Dấu ấn của ông Nghiêm Xuân Thành qua 8 năm “chèo lái” Vietcombank
Ông Nghiêm Xuân Thành – Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Vietcombank đã được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2020 – 2025
Trải qua 8 năm dưới thời Chủ tịch Nghiêm Xuân Thành, tính đến cuối quý 1/2021, quy mô tổng tài sản của Vietcombank đạt mức 1,27 triệu tỷ đồng, cao gấp 2,7 lần so với cuối năm 2013.
Ông Nghiêm Xuân Thành – Chủ tịch Vietcombank được điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang. (Ảnh: VCB)
Ông Nghiêm Xuân Thành sinh ngày 2/11/1969, quê quán tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông tốt nghiệp Đại học Ngân hàng và có bằng Tiến sỹ kinh tế. Ngoài ra, ông có trình độ lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Tính đến nay, ông Nghiêm Xuân Thành có hơn 30 năm công tác trong ngành ngân hàng, trong đó 24 năm ông gắn bó với ngân hàng VietinBank và 8 năm gắn bó với Vietcombank.
Ông Nghiêm Xuân Thành từng có thời gian nhiều năm gắn bó với VietinBank, đảm nhiệm các vị trí cấp cao như: Trưởng phòng Quản lý Rủi ro và Nợ có vấn đề VietinBank, Trưởng phòng Quản lý Nợ có vấn đề VietinBank, Giám đốc VietinBank – Chi nhánh Thanh Xuân, Giám đốc VietinBank – Chi nhánh Đống Đa. Tháng 1/2012, ông Nghiêm Xuân Thành được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc VietinBank.
Tới tháng 6/2012, ông Nghiêm Xuân Thành giữ cương vị Chánh văn phòng NHNN. Đến tháng 7/2013, ông Thành được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Vietcombank. Chỉ một năm sau đó, ông được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT Vietcombank.
Trong thời gian lãnh đạo tại Vietcombank, ông Nghiêm Xuân Thành đã tạo được dấu ấn lớn khi đưa ngân hàng này đạt được những thành tựu ấn tượng, ghi nhận nhiều kỷ lục trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.
Từ năm 2014 đến nay, tổng tài sản của Vietcombank tăng gấp hơn 2 lần, lên hơn 1,3 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng của Vietcombank cuối quý 1/2021 đạt hơn 871 nghìn tỷ đồng. Lượng tiền gửi của khách hàng đạt hơn 1 triệu tỷ, trong đó hơn 300 nghìn tỷ là tiền gửi không kỳ hạn.
Năm 2019, Vietcombank trở thành ngân hàng Việt đầu tiên có lợi nhuận cán mốc 1 tỷ USD, đạt 23.122 tỷ đồng. Cũng trong năm 2019, Vietcombank chính thức ký hợp đồng độc quyền 15 năm phân phối bảo hiểm với tập đoàn bảo hiểm hàng đầu châu Á FWD. Đây được biết là thương vụ Bancassurance có giá trị cao nhất tại thị trường Việt Nam từ trước đến nay, ước tính đạt hơn 1 tỷ USD.
Video đang HOT
Năm 2020, mặc dù có sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19, lợi nhuận riêng lẻ trước thuế của Vietcombank vẫn duy trì ở mức 22.526 tỷ đồng. Song song với tăng trưởng lợi nhuận, chất lượng tài sản của Vietcombank cũng luôn dẫn đầu trong hệ thống khi luôn ở trong nhóm những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank cuối năm 2020 đã đạt 360%, là mức cao nhất toàn ngành, cũng là mức cao hiếm có trên thế giới.
Năm 2021, Vietcombank đặt kế hoạch lãi trước thuế 25.000 tỷ đồng. Năm 2021, Vietcombank là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào top 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes.
Trong những năm qua, Vietcombank là một trong những doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước. Trên thị trường chứng khoán, vốn hóa của Vietcombank hiện đạt hơn 430 nghìn tỷ đồng, là doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa cao nhất thị trường.
Rời cương vị Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ông Nghiêm Xuân Thành sẽ đảm nhiệm chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang từ ngày 3/7/2021.
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đã có thư chia tay gửi ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên Vietcombank, trước khi nhận nhiệm vụ giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang.
Trong thư, ông Nghiêm Xuân Thành nhớ lại thời điểm cách đây tròn 8 năm (tháng 7/2013) khi được điều động từ vị trí Chánh văn phòng NHNN về giữ chức Tổng Giám đốc Vietcombank (và sau đó giữ chức Chủ tịch HĐQT từ tháng 11/2014).
“Thời điểm ấy trong tôi có những tâm trạng giữa niềm vui và nỗi lo đan xen: Vui vì được lãnh đạo ngành tín nhiệm giao trọng trách người điều hành cao nhất ở ngân hàng thương mại nhà nước có uy tín hàng đầu Việt Nam; nhưng lại lo vì áp lực và thách thức không hề nhỏ.
Kỳ vọng của lãnh đạo NHNN đặt vào Vietcombank không chỉ phải đổi mới, tăng tốc phát triển nhanh hơn mà còn phấn đấu trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, trong khi tôi là Tổng Giám đốc Vietcombank đầu tiên không xuất thân từ Vietcombank, chưa có thời gian trải nghiệm, hiểu biết về con người, văn hóa, hoạt động của Vietcombank”, ông Nghiêm Xuân Thành bày tỏ.
Phát biểu nhận nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, ông Nghiêm Xuân Thành khẳng định sẽ nỗ lực hết mình cùng tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ và cả hệ thống chính trị của tỉnh Hậu Giang nêu cao truyền thống đoàn kết, bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; tập trung toàn lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020 – 2025; xây dựng Đảng bộ Hậu Giang trong sạch, vững mạnh.
Vietcombank muốn dùng hơn 10.000 tỷ lợi nhuận để tăng vốn 'khủng'
Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - mã chứng khoán VCB) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2021 tại Ecopark (Hưng Yên).
Đặc biệt năm nay ngân hàng lên kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ lên trên 50.000 tỷ đồng , vượt qua các ngân hàng trong nhóm Big 4, và lớn nhất trong các ngân hàng Việt.
Vietcombank muốn dùng hơn 10 ngàn tỷ lợi nhuận để tăng vốn
Tăng vốn lớn qua trả cổ tức 8% từ 10 ngàn tỷ lợi nhuận đang để lại
Báo cáo tại đại hội, ông Nghiêm Xuân Thành, chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết: Đến cuối năm 2020, ngân hàng đạt tổng tài sản hơn 1,32 triệu tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2019; dư nợ tín dụng hơn 845 nghìn tỷ đồng, tăng 14%: huy động vốn đạt hơn 1,05 triệu tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm trước. Tỷ lệ nợ xấu chỉ 0,62%, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu đạt 380% - cao nhất toàn ngành.
Lợi nhuận trước thuế năm 2020 Vietcombank đạt hơn 23 nghìn tỷ đồng, tương đương năm 2019 và đạt 116,3% kế hoạch cổ đông giao. Quy mô vốn hoá đến cuối năm 2020 đạt 15,7 tỷ USD và đến ngày 22/4 đạt hơn 16,4 tỷ USD - dẫn đầu toàn ngành.
Năm 2021, Vietcombank lên kế hoạch tăng tổng tài sản 5%; dư nợ tín dụng tăng 10,5% và có điều chỉnh theo chỉ đạo của NHNN: huy động vốn phù hợp nhu cầu sử dụng vốn, dự kiến là 7%; lợi nhuận trước thuế ngân hàng hợp nhất tăng 11% trong đó riêng lợi nhuận ngân hàng riêng lẻ là 25.000 tỷ đồng ( có điều chỉnh theo chỉ đạo của NHNN và ý kiến của Bộ Tài chính). Tỷ lệ nợ xấu năm nay vẫn sẽ duy trì mức thấp dưới 1%; tỷ lệ chi trả cổ tức là 8%.
Đặc biệt năm nay ngân hàng lên kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ lên trên 50.000 tỷ đồng. Trong đó, cấu phần thứ nhất là tăng thêm hơn 10.000 tỷ đồng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận để lại của năm 2019 để chi trả cổ tức tỷ lệ 8%, nâng tổng vốn lên hơn 47.325 tỷ đồng. Cấu phần thứ 2 là phát hành riêng lẻ quy mô tương đương 6,5% vốn điều lệ để tăng vốn thêm hơn 3.000 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ lên hơn 50.400 tỷ.
Việc tăng vốn này nếu thực hiện được, Vietcombank sẽ trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong số các ngân hàng Việt, vượt qua cả BIDV và VietinBank. Trên sàn chứng khoán, hiện cổ phiếu VCB vẫn đang giữ mức cao nhất trong cổ phiếu ngân hàng ( xác lập vững mốc trên 104.000 đồng/cp phiên đóng cửa chiều 23/4 )
Giả i ngân mạnh vào BĐS khu công nghiệp, sẵn sàng làm tổ đón chim sẻ
Theo ông Phạm Quang Dũng, Tổng giám đốc Vietcombank, với nền tảng hiện tại, kết quả kinh doanh của Vietcombank sẽ rất khả quan. Về phân phối bảo hiểm qua nhân thọ đạt kết quả, năm ngoái VCB đãđứng thứ 13 trên thị trường về phân phối bảo hiểm nhân thọ, quý 1 vươn lên vị trí thứ 8 với tổng cộng nguồn thu ghi nhận năm nay là hơn 2.800 tỷ đồng.
Về tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của Vietcombank hiện nay, lãnh đạo ngân hàng cho biết hiện là hơn 32,1%, tỷ lệ không cao nhất nhưng con số tuyệt đối là cao nhất trong hệ thống hiện nay.
Trước câu hỏi của cổ đông về trích lập dự phòng rủi ro cao, ngân hàng có định nới lỏng khẩu vị rủi ro không?Tổng giám đốc nhà băng này khẳng định , ngân hàng kiên định quan điểm, thậm chí còn nâng cao khẩu vị rủi ro bằng việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế để phát triển bền vững.Bán lẻ của Vietcombank hiện chiếm 54% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu dưới 0,2%, toàn bộ dư nợ đều có tài sản đảm bảo, thậm chí hơn 100%. Thời gian tới sẽ thúc đẩy hơn nữa mảng bán lẻ.
Dư nợ bất động sản thấp vì kiểm soát chặt
Ông Phạm Quang Dũng cũng cho biết: Dư nợ cho vay BĐS của ngân hàng luôn kiểm soát chặt chẽ, hàng năm đều có định hướng tín dụng, định kỳ nhiều lần trong 1 năm đều rà soát danh mục dư nợ. "Năm 2020 dư nợ cho vay BĐS chỉ 33 nghìn tỷ đồng, nếu tính cả cho vay cá nhân mua nhà để ở là hơn 230 nghìn tỷ đồng. Danh mục cho vay cá nhân mua nhà rất an toàn.", ông Dũng khẳng định.
Trước câu hỏi của cổ đông, năm 2020 quy mô tín dụng tăng 14% cao nhất ngành ngân hàng vì sao lợi nhuận không tăng? Ông Nghiêm Xuân Thành cho hay: Vì năm qua hệ thống Vietcombank thực hiện chỉ đạo của Nhà nước để hỗ trợ khách hàng với 5 đợt giảm lãi suất tổng cộng 3.700 tỷ. Ngân hàng nhận định tình hình kinh tế trong nước và quốc tế khó khăn, có thể khó khăn thêm vài năm nữa, nên đặt nặng vấn đề trích lập dự phòng.
"Năm qua trích lập dự phòng 9.900 tỷ, tăng hơn 50% so với năm trước, đưa tỷ lệ dự phòng lên 380%, là mức cao hiếm có trên thế giới. Lợi nhuận trước dự phòng của ngân hàng vẫn tăng 11%. Hết quý 1 lợi nhuận của Vietcombank đạt hơn 8.000 tỷ, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2020. Với kế hoạch tăng trưởng 11%, năm nay Vietcombank hoàn toàn đạt và vượt mức kế hoạch đề ra", ông Thành nói.
Ông Nghiêm Xuân Thành cũng bổ sung thêm: Viecombank không thay đổi khẩu vị rủi ro, chiến lược phát triển của VCB lấy khách hàng làm trung tâm, tăng trưởng tín dụng quy mô cao nhất , bán lẻ vẫn là trọng tâm ( 50% tổng tổng dư nợ tín dụng). Dư nợ BĐS của ngân hàng không lớn thậm chí đang rất thấp chỉ chiếm 3,9% , nhưng đều có tài sản đảm bảo, cho nên khả năng thu hồi dư nợ BĐS hiện nay là khả thi cao nhất.
Theo chủ tịch Vietcombank, thời gian qua, ngân hàng tập trung vào đầu tư đầu tư BĐS khu công nghiệp, đón sẵn đại bàng chim sẻ về làm tổ và có những chính sách đồng bộ đi cùng như cung cấp dịch vụ ngân hàng, quản lý dòng tiền." Ngoài ra, VCB đã thực hiện cho vay tập trung vào các dự án điện trợ lớn nhất lịch sử tín dụng lên tới 27.000 tỷ đồng với dự án do Tập đoàn điện làm chủ đầu tư. Ngoài ra, Vietcombank cũng tài trợ năng lượng mặt trời, điện gió, hiện các DA năng lượng tái tạo mặt trời....
Đấu thầu thành công 5.600 tỷ đồng tiền tạm nhàn rỗi từ Quỹ vaccine Số tiền tạm thời nhàn rỗi của Quỹ vaccine phòng COVID-19 dự kiến được gửi tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho quỹ trong quá trình chờ đợi mua đủ vaccine. Từ khi thành lập quỹ đến nay, bình quân mỗi ngày, Quỹ vaccine có trên 10.000 lượt tổ chức, cá nhân chuyển khoản....