Đâu ai ngờ loài cá mảnh mai này là ’sát thủ’ nguy hiểm bậc nhất với con người
Con cá nhỏ bé, có mỏ nhọn dài, hàm răng sắc nhọn được mệnh danh là sát thủ Thái Bình Dương vì có thể đâm chết người.
Nhìn vào hình dạng mảnh mai và khá yếu ớt của loài cá này, nhiều người không thể tin rằng cá nhái là một trong những loài cá nguy hiểm nhất thế giới đối với con người.
Đã có nhiều trường hợp bị thương và thậm chí tử vong vì loài cá này trong suốt những năm qua.
Cá nhái là một loài ăn thịt, một thành viên của họ Belonidae, có đặc điểm nổi bật nhất là chiếc mỏ dài, hẹp đầy những chiếc răng nhọn như răng cưa. Nhưng đó không phải là những chiếc răng khiến bạn lo lắng vì chúng chỉ dùng để bắt cá nhỏ.
Điều nguy hiểm nhất là sự kết hợp của chiếc mỏ dài cực kỳ nhọn và tốc độ đáng kinh ngạc của cá nhái.
Video đang HOT
Cá nhái thường bơi sát mặt nước và thích nhảy qua chướng ngại vật như thuyền cạn hơn là bơi vòng quanh. Chúng nhảy với tốc độ lên tới 60 km/h và chiếc mỏ dài có thể đâm vào người, chướng ngại vật cản trở gây ra vết thương nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong.
Cái mỏ dài, sắc nhọn là vũ khí tấn công lợi hại của cá nhái
Đối với cư dân trên đảo ở Thái Bình Dương, loài cá này thể hiện sự nguy hiểm còn hơn cả cá mập, chúng thường xuyên xuất hiện ở khu vực rạn san hô.
Cá nhái trở nên hung dữ, có xu hướng bay lên khỏi mặt nước với tốc độ cao là những phản ứng tự nhiên khi đối mặt với các chướng ngại vật cản đường, các kích thích khác nhau như ánh đèn vào ban đêm.
Những người đánh cá và thợ lặn ban đêm ở các khu vực trên Thái Bình Dương đã phải hứng chịu dựng nhiều “cuộc tấn công” từ đàn cá nhái liên tục nhảy về phía nguồn sáng.
Năm ngoái, một cậu bé Indonesia trong chuyến đi đánh cá cùng gia đình bị cá nhái đâm xuyên qua cổ. May mắn cho cậu bé khi được đưa đến bệnh viện kịp thời và được cứu sống. Năm 2018, một con cá nhái đã gây ra cái chết cho một học viên lực lượng đặc biệt của Hải quân Thái Lan.
Nếu bạn đang ở vùng nước mà cá nhái đang bơi lội gần đó, hãy rời khỏi khu vực đó hoặc phải cực kỳ cẩn thận, vì bạn không bao giờ biết khi nào ‘ngọn giáo sống’ có thể nhảy ra khỏi mặt nước và tấn công vào bạn.
'Sát thủ' diệt khủng long đến từ góc ngách tối tăm của hệ mặt trời
Cách đây 66 triệu năm, một tiểu hành tinh lao đến Trái đất và rơi xuống khu vực ngoài khơi bán đảo Yucatán, mang đến hủy diệt và chấm dứt sự thống trị kéo dài 150 triệu năm của loài khủng long.
Mô phỏng vụ tấn công của tiểu hành tinh hủy diệt các loài khủng long SHUTTERSTOCK
Giờ đây, các nhà khoa học cho rằng đã tìm được "hang ổ" của tiểu hành tinh đó, theo Space.com hôm 16.8.
Tiểu hành tinh hủy diệt có đường kính gần 10 km. Kích thước của nó gây nhiều tranh cãi liên quan đến nguồn gốc, vì 10 km được cho quá lớn đối với một tiểu hành tinh nhưng khá nhỏ trong trường hợp sao chổi.
Theo báo cáo mới đăng trên chuyên san Icarus, để chấm dứt sự thống trị của các loài khủng long, tiểu hành tinh này phải thuộc nhóm các tiểu hành nguyên thủy, tối tăm và khổng lồ (GDP).
Đồng tác giả, tiến sĩ William Bottke của Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI, bang Texas của Mỹ), cho hay dựa trên mô hình máy tính, nhóm của ông cho rằng tiểu hành tinh phải đến từ nửa vòng ngoài của vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Đây là khu vực chứa chấp nhiều tiểu hành tinh còn sót lại sau quá trình hình thành hệ mặt trời nhiều tỉ năm trước.
Mô hình cho thấy khu vực trên có thể phóng thích các GDP về hướng Trái đất với tần suất cao gấp 10 lần so với suy nghĩ trước đây. Theo tính toán, cứ mỗi 250 triệu năm, Trái đất có thể hứng chịu một vụ tấn công đến từ các tiểu hành tinh thuộc nhóm này.
Theo tiến sĩ David Nesvorný, một đồng tác giả của báo cáo, phát hiện mới cho phép các nhà thiên văn học hiểu thêm về nhóm những tiểu hành tinh có kích thước đáng nể, từ đó hỗ trợ nỗ lực dự báo nguy cơ tấn công của các tiểu hành tinh trong tương lai và ngăn chặn thảm họa như thời khủng long tái diễn.
Cá sư tử, sát thủ mang vẻ đẹp chết người dưới đáy biển Chỉ lớn bằng một trái bóng nhưng cá sư tử sở hữu nhiều vũ khí nguy hiểm khiến nó dễ dàng đứng gần đỉnh của chuỗi thức ăn dưới rạn san hô.