Đất trũng vẫn thu hàng trăm triệu đồng/năm nhờ VAC
Từ một mảnh đất trũng không thể canh tác lúa, gần như bị bỏ hoang, chị Nguyễn Thị Tiếp (thị trấn Thanh Lãng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) đã cải tạo thành mô hình VAC có doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm.
3.500 vịt nuôi sinh sản, 0,5 ha ao nuôi cá rô phi đơn tính và cá chép lai, gần 1.000 cây sưa, xoan và cây cảnh các loại… mỗi năm, doanh thu từ chăn nuôi, trồng trọt của trang trại lên tới hơn 1 tỷ đồng. Chủ nhân của mô hình VAC nói trên là chị Nguyễn Thị Tiếp (thị trấn Thanh Lãng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc).
Năm 2007, theo chủ trương dồn ghép ruộng đất ở địa phương, gia đình chị Nguyễn Thị Tiếp được phân cho mảnh đất rộng 3ha. Trước đó, mảnh đất này gần như bị bỏ hoang. Gia đình chị đã mất 9 năm với số tiền đi vay ban đầu là 120 triệu đồng để cải tạo khu đất. Số tiền lãi từ những năm đầu, chị Tiếp lấy đầu tư, mở rộng trang trại.
Chị Tiếp cho biết, mảnh đất này vốn nằm trong vùng chiêm trũng, nhiễm phèn chua nên rất khó canh tác. Nếu trồng lúa hoặc chỉ canh tác một đối tượng chăn nuôi thì việc cải tạo sẽ rất tốn kém, thu nhập không đảm bảo. Vì vậy, 20% diện tích đất của trang trại rơi vào những nơi trũng được chị Tiếp đào ao thả cá, 40% đất dành để chăn nuôi vịt, phần diện tích còn lại để trồng cây sưa, xoan và các loại cây cảnh.
Chị Tiếp chia sẻ, việc phân chia lô đất theo tỷ lệ như trên sẽ giúp chị sử dụng triệt để đất canh tác, công lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Theo Danviet
Cử nhân 8X thích bị "giời đày"
Tốt nghiệp đại học nhưng chàng thanh niên Bùi Gia Định (SN 1989) lại có đam mê làm nông nghiệp an toàn. Trang trại của Định nằm ở giữa cánh đồng bao la ở xã Tân Lập, huyện Đan Phượng (Hà Nội).
Động lực của sức trẻ
Bước chân vào trang trại của Định, chúng tôi khá ấn tượng bởi sự quy hoạch rõ ràng, hợp lý. Với tổng diện tích hơn 1,4ha, anh chia trang trại thành từng phân khu riêng biệt, chỗ trồng rau, nuôi gà, nuôi chim câu, thả cá. Trang trại có môi trường khá sạch, vào sát khu chăn nuôi cũng không hề thấy nặng mùi.
Từ mô hình chăn nuôi sạch, mỗi năm anh Định có lãi hơn 200 triệu đồng. ảnh:Thu Hà
Vừa chăm sóc đàn gà đẻ, Định vui vẻ kể, anh tốt nghiệp Khoa Kế toán, Trường Đại học Thành Đô. Trong thời gian chờ việc, Định được bác ruột bảo lãnh sang Đài Loan giúp việc kinh doanh. Khi đã khá thông thạo tiếng bản địa, Định xin vào làm việc tại một công ty điện tử có tiếng ở Đài Loan. Những ngày nghỉ cuối tuần, Định thường cùng người bác đi thăm các trang trại sản xuất nông sản sạch để thư dãn.
"Tôi đã thực sự ấn tượng với các trang trại trồng rau công nghệ cao ở đây. Rau được trồng trong nhà kính, được lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới phun hiện đại. Đặc biệt, các trang trại rau ở đây tuân thủ nghiêm ngặt các khâu sản xuất thực phẩm sạch" - Định chia sẻ.
"Bắt tay vào sản xuất nông sản sạch, tôi xác định mình đặt chữ tín và chữ tâm lên hàng đầu. Cùng với chăn nuôi, tôi vẫn tiếp tục xây dựng kế hoạch và chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện dự định xây dựng hệ thống trồng rau sạch công nghệ cao". Anh Bùi Gia Định
Vốn ham học hỏi, Định rất hay trò chuyện với các chủ trang trại ở Đài Bắc về làm nông nghiệp. Rồi dần dần niềm đam mê làm nông nghiệp sạch ngấm vào người lúc nào không hay...
Hai năm sau, Định từ bỏ mức lương 25 triệu đồng/tháng ở Đài Loan trở về quê Tân Lập triển khai mô hình trồng rau sạch.
"Khi tôi trình bày ý tưởng, ai cũng phản đối, nhất là bố mẹ. Mẹ bảo đời bố mẹ làm nông dân cực nhọc trăm đường, cố gắng nuôi tôi ăn học những mong tôi thoát ly đồng ruộng. Nhưng tính tôi là thế, đã quyết thì phải làm đến cùng. Tháng 8.2013 tôi thuê đất, xây dựng mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới" - Định bộc bạch.
Gian nan làm nên quả ngọt
Quỹ đất nhỏ, Định gặp khó khăn trong việc sản xuất hàng hóa, tháng 5.2014, Định thuê đất ruộng chuyển sang mô hình VAC. Mô hình của Định gồm các sản phẩm rau, gà, ngan, cá và chim bồ câu. Tất cả đều sạch từ cách chăm sóc, đến khâu thu hoạch, bảo quản.
Định thổ lộ: "Phải đi vào sản xuất thực phẩm sạch mới mong cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Trang trại này vốn là khu đồng trũng, cấy lúa kém hiệu quả, nhiều người để hoang chẳng buồn cấy. Thế mà khi tôi thuê ruộng, nhiều người không tin tôi có thể cải tạo chỗ đất này nên không dám giao đất cho tôi" - Định nhớ lại.
Những ngày dài sau đó, người dân ở đây quen thuộc với hình ảnh cậu thanh niên trắng trẻo, thư sinh dầm mình cùng người làm thuê dưới cái nắng mùa hè như thiêu như đốt. Nhiều người hả hê trêu Định: "Đang là "Việt kiều" trong phòng lạnh không sướng lại thích bị giời đày...".
Bằng sự quyết đoán, kiên trì và ham học hỏi, đến nay Định đã có lãi hơn 200 triệu đồng/năm từ chăn thả 3.000 con ngan, 2.000 gà thịt, 500 gà đẻ trứng, 40 đôi chim câu và thả cá trên 7.000m2 mặt nước. "Rau tôi trồng theo chuẩn VietGAP, còn thức ăn cho ngan, gà, chim câu 100% bằng ngũ cốc sạch và cá tươi. May mắn, nông sản sạch của trang trại được người tiêu dùng, các thương lái nhiệt tình đón nhận" - Định chia sẻ.
Theo Danviet
Nam thanh niên điều khiển đàn vật nuôi hàng ngàn con theo ý muốn "Em không phải nghệ sĩ xiếc nhưng có thể điều khiển được những động vật mình nuôi. Bí quyết chẳng có gì khó khăn cả. Chỉ cần yêu thương nó, hiểu được tiếng nói của nó là đủ", Hạnh tự hào. Xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) từng nổi tiếng với cách làm giàu bằng con đường xuất khẩu lao động....