Dấu ấn 10 năm Lãnh sự danh dự Nam Phi tại TP.HCM
Lãnh sự danh dự Cộng hoà Nam Phi tại TP.HCM Đỗ Thị Kim Liên vừa tổ chức kỷ niệm 10 năm đảm nhận vai trò lãnh sự danh dự nhân dịp kỷ niệm 25 năm Ngày tự do Nam Phi (27/4/1994 – 27/4/2019).
Bà Đỗ Thị Kim Liên phát biểu tại buổi lễ
10 năm hoạt động trong vai trò lãnh sự danh dự, bà Đỗ Thị Kim Liên đã tạo những dấu ấn đậm nét trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Nam Phi. Từ năm 2009 đến nay, Văn phòng lãnh sự danh dự Nam Phi tại TP.HCM đã tư vấn, hỗ trợ hàng trăm ngàn lượt công dân Việt Nam xin visa đi Nam Phi, hỗ trợ các công dân Nam Phi đang sinh sống tại Việt Nam thực hiện các thủ tục hành chính cùng các hoạt động kết nối khác để làm quen, hoà nhập với cuộc sống tại Việt Nam nhanh chóng và hiệu quả.
Bên cạnh đó, VPLS đã tổ chức hàng trăm hội thảo xúc tiến kinh tế, thương mại, du lịch; đón tiếp hàng chục phái đoàn, doanh nghiệp Nam Phi đến thăm, tìm hiểu thị trường Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu thị trường Nam Phi. Những hoạt động đó đã góp phần đưa tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Nam Phi tăng hơn 5 lần, từ 189 triệu USD cuối năm 2007 lên 1,1 tỷ USD cuối 2018, hướng tới mục tiêu 2 tỷ USD trong 5 năm tới.
Cũng trong 10 năm hoạt động, bà Đỗ Thị Kim Liên và VPLS đã tổ chức hơn 100 đợt hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ các cá nhân, trường học với tổng kinh phí lên đến hàng trăm tỷ đồng, nổi bật trong số đó là các chương trình Nhà sạch đón Tết (liên tục từ năm 2014), Ngày Nelson Mandela, Tiếp sức đến trường, Xuân nơi Đảo xa…
Video đang HOT
Với nhiều hoạt động tích cực trong vai trò Lãnh sự danh dự Nam Phi tại TP.HCM, bà Đỗ Thị Kim Liên đã được Chính phủ Nam Phi gửi thư khen ngợi
Ngài Mpetjane Kgaogelo Lekgoro – Đương kim Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam cho biết: “Với những đóng góp trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Cộng hòa Nam Phi và Việt Nam thông qua việc khởi xướng và tổ chức nhiều chương trình giao lưu, các hoạt động hỗ trợ, kết nối và xúc tiến thương mại giữa hai nước suốt 10 năm qua, Madam Đỗ Thị Kim Liên là đại sứ hình ảnh của đất nước Nam Phi tại Việt Nam và Việt Nam tại Nam Phi”.
Với những đóng góp đó, năm 2018, Chính phủ Nam Phi đã gửi thư khen Lãnh sự danh dự Nam Phi tại TP.HCM Đỗ Thị Kim Liên vì những đóng góp tích cực trong việc quảng bá xây dựng hình ảnh Nam Phi tại Việt Nam.
Theo TGTT
Nam Phi ủng hộ Semenya chống vụ 'soi' giới tính
Chính phủ Nam Phi đã có những nỗ lực chống lưng cho nhà vô địch chạy 800 m Olympic Caster Semenya trước phiên điều trần diễn ra tuần này để chống lại các quy tắc hạn chế mức testosteron đối với các VĐV nữ.
Theo đó, Liên đoàn Điền kinh Quốc tế (IAAF) đề xuất quy tắc buộc các VĐV "hyperandrogenic" (bệnh lý nội tiết tố) hoặc những người có khác biệt về phát triển giới tính (DSD) giảm mức testosteron (hormone nam) xuống dưới mức quy định.
Nhưng nhà vô địch 800 m Olympic Rio và London, ba lần vô địch thế giới Caster Semenya chống lại các quy tắc được cho là bất hợp pháp qua vụ kiện sẽ được trọng tài thể thao (CAS) phân xử tuần này.
Bộ trưởng Thể thao Nam Phi Tokozile Xasa mô tả các quy tắc này là "phân biệt đối xử", đồng thời khơi mào chiến dịch hỗ trợ các VĐV thuộc nhóm "hyperandrogenic".
Phát biểu tại họp báo, bà Xasa nhấn mạnh: "Những quy định này dường như nhắm vào mục tiêu Caster Semenya. Sự đe dọa ở đây không phải là quyền tham gia các giải đấu, mà từ cơ thể phụ nữ, phúc lợi, sự riêng tư, sự an toàn... của họ đang bị nghi ngờ. Đây là sự vi phạm thô thiển đối với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền".
Theo đó, một hashtag có tên #NataturalSuperior đã được chính phủ phát động với nỗ lực tìm được tiếng nói chung trên toàn thế giới.
"Thế giới từng bài trừ chủ nghĩa Apartheid, tội ác chống lại nhân quyền. Chúng tôi một lần nữa kêu gọi thế giới sát cánh chống lại những gì chúng tôi tin là vi phạm nhân quyền thô bạo" - bà Xasa cho biết thêm. Bên cạnh đó, bà còn nhấn mạnh những quy định của IAAF sẽ tước đoạt quyền được thi đấu của các VĐV tương tự Semenya trên toàn thế giới.
Trong tuyên bố của mình, VĐV 28 tuổi Semenya khẳng định: "Chẳng có gì nghi ngờ tôi là một phụ nữ đích thực mà người ta cứ buộc tôi phải là... đàn ông".
Luật sư của Semenya bày tỏ: "Semenya là nữ anh hùng và là nguồn cảm hứng cho nhiều người trên khắp thế giới. Cô yêu cầu mình được tôn trọng và đối xử bình thường như bao VĐV khác. Gen di truyền của cô cần được kế thừa và tôn vinh. Không bị phân biệt đối xử".
Làn sóng phản đối hiện lan đến các VĐV có số phận tương tự Semenya. HCĐ Olympic Rio Francine Niyonsaba (Burundi), Margaret Wambui (Kenya) cũng từng đối mặt với các câu hỏi về mức độ testosteron của họ trong quá khứ.
Thành tích tốt nhất trong sự nghiệp 1 phút 54"25 giúp Semenya đứng vị trí thứ tư trong danh sách VĐV nữ chạy nhanh nhất mọi thời đại. Thông số này đứng thứ hai kỷ lục thế giới 1 phút 53"28 được thiết lập năm 1983 bởi Jarmila Kratochvilova, người đang mất uy tín do những vấn đề liên quan đến doping.
MINH QUANG
Theo PLO