Đầu 2015, mua bán xe ôtô không sang tên bị phạt tới 4 triệu đồng
Chủ xe ôtô các loại khi mua, được tặng cho, được thừa kế… mà không sang tên đổi chủ sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng với cá nhân, 2-4 triệu đồng với tổ chức.
Đầu năm 2015, mua bán xe ôtô không sang tên có thể bị phạt tới 4 triệu đồng (Ảnh minh họa).
Theo Nghị định 171/2013 thay thế cho Nghị định 71 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, từ ngày 1/1/2015, thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe phát hiện các trường hợp chủ xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân…, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô không sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô-tô, máy kéo, Xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự ôtô.
Video đang HOT
Theo quy định, ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đó cấp giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.
Trước đó, Nghị định 71 áp dụng mức phạt 6-10 triệu đồng với ôtô và 1 triệu đồng với xe máy không sang tên đổi chủ.
Quy định này đã khiến nhiều người lo lắng do đang sử dụng xe không chính chủ, trong đó có những trường hợp không thể tìm được chủ cũ của chiếc xe.
Do đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ GTVT cùng Bộ Công an và Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để thống nhất quan điểm về việc xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định.
Sau đó, đại diện các Bộ đã nhất trí việc bổ sung vào quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện để bảo đảm quyền và nghĩa vụ hợp pháp của chủ sở hữu phương tiện.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Văn phòng Chính phủ đề nghị TAND tối cao xem xét vụ "tham ô "kỳ lạ" tại Hưng Yên"
Liên quan đến những dấu hiệu oan sai trong vụ án tham ô tài sản xẩy ra tại UBND xã An Vỹ (huyện Khoái Châu, Hưng Yên), ngày 8.10, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn gửi Tòa án ND tối cao.
Theo CV số 7878/VPCP-V.I ngày 8.10.2014 của Văn phòng Chính phủ: "Ông Trần Văn Hòa (địa chỉ: Thôn Trung, xã An Vỹ, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) có đơn gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải khiếu nại... phản ánh việc các cơ quan tố tụng huyện Khoái Châu bỏ lọt tội phạm và không làm rõ những mâu thuẫn trong lời khai và buộc ông phạm tội "Tham ô tài sản". Văn phòng Chính phủ chuyển đơn của ông Trần Văn Hòa đến Tòa án ND tối cao để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật và thông báo cho Văn phòng Chính phủ biết kết quả".
Công văn của Văn phòng Chính phủ
Về vụ án "Tham ô tài sản" này, Báo Lao Động đã đăng tải loạt bài điều tra "Vụ tham ô "kỳ lạ" tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên: Người phát hiện trở thành kẻ chủ mưu!" (số 221 ra ngày 22.9.2014); "Kẻ "đồng phạm" được thăng chức và trở thành người đại diện UBND xã trước tòa?!" (số 222 ra ngày 23.9.2014) và "Điều bất thường trong kết luận điều tra?" số 237 ra ngày 10.10.2014), phản ánh những mâu thuẫn trong Kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT CA huyện Khoái Châu, cũng như việc cơ quan tố tụng buộc tội thiếu chứng cứ, có khả năng gây oan sai cho nhiều người.
Theo LDO
Bơm thạch, ướp tôm bằng hoá chất độc hại có thể bị xử hình sự Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa ký ban hành chỉ thị của Thủ tướng về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Hiện tượng tôm bị bơm thạch, các chất phụ gia để tăng trọng lượng xảy ra với rất nhiều hình thức khó kiểm soát. Chỉ...