người bạn học những năm cấp 3 với Bộ trưởng Vương Đình Huệ tâm sự: Ngày trước, Vương Đình Huệ học giỏi nổi tiếng ở xứ Nghệ. Nhờ thành tích học tập tốt mà Vương Đình Huệ từng được tỉnh Nghệ An tặng cho cả chiếc xe đạp. Giờ đây không chỉ riêng địa bàn huyện Nghi Lộc mà nhiều nơi khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An, không ít các thầy cô, giáo đã lấy câu chuyện hiếu học, học giỏi và con người biết tôn sư trọng đạo của Vương Đình Huệ để nêu gương cho bao thế hệ học trò hôm nay. Được biết, tuy giờ đã là một Bộ trưởng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, nhưng thỉnh thoảng người ta vẫn thấy ông Vương Đình Huệ ghé thăm trường, thăm thầy, cô giáo cũ của mình năm xưa.
Về Nghi Xuân, bao câu chuyện tuổi thơ của Bộ trưởng Vương Đình Huệ được mọi người dân thi nhau kể lại như mới ngày hôm qua. Tuy nhiên, có một câu chuyện vô cùng xúc động đó là vào những năm bảy mươi của thế kỷ trước (khi điều kiện kinh tế còn khó khăn), thấy con ngày đêm miệt mài học bài, đói đến co ruột, bà Cầm có được nhúm gạo nấu cho con bát cháo để ăn lấy sức học bài. Tuy nhiên, Vương Đình Huệ một mực từ chối và nhất quyết nhường cho mẹ ăn vì sợ bà mệt. Thương con, bà Cầm cũng chỉ biết gạt nước mắt. Điều đáng nói, tuy trong đói nghèo, nhưng bà Cầm luôn biết dạy con là phải biết sống thế nào là đạo lý làm người.
Bà Lê Thị Lan, một người dân Nghi Xuân kể lại: Tuy chồng mất sớm vì bom đạn Mỹ, nhưng bà Cầm không quản ngại gian khó và đã một mình tần tảo nuôi con. Tuy cuộc sống đầy cơ cực nhưng bà Cầm không lấy một lời than thân trách phận; mà đã ngày đêm nhường cơm sẻ áo nuôi con để mong nên chữ nên người. Nhờ vậy, trong gia đình bà Cầm tuy bao người con đã thành đạt nhưng những nếp gia phong xưa vẫn luôn còn mãi. Ngoài việc yêu chồng, thương con, xưa nay bà còn sống rất chan hòa với mọi người dân xóm giềng xung quanh. Không ít người tìm về quê hương của Bộ trưởng Vương Đình Huệ để hỏi bà Cầm về bí quyết nuôi, dạy con, bà cười đáp: "Tui có bí quyết chi mô, nhà tui nghèo chữ nên trọng người hay chữ, vắt sức ra mà nuôi con cái, làm răng cho chúng nó thành người mà thôi".
Được biết, mẹ có 8 người con, trong đó có một người đã hy sinh cho Tổ quốc trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước (năm 1973). Đó là anh Vương Đình Ngọc (con trai thứ hai của mẹ). Hy sinh đã lâu nhưng mới đây, đồng đội mới tìm được mộ liệt sỹ Ngọc đưa về quê cho mẹ.
Điều rất đặc biệt, mẹ Cầm thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, truyện Kiều, hát ru, dân ca... Năm nay dù đã ngoài 90 tuổi, nhưng mẹ Cầm vẫn còn ngày ngày đọc sách, xem ti vi và biết đủ mọi chuyện của thời cuộc. Mỗi lần Bộ trưởng Vương Đình Huệ về thăm nhà, bà Cầm thường căn dặn: đã làm "đầy tớ" của dân thì phải làm cho hết lòng. Yêu dân thì dân sẽ yêu lại.
GS-TS Vương Đình Huệ sinh ngày 11/7/1957, là Uỷ viên Trung ương Đảng khoá X và XI, ĐBQH Khóa XIII. Trước khi làm Bộ trưởng Tài chính vào tháng 8, ông đã trải qua các chức vụ là Phó Tổng Kiểm toán, rồi Tổng Kiểm toán Nhà nước. Trước đó, ông là giảng viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội; nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Bratislara, Cộng hòa Slovakia; Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội. GS-TS Vương Đình Huệ vừa được Bộ Chính trị phân công làm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Theo 24h
Bộ trưởng Vương Đình Huệ và sự mất ngủ Bộ Chính trị vừa ban hành quyết định về việc thành lập Ban Kinh tế T.Ư và phân công đồng chí Vương Đình Huệ - Uỷ viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính - giữ chức Trưởng ban Kinh tế T.Ư. Việc bổ nhiệm Bộ trưởng Vương Đình Huệ vào cương vị mới này đã thu hút sự quan tâm của truyền...