Dấu ấn Hillary Clinton ở châu Á

Theo dõi VGT trên

Chính sách xoay trục sang châu Á là thành tựu ngoại giao tiêu biểu của Hillary Clinton thời bà làm ngoại trưởng và chính sách này được kỳ vọng sẽ phát triển hơn nữa nếu bà đắc cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Dấu ấn Hillary Clinton ở châu Á - Hình 1

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Ảnh: nationofchange.com

Ngày 12/4, bà Hillary Clinton chính thức tuyên bố tranh cử tổng thống dự kiến diễn ra vào năm 2016. Theo thông lệ, chính sách ngoại giao không phải là chủ đề quan trọng nhất mà cử tri Mỹ quan tâm trong các kỳ bầu cử tổng thống. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu Pew trước khi Tổng thống Barack Obama phát biểu Thông điệp Liên bang hồi tháng 1, số người cho rằng tổng thống nên nhấn mạnh chính sách đối ngoại hơn chính sách đối nội tăng gấp đôi so với năm 2014.

Giới chuyên gia nhận định rằng, với cương vị ngoại trưởng trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama, bà Hillary đã đóng vai trò tích cực trong việc khôi phục địa vị toàn cầu của Mỹ, vốn bị tổn hại trong hai cuộc chiến tại Afganistan và Iraq.

“Thành tích của bà ấy khác với người khác. Bà Clinton nhận ra rằng tương lai của chúng ta nằm nhiều hơn ở châu Á, chứ không phải châu Âu, từ đó nỗ lực thúc đẩy việc tái cân bằng trong quan hệ ngoại giao”, bình luận viên nổi tiếng Nicholas Kristof viết trên New York Times.

Cùng chung nhận định trên, ông Michael Fullilove, giám đốc Viện nghiên cứu Lowy, Australia, cho rằng qua một nhiệm kỳ ngoại trưởng, bà Hillary là ứng viên có nhiều kinh nghiệm nhất trên lĩnh vực ngoại giao, nhất là về châu Á. “Chiến lược tái cân bằng chính là thành tựu ngoại giao tiêu biểu của Hillary trên cương vị ngoại trưởng”, chuyên gia này bình luận.

Đầu năm 2009, bà Hillary chọn châu Á là điểm đến trong chuyến công du đầu tiên trên cương vị ngoại trưởng. Trong cuộc hội đàm với tổng thư ký ASEAN khi đó là ông Surin Pitsuwan, bà thừa nhận mối quan ngại của các nước Đông Nam Á về những cam kết của Mỹ với khu vực. Ông Pitsuwan cho rằng, chuyến thăm lần đó “thể hiện sự nghiêm túc của Mỹ trong việc kết thúc sự vắng mặt về ngoại giao của nước này tại khu vực”.

Tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN lần thứ 17 tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 7/2010, bà Hillary lần đầu tiên khẳng định việc Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, tiếp cận mở đến những vùng biển chung ở châu Á và sự tôn trọng của các quốc gia ven biển đối với luật biển quốc tế ở Biển Đông.

Đây được cho là nhằm phản ứng với tuyên bố của Trung Quốc về việc đưa Biển Đông vào danh sách các nhóm lợi ích cốt lõi của mình trước đó. Tuyên bố Hà Nội cũng là bước khởi động cho chính sách tái cân bằng về châu Á – Thái Bình Dương của Washington.

Tháng 10/2011, bà Hillary đăng bài bình luận trên tạp chí Foreign Policy với tựa đề “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”. Bài viết nêu rõ ba yếu tố trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ, là tăng cường quan hệ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, xây dựng lòng tin Mỹ – Trung và cam kết mở rộng hợp tác kinh tế, chính trị, an ninh.

Theo đó, Washington cần thực hiện chiến lược với 6 phương châm then chốt là: tăng cường liên minh an ninh song phương, làm sâu sắc hơn quan hệ với các cường quốc mới trỗi dậy, tham gia vào thể chế đa phương của khu vực, mở rộng thương mại và đầu tư, hiện diện quân sự rộng khắp, thúc đẩy các giá trị phương Tây.

Chính sách trên của bà Hillary cũng nhận được sự ủng hộ của các thành viên chủ chốt khác trong chính phủ Obama nhiệm kỳ đó. Khi Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị gửi 2500 binh sĩ thủy quân lục chiến đến Australia, để nhấn mạnh sự coi trọng của Washington với khu vực Đông Nam Á, Lầu Năm Góc đã nhanh chóng hưởng ứng đề xuất trên. “Điều này phù hợp với chiến lược quốc phòng mới mà chúng tôi đang tiến hành khi đó”, cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết.

Video đang HOT

Ông Kim Beazley, đại sứ Australia tại Mỹ, cho rằng những nỗ lực của bà Hillary đã xoay ngược lại thái độ thả nổi của Washington với khu vực Thái Bình Dương kể từ thời Tổng thống Richard Nixon.

Tuy nhiên, chính sách tái cân bằng và phong cách ngoại giao cương quyết của bà Hillary vấp phải sự phản ứng từ phía Trung Quốc. Trong một bài bình luận ngay trước thềm chuyến công du Bắc Kinh của cựu ngoại trưởng Mỹ năm 2012, Xinhua chỉ trích chính sách xoay trục của Washington do bà Hillary chủ đạo là một trong những nguyên nhân chính gây bất ổn trên Biển Đông và Hoa Đông.

Giáo sư Thời Ân Hoằng thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, tuyên bố của bà Hillary tại Hà Nội năm 2010 là nhằm mục đích dùng luật pháp quốc tế để thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. “Hillary xoay mũi nhọn vào Trung Quốc khi bảo vệ lợi ích của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, chuyên gia này nói.

Mặc dù vậy, những phát ngôn và hành động của bà Hillary được đánh giá là đã đặt nền tảng mới cho quan hệ hai nước, đặc biệt trên vấn đề châu Á – Thái Bình Dương. Việc bà kiên quyết yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế, đồng thời tăng cường quan hệ đồng minh giữa Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines, đã thay đổi phương thức lấy Trung Quốc làm trung tâm trong chính sách đối ngoại khu vực của các đời tổng thống Mỹ trước đó.

“Ngoại trưởng Clinton đã thúc đẩy mạnh đối thoại thế kỷ 21 với Trung Quốc, chống lại kiểu ngoại giao bí mật thế kỷ 19 mà Trung Quốc thỉnh thoảng muốn áp dụng”, cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell bình luận.

Giới phân tích cho rằng, bà Hillary rời khỏi vị trí ngoại trưởng năm 2013 và tiếp theo đó là việc từ chức của trợ lý ngoại trưởng phụ trách khu vực Campbell, khiến chiến lược tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương không còn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu với các nhà hoạch định chính sách đối ngoại tại Washington.

“Hệ quả là khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhận được ít sự chú ý hơn của Mỹ trong những năm gần đây”, chuyên gia phân tích Natalie Sambhi thuộc Viện nghiên cứu Chính sách Chiến lược Australia bình luận. “Chúng ta có thể mong đợi bà Clinton sẽ nhanh chóng tham dự vào những thách thức mà khu vực đang phải đối diện, nhằm khôi phục chính sách xoay trục mà bà từng lãnh đạo”.

Tháng 2/2014, Trung tâm vì sự tiến bộ Mỹ của đảng Dân chủ xuất bản báo cáo với tựa đề “Quan hệ Mỹ – Trung: Hướng đến mô hình mới trong các quan hệ giữa các nước lớn”, do một nhóm các học giả nổi tiếng của hai nước đồng khởi thảo.

Theo bình luận viên Zachary Keck của Diplomat, báo cáo trên phần nào hé lộ chính sách với Trung Quốc và châu Á – Thái Bình Dương của bà Hillary nếu đắc cử tổng thống, bởi những người khởi thảo chính là Sandy Berger và Neera Tanden từng là các cố vấn của cả cựu tổng thống Bill Clinton và bà Hillary.

Báo cáo trên cho rằng, Mỹ và Trung Quốc cần hợp tác sâu sắc trên các vấn đề mà lợi ích của hai bên có thể được xác định dễ dàng và thực hiện, đồng thời cũng chỉ ra rằng Bắc Kinh cần chấp nhận một tương lai mà vẫn tiếp tục bị ràng buộc bởi các quy tắc và cộng đồng quốc tế đóng vai trò giám sát cả hai cường quốc.

“Bản báo cáo trên được cho là khác với thái độ của bà Hillary Clinton khi còn là ngoại trưởng, bởi Bắc Kinh cho rằng bà quá chỉ trích Trung Quốc trên các vấn đề như Biển Đông. Tuy nhiên, nội dung cốt lõi trong chính sách của bà vẫn sẽ đặt Trung Quốc và châu Á lên vị trí ưu tiên hàng đầu”, chuyên gia Keck kết luận.

Đức Long

Theo VNE

Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng gì đến châu Á?

Tạp chí chuyên về châu A - Thái Bình Dương The Diplomat, có trụ sở tại Tokyo (Nhật), vừa đăng tải bài xã luận phân tích đường lối ngoại giao đối với khu vực châu A của bà Hillary Clinton, ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ ra tranh cử chức tông thông Mỹ trong năm 2016.

Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng gì đến châu A? - Hình 1

Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ứng viên tông thông Mỹ hàng đầu của đảng Dân chủ - Anh: Reuters

Trong nhiệm kỳ làm ngoại trưởng Mỹ từ năm 2009 đến năm 2013, Hillary Clinton được đánh giá là ngoại trưởng giàu kinh nghiệm nhất trong các chính sách đối ngoại, đặc biệt là ở châu A.

Ông Michael Fullilove, giám đốc điều hành Viện chính sách quốc tế danh tiếng Lowy (Úc), nhận xét: "Chính sách tái cân bằngchính là thành tựu ngoại giao nổi bật của bà Clinton trong thời gian làm ngoại trưởng...".

Trong một bài phân tích lớn đăng trên tạp chí quốc phòng Foreign Policy (My) hồi năm 2011, chính bà Hillary Clinton đã vạch ra chính sách ban đầu được biết đến như chiến lược "xoay trục" về châu A - Thai Binh Dương của Mỹ (sau này được gọi là "chiến lược tái cân bằng").

Trước đó, bà Hillary Clinton cũng đã sử dụng thuật ngữ "xoay trục" và thực tế là cựu ngoại trưởng cùng Tông thông My Barack Obama đã có nhiều chuyến công du châu A - Thai Binh Dương trước đó 2 năm, triển khai cái mà trong năm 2010 bà gọi là chính sách ngoại giao "tiên phong".

"Châu A - Thai Binh Dương đã trở thành nơi lèo lái chủ chốt cho nền chính trị toàn cầu" và "cam kết của Mỹ tại đó cực kỳ quan trọng và cần thiết", bà Clinton viết trong bài phân tích trên Foreign Policy.

Nữ cựu ngoại trưởng Mỹ cũng đã từng phân chiến lược tái cân bằng tại châu A của Mỹ thành 3 thành phần chính: "Chúng ta đang thực hiện chính sách can thiệp mạnh mẽ vào châu A - Thai Binh Dương, chúng ta đang tiến hành xây dựng lòng tin giữa Trung Quôc và Mỹ, và chúng ta cam kết mở rộng hợp tác kinh tế, chính trị và an ninh ở bất kỳ đâu mà ta có thể".

Bà Hillary Clinton nhận định Mỹ và Trung Quốc "là 2 quốc gia phức tạp và có lịch sử rất khác biệt, với hệ thống chính trị và tầm nhìn khác nhau sâu đậm" và trong khi điều này không nhất thiết gây cản trở cho hợp tác giữa 2 nước, sự hợp tác của 2 bên cũng không cần thiết phải cản trở sự cạnh tranh giữa 2 quốc gia.

Mặc dù có một số lượng đáng kể người Mỹ dường như chẳng biết gì về các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quôc và các nước láng giềng (một cuộc khảo sát tiến hành hồi tháng 4 của Trung tâm Nghiên cứu Pew (My) cho thấy 39% người Mỹ được hỏi hoàn toàn không biết gì về những tranh chấp này), bà Clinton hiểu rất rõ về chúng, cũng như về những xung đột khác tại châu A, theo The Diplomat.

Đây cũng là mảng để cho thành phần thứ nhất và thứ 3 trong "chính sách tái cân bằng" mà bà đã vạch ra lúc đầu phát huy tác dụng, đó là can thiệp sâu vào trong khu vực và tăng cường hợp tác để giải quyết các thách thức mang tính toàn cầu về kinh tế, chính trị và an ninh, The Diplomat bình luận.

Trong phát biểu hồi năm 2010, được đưa ra sau cuộc gặp với các bộ trưởng ASEAN, bà Hillary Clinton đã thể hiện quan điểm của Mỹ về các vấn đề tại biển Đông khi tuyên bố "Mỹ, cũng giống như mọi quốc gia khác, có quyền lợi về tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế tại biển Đông".

"Mỹ ủng hộ đường lối hợp tác ngoại giao để giải quyết các tranh chấp chủ quyền không bằng dọa nạt của tất cả các bên liên quan. Chúng tôi phản đối việc đe dọa bằng vũ lực. Mặc dù Mỹ không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, nhưng chúng tôi cho rằng các bên liên quan nên theo đuổi các tuyên bố chủ quyền của mình và tôn trọng các quyền hàng hải đi kèm theo Công ước biển của Liên Hiệp Quôc", bà nói thêm.

Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng gì đến châu A? - Hình 2

Bà Hillary Clinton ký kết một thỏa thuận hợp tác với các ngoại trưởng khối ASEAN tại một sự kiện ở Hà Nội hồi tháng 7.2010 - Anh: Reuters

Hồi đầu năm 2009, bà Clinton đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong vai trò là ngoại trưởng Mỹ. Trong chuyến công du này, bà đã gặp gỡ Tổng thư ký ASEAN thời bấy giờ là tiến sĩ Surin Pitsuwan, người đánh giá chuyến thăm của bà "cho thấy chinh quyên Mỹ thực sự muốn chấm dứt sự vắng mặt về ngoại giao của mình trong khu vực".

Còn trong bài phát biểu nhân chuyến thăm châu A, bà Hillary Clinton thừa nhận có biết về sự hoài nghi của các nước trong khu vực đối với cam kết của Mỹ.

"Chúng tôi đã lắng nghe tâm tư của bạn bè ASEAN. Họ bày tỏ quan ngại rằng Mỹ đã không có hoàn toàn can thiệp vào khu vực tại thời điểm mà chúng tôi nên mở rộng các quan hệ đối tác để giải quyết các thách thức, từ an ninh khu vực đến khủng hoảng kinh tế, thay đổi khí hậu và nhân quyền", nữ ngoại trưởng Mỹ khi đó tuyên bố.

The Diplomat bình luận rằng các đối tác của Mỹ trong khu vực châu A - Thai Binh Dương vẫn đang hoài nghi về các cam kết của cường quốc này, còn Trung Quôc vẫn tiếp tục cho rằng chiến lược "tái cân bằng" chẳng qua là để kiềm chế họ.

Vị tông thông Mỹ được bầu ra sắp tới sẽ phải quyết định nên làm gì với chính sách "tái cân bằng", đang bị đánh giá là "dang dở giữa chừng" trong bối cảnh Mỹ đang bận rộn đối phó với tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), đàm phán hạt nhân Iran và cuộc khủng hoảng tại Ukraine, The Diplomat nhận định.

"Vấn đề gây tranh cãi không phải là việc châu Á đang trở thành khu vực quan trọng, mà là tổng thống mới của Mỹ nên có chính sách gì với việc đó", The Diplomat bình luận.

"Liệu bà Hillary Clinton có tiếp tục theo đuổi chiến lược tái cân bằng hay không là một câu hỏi đáng được đặt ra trong lúc bà đang chạy đua vào Nhà Trắng", The Diplomat kết luận.

Hoàng Uy

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí giảm căng thẳng vì lợi ích quốc gia
04:52:35 17/11/2024

Tin đang nóng

Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Ông trùm Diddy làm loạn trong tù
21:15:59 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe
23:40:41 17/11/2024
Hình ảnh gây tiếc nuối của Kỳ Duyên sau khi trượt Top 12 Miss Universe
19:52:11 17/11/2024

Tin mới nhất

APEC 2024: Chủ tịch Trung Quốc nêu loạt đề xuất nhằm thúc đẩy châu Á - Thái Bình Dương phát triển

05:46:02 18/11/2024
Cùng ngày, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc rất coi trọng hợp tác châu Á - Thái Bình và nước này sẽ đăng cai Hội nghị cấp cao APEC năm 2026.

Australia: Cháy rừng hoành hành tại bang Victoria, hàng trăm người sơ tán

05:43:24 18/11/2024
Ủy viên quản lý tình trạng khẩn cấp của bang Victoria, Rick Nugent cho biết hai vụ cháy đã thiêu rụi hơn 1.900 ha, gây thiệt hại về vật nuôi và nông nghiệp. Nhà chức trách đang tiếp tục đánh giá mức độ thiệt hại.

Tiếp tục leo thang các vụ tấn công lẫn nhau giữa Israel - Hezbollah

05:41:22 18/11/2024
Trong khi đó, quân đội Israel báo cáo về một trận mưa tên lửa dữ dội vào thành phố Haifa và cho biết một giáo đường Do Thái đã bị tấn công, khiến hai thường dân bị thương.

Triều Tiên cảnh báo Hàn Quốc sẽ phải trả giá đắt vì rải truyền đơn

05:38:47 18/11/2024
Triều Tiên đã nhiều lần phản ứng giận dữ khi các nhà hoạt động Hàn Quốc thả bóng bay mang theo các tờ rơi tuyên truyền chống Bình Nhưỡng và hàng tiêu dùng Hàn Quốc qua biên giới.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế

05:33:58 18/11/2024
Các quan chức Liên hợp quốc và các đại biểu khác tại Baku hy vọng rằng một thông điệp mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo G20 có thể giúp tạo động lực chính trị cho một thỏa thuận COP29 về tài chính khí hậu.

Trí tuệ nhân tạo: Mỹ, Trung Quốc nhất trí không nên để AI kiểm soát vũ khí hạt nhân

05:31:02 18/11/2024
Mỹ và Trung Quốc lần đầu đàm phán chính thức về vấn đề AI hồi tháng 5 tại Thụy Sĩ, nhưng dường như không đề cập đến quá trình quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân.

Siêu bão Man-yi tấn công Philippines 'có khả năng gây thảm họa'

05:29:12 18/11/2024
Cơ quan núi lửa cũng cảnh báo mưa lớn do Man-yi đổ xuống có thể gây ra dòng trầm tích núi lửa, hay còn gọi là bùn, từ ba ngọn núi lửa, bao gồm cả Taal, phía Nam Manila.

APEC 2024: Hàn Quốc, Nhật Bản cam kết tăng cường hợp tác trong bối cảnh an ninh khu vực bất ổn

05:26:01 18/11/2024
Do đó, cuộc gặp này rất có ý nghĩa khi sự phối hợp chặt chẽ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản hiện quan trọng hơn bao giờ hết trong thời điểm hiện nay.

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ cảnh báo về ý định đảo ngược chính sách hỗ trợ xe điện

05:23:13 18/11/2024
Để làm được việc này, ông Trump cần được Quốc hội thông qua. Vào thời điểm ông quay trở lại vào Nhà Trắng thì lưỡng viện đã trong tầm kiểm soát của đảng Cộng hòa, do đó, nếu thực sự muốn thì ông Trump có thể hoàn toàn thực hiện được.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Iran bình luận về khả năng nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân

20:06:37 17/11/2024
Theo ông, kể từ khi cố Tổng thống Ebrahim Raisi lên nắm quyền, các cuộc đàm phán Iran Mỹ đã được tổ chức thông qua trung gian Oman, nhưng quá trình này đã bị đình chỉ kể từ tháng 5.

Tanzania: 5 người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà ở Dar es Salaam

20:06:14 17/11/2024
Hàng trăm nhân viên cứu hộ tìm kiếm trong đống đổ nát bằng tay không, khoan và búa để cố gắng giải cứu những người sống sót. Máy xúc cũng được điều động tới hiện trường.

Có thể bạn quan tâm

2h sáng vợ đột ngột qua đời, sau khi nói chuyện điện thoại với con gái, tôi căm hận tột cùng

Góc tâm tình

05:43:38 18/11/2024
Tôi thực sự căm hận vợ. Chỉ mong sao con tôi quên đi bóng ma tâm lý và người đàn ông kia để chúng tôi có thể bắt đầu một cuộc sống mới.

Hải Tú lộ diện xinh đẹp hết nấc, visual nàng thơ thăng hạng rõ rệt

Người đẹp

05:35:58 18/11/2024
Hải Tú sinh năm 1997, được khán giả chú ý khi trở thành nữ diễn viên độc quyền thuộc công ty của Sơn Tùng M-TP hồi năm 2020.

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi

Hậu trường phim

23:43:42 17/11/2024
QQ đưa tin Thẩm Nguyệt đang có tác phẩm Thất Tiếu đóng cùng Lâm Nhất phát sóng. Phim là sự kết hợp của hai ngôi sao từng được tung hô là Nam/Nữ thần thanh xuân nhưng lại thất bại thảm hại.

Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, vợ chồng Tuấn Hưng 'hâm nóng tình cảm'

Sao việt

23:39:23 17/11/2024
Diễn viên Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, mặn mà sau sinh con thứ 2. Vợ chồng ca sĩ Tuấn Hưng hâm nóng tình cảm khi cùng ra sân chơi Pickleball.

Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang

Phim châu á

23:28:51 17/11/2024
Doubt là dự án truyền hình hiếm hoi vẫn giữ được phong độ chắc chắc, khiến người xem chìm đắm vào trong từng diễn biến của cốt truyện.

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual được ví với một huyền thoại màn ảnh

Phim việt

23:23:01 17/11/2024
Người xem rất tò mò về nhân tố mới này khi đây là màn ra mắt chính thức đầu tiên của Thừa Tuấn Anh trên sóng giờ vàng VTV.

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.