Dắt xe máy qua chốt cảnh sát giao thông, có bị phạt?
Người vi phạm khi thấy CSGT liền xuống xe rồi dắt bộ qua chốt cảnh sát thì có bị xử phạt?
Ngày 8.8, mạng xã hội Facebook xôn xao về đoạn clip ghi lại hình ảnh một tổ công tác CSGT xử lý người dân vi phạm giao thông. Điều đáng nói theo người đăng tải, người đàn ông bị xử phạt khi đang dắt bộ xe máy chứ không hề tham gia giao thông.
CSGT đã không xử phạt
Sự việc được cho là xảy ra vào ngày 5.8 tại khu vực xã Thúy Liễu, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ. Lúc này lực lượng CSGT huyện Cẩm Khê đang xử lý một người đàn ông điều khiển xe máy.
Tuy nhiên, người dân chứng kiến cùng chủ phương tiện đã quyết liệt giằng co chiếc xe lại. Họ cho rằng CSGT xử phạt khi chủ phương tiện xe không tham gia giao thông là sai quy định. Nhiều người có mặt tại hiện trường cũng bảo vệ người đàn ông, một số cho biết người này không hề tham gia giao thông mà chỉ đỗ ven đường, vào quán ăn sáng.
Ngay khi đăng tải, đoạn clip nhanh chóng thu hút hàng ngàn lượt xem và chia sẻ. Nhiều ý kiến bày tỏ sự băn khoăn trước việc CSGT xử phạt cả người dắt xe.
Lãnh đạo Đội CSGT huyện Cẩm Khê cho biết thông tin trên mạng xã hội là không chính xác. Thực tế là khi đang đi làm nhiệm vụ, đơn vị phát hiện người đàn ông trong đoạn clip đang lưu thông trên đường, không đội mũ bảo hiểm. CSGT yêu cầu người này dừng xe. Tuy nhiên, tài xế không chấp hành mà dựng xe ngay lề đường rồi chạy vào nhà gọi người quen ra để gây áp lực.
Sự việc không có gì lớn nên sau khi nhắc nhở, giải thích cho chủ phương tiện hiểu, CSGT đã không xử phạt.
Video đang HOT
Việc người vi phạm xuống xe, dắt bộ qua chốt là một hình thức chống đối CSGT. Ảnh: T.Phan
Muốn phạt, phải chứng minh được vi phạm
Mặc dù CSGT huyện Cẩm Khê đã phủ nhận việc xử phạt khi dắt xe, tuy nhiên từ câu chuyện này nhiều bạn đọc đặt ra câu hỏi là khi vi phạm giao thông, người dân liền xuống xe dắt bộ để đi qua chốt thì liệu có bị phạt hay không.
Bởi trên thực tế không ít trường hợp sử dụng “chiêu độc” này để qua mặt lực lượng chức năng. Điển hình như việc không đội mũ bảo hiểm, vi phạm nồng độ cồn hoặc đi vào đường ngược chiều… Chỉ cần thấy CSGT từ xa, tài xế lập tức tắt máy, dắt bộ qua khu vực làm việc của cảnh sát, sau đó lại lên xe nổ máy và đi tiếp.
Trả lời vấn đề trên, Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền và phổ biến pháp luật (Cục CSGT, Bộ Công an), cho rằng đây chính là một hình thức chống đối của người vi phạm đối với CSGT.
Trong trường hợp này, CSGT phải chứng minh được tài xế vi phạm khi đang tham gia giao thông (không đội mũ, đi vào đường cấm…). Cách chứng minh có thể bằng camera nghiệp vụ, người làm chứng…
Nếu không chứng minh được tài xế vi phạm thì CSGT không thể xử phạt, bởi họ đang dắt xe chứ không điều khiển xe tham gia giao thông.
Tuy nhiên, nếu dắt xe mà gây cản trở giao thông (ví dụ dắt ra giữa đường chẳng hạn) thì tùy tính chất, mức độ của hành vi CSGT sẽ nhắc nhở, tuyên truyền hoặc có thể xử phạt.
“Ở đây là ý thức của người dân, nếu họ nghiêm túc chấp hành thì không sao nhưng nếu tìm nhiều cách để đối phó, công tác xử lý các hành vi vi phạm của CSGT sẽ gặp nhiều khó khăn” – Thượng tá Nhật thừa nhận.
Mang theo giấy hẹn đổi bằng lái có bị phạt? Nhiều bạn đọc cũng đặt câu hỏi về việc trong thời gian chờ đổi giấy phép lái xe (GPLX), tài xế mang theo giấy hẹn thì có bị phạt vì không có GPLX hay không. Có người đã bị xử phạt trong trường hợp này. Một lãnh đạo Đội Tuyên truyền, Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội cho biết trường hợp trên sẽ không bị xử lý. Khi làm thủ tục đổi GPLX hoặc thi cấp lần đầu (đã thi đậu), Sở GTVT hoặc đơn vị tổ chức thi sẽ cấp cho tài xế một giấy hẹn, thông thường 7-10 ngày. Khi tham gia giao thông, người dân mang theo giấy hẹn này cùng CMND hoặc thẻ căn cước để chứng minh mình là người trong giấy hẹn. Như vậy CSGT sẽ không xử phạt về lỗi không có GPLX. “Giấy hẹn của Sở GTVT hoàn toàn có giá trị pháp lý. Nếu người tham gia giao thông có đầy đủ hai loại giấy tờ như đã nói, CSGT vẫn xử phạt thì rõ ràng là không đúng” – vị này khẳng định.
Theo Tuyến Phan (Pháp luật TP.HCM)
Lạ lùng: Các con xin HĐXX không giảm hình phạt cho cha già 84 tuổi
Bị cáo M lớn tuổi, sức khỏe yếu nên đại diện VKS đề nghị mức án từ 9 - 12 tháng tù và cho hưởng án treo. Tuy nhiên, bị hại là các con ông M, yêu cầu xử bị cáo đúng theo quy định của pháp luật.
Ngày 4.8, TAND quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ đưa ra xét xử vụ án cố ý gây thương tích đối với bị cáo Đ.C.M (84 tuổi, ngụ phường Long Hòa, quận Bình Thủy).
Do bị cáo M lớn tuổi, sức khỏe yếu nên được ngồi trả lời HĐXX.
Lúc này, H và vợ là A.T.P.T cùng N.T.H (bạn trai của U.M) có mời công an đến giải quyết. Thấy vậy, bị cáo M gọi điện thoại cho một người con trai khác là Đ.C.G đến chở mình về.Theo cáo trạng, bị cáo M có mâu thuẫn tranh chấp đất đai với các con ruột là Đ.C.H.H và Đ.T.U.M. Ngày 28.11.2016, khi người con gái là chị U.M thuê người đến xây dựng hàng rào trên phần đất đang tranh chấp, bị cáo M đã ngăn cản dẫn đến cự cãi.
Đến nơi, G dùng thanh kim loại định tấn công nhóm của H nhưng được ngành chức năng địa phương can ngăn.
Trong lúc Công an phường Long Hòa đang giải quyết, thấy nhiều người vây quanh G, bị cáo M dùng dao đâm trúng vào người vợ chồng H và bạn trai của con gái gây thương tích. Lập tức, M bị công an khống chế bắt giữ cùng tang vật.
Tại bản kết luận giám định pháp y (ngày 12.1.2017), Đ.C.H.H bị thương tích 0,8%, N.T.H thương tích 0,3%, A.T.P.T thương tích 0,1%. Trong quá trình điều tra, những người này yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Đồng thời, họ yêu cầu ông M bồi thường gần 200 triệu đồng và tiền thuốc thang, ngày công lao động.
Ông M thừa nhận hành vi gây thương tích nhưng không đồng ý bồi thường cho các bị hại. Tại tòa, các con ông M liên tục xảy ra cãi vã, buộc tòa phải yêu cầu lực lượng cảnh sát đến tòa can ngăn, bảo vệ phiên tòa.
Với hành vi nêu trên, đại diện VKS đề nghị bị cáo mức án từ 9 - 12 tháng tù nhưng cho bị cáo M đươc hưởng án treo với lý do bị cáo lớn tuổi, sức khỏe yếu. Nhưng các bị hại lại không đồng ý cho cha được hưởng án treo, yêu cầu phải xử lý theo luật và phải bỏ tù người cha.
HĐXX cho rằng, bị cáo M đã gây thương tích cho nhiều người, hành vi của bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội nhưng xét bị cáo lớn tuổi, thành khẩn khai báo là tình tiết giảm nhẹ, tòa tuyên phạt bị cáo 3 tháng tù và bồi thường tiền thuốc cho các bị hại là 7 triệu đồng.
Theo Thanh Lâm (Người Đưa Tin)
Hà Nội: Tự đốt xe máy khi bị CSGT bắt vi phạm? Sau khi bị bắt vì vi phạm luật giao thông, người đàn ông này đã đốt rụi chiếc xe của mình. Theo thông tin ban đầu được chia sẻ bởi người đăng tải bài viết, vụ việc xảy ra vào chiều ngày 2/8 tại khu vực ngã tư Trường Chinh - Giải Phóng. Thời điểm đó, một người đàn ông điều khiển xe...