Đặt thêm trạm BOT Cai Lậy: Vấn đề là phải công khai, minh bạch thông tin
Liên quan đến phương án đặt thêm trạm thu phí BOT trên tuyến tránh thị xã Cai Lậy để thực hiện thu phí hoàn vốn song song trên cả tuyến tránh và tuyến chính (quốc lộ 1), một số ý kiến cho rằng cần phải công khai, minh bạch những thông tin có liên quan.
Cần phải công khai minh bạch thông tin về tổng mức đầu tư, lưu lượng xe để xác định việc hoàn vốn, nếu chọn phương án đặt thêm trạm. Trong ảnh là trạm thu phí BOT Cai Lậy hiện tại. Ảnh: Trung Chánh
Trao đổi tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 1-10 liên quan đến dự án xây dựng tuyến tránh thị xã Cai Lậy, đoạn qua tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng- kinh doanh- chuyển giao), ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, Bộ này đang so sánh 2 phương án, gồm thứ nhất, giữ nguyên vị trí trạm thu phí hiện tại, giảm phí tối đa cho các phương tiện nhóm 1, từ 35.000 đồng/lượt xuống còn 15.000 đồng/lượt và mở rộng phạm vi giảm phí cho người dân trong phạm vi cách trạm 10 km
Thứ hai, xây dựng thêm một trạm thu phí trên tuyến tránh và thực hiện thu phí ở cả hai trạm. Đối với phương án này, phương tiện lưu thông tuyến nào thì thu phí và hoàn vốn tuyến đó. Mức phí thu ở cả hai trạm bằng nhau, bằng với mức phí hiện tại và mở rộng phạm vi giảm phí với người dân khu vực xung quanh trạm 10 km.
Trước đó, UBND tỉnh Tiền Giang cũng đề xuất phương án đặt thêm trạm thu phí trên tuyến tránh và thực hiện thu phí đồng thời cả hai trạm để tạo sự công bằng.
Tuy nhiên, trao đổi với TBKTSG Online, một chuyên gia trong lĩnh vực này (đề nghị không nêu tên) cho rằng, vấn đề là cần phải công khai, minh bạch thông tin liên quan.
Video đang HOT
Cụ thể, theo vị này, là phải công khai tổng vốn đầu tư cho từng hạng mục, gồm phần đầu tư xây dựng tuyến tránh và phần tăng cường mặt đường quốc lộ 1. “Đồng thời, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cần phải có biện pháp công khai lưu lượng xe lưu thông”, vị này cho biết và giải thích đó là những cơ sở để xác định việc hoàn vốn, kết thúc việc thu phí của mỗi trạm.
Ông Nguyễn Văn Phương, tài xế xe tải chạy tuyến thành phố Cần Thơ – TPHCM cho biết, việc đặt thêm trạm thu phí trên tuyến tránh Cai Lậy để thu phí hoàn vốn mỗi trạm có thể là phương án tối ưu. Bởi, đầu tư hạng mục nào, thì chỉ nên thu phí hạng mục đó, chứ không thể đầu tư cái này thu cái kia. “Nhưng, cần phải công khai thông tin về vốn đầu tư của từng hạng mục công trình cũng như lưu lượng xe lưu thông”, ông nhấn mạnh.
Trạm thu phí BOT dự án tuyến tránh thị xã Cai Lậy, đoạn qua Tiền Giang, được khởi công vào năm 2014. Đến ngày 1-8-2017, dự án chính thức được triển khai thu phí với mức giá từ 35.000-180.000 đồng/lượt (tùy loại phương tiện), thời gian thu phí hoàn vốn trong 6 năm 5 tháng.
Đến này 15-8-2017, trạm thu phí BOT Cai Lậy ngưng hoạt động do bị tài xế phản đối và ngày 16-8-2017, Bộ GTVT quyết định giảm giá vé thu phí xuống mức còn từ 25.000-160.000 đồng/lượt (tùy loại phương tiện).
Đến ngày 30-11-2017, trạm thu phí BOT Cai Lậy tái khởi động việc thu phí, tuy nhiên, dự án tiếp tục bị tài xế phản đối quyết liệt, buộc phải đóng – xả trạm liên tục.
Đến ngày 4-12-2017, Thủ tướng ra quyết định tạm dừng việc thu phí trong thời gian 1-2 tháng và yêu cầu Bộ GTVT báo cáo toàn diện cũng như đề xuất phương án giải quyết đối với trạm thu phí BOT Cai Lậy. Thế nhưng, sự việc kéo dài cho đến nay và phương án xử lý đối với trạm thu phí BOT Cai Lậy vẫn chưa có quyết định cuối cùng.
Theo thesaigontimes
Tiền Giang: Cấp tập chuẩn bị cho "phương án tối ưu" BOT Cai Lậy
Chiều tối 3.5, UBND tỉnh Tiền Giang đã gấp rút triệu tập cuộc họp với các cơ quan ban, ngành liên quan về việc tổ chức kế hoạch tái khởi động thu phí BOT Cai Lậy.
Ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Tiền Giang cho biết, tỉnh đang chờ Chính phủ chính thức quyết định phương án tối ưu trong số các phương án do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trình về việc thu phí tại BOT Cai Lậy.
Cùng ngày, tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, trả lời báo chí về việc xử lý trạm BOT Cai Lậy, ông Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, Bộ đánh giá phương án giữ nguyên trạm hiện tại, giảm mức thu từ 35.000 xuống 15.000 với xe con là phương án tối ưu do ít gây xáo trộn tới tổ chức giao thông trong nội đô của thị xã Cai Lậy.
BOT Cai Lậy trong những ngày xả trạm.
Trước đó, sau những lùm xùm tại BOT Cai Lậy, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định tạm dừng thu phí trên tuyến tránh Cai Lậy từ 1-2 tháng để tiếp tục làm rõ mọi vấn đề, đồng thời đề xuất phương án trên cơ sở khoa học và phù hợp thực tiễn.
Dự án BOT Cai Lậy có tổng mức đầu tư là 1.398 tỷ đồng (chưa quyết toán), nguồn vốn 100% tư nhân. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 210 tỷ đồng (Bắc Ái góp 136,5 tỷ đồng (65%); TRICO góp 73,5 tỷ đồng (35%)), chiếm 15% tổng mức đầu tư; phần còn lại là vốn vay ngân hàng.
Năm 2014, khởi công dự án gồm phần tuyến tránh qua thị xã Cai Lậy đầu tư mới dài 12km, xây mới 7 cầu, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng và thêm phần bảo trì Quốc lộ 1 đoạn qua Cai Lậy dài 26,5km với vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng.
Tranh cãi giữa lái xe và nhân viên thu phí tại BOT Cai Lậy (Tiền Giang).
Ngày 1.8.2017, BOT Cai Lậy chính thức thu phí, nhưng sau đó liên tiếp phải xả trạm do giới lái xe phản đối.
Là một trong 88 tuyến giao thông được xây dựng theo hình thức BOT, tuyến tránh Cai Lậy được xây dựng theo Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết 108 của Chính phủ về huy động nguồn lực ngoài xã hội để hiện đại hóa hạ tầng giao thông.
Theo Danviet
Thứ trưởng Bộ GTVT: Giữ nguyên BOT Cai Lậy, giảm phí là 'ưu việt' Thủ tướng giao Bộ Giao thông chọn một trong hai phương án "giữ nguyên trạm, giảm phí" hoặc "đặt thêm trạm ở tuyến tránh". Tại cuộc họp báo chiều 3.4, trả lời câu hỏi của VnExpress về việc Chính phủ đã chốt xử lý trạm BOT Cai Lậy theo phương án nào, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết,...