Đặt tên phim kiểu Ngô Thanh Vân: Chỉ cần hay, còn logic hay vai vế thì… kệ đi
Con một trong nhà thì tên là “Cô Ba”, còn con thứ thì lại tên là “Hai Phượng”. Đây chính là logic đặt tên phim và nhân vật rất sao theo cách đặt tên của người miền Nam và cực kỳ khó hiểu của Ngô Thanh Vân.
Dù là dân gốc miền Tây, dường như Ngô Thanh Vân vẫn mắc lỗi trong cách đặt tên cho các nhân vật của mình theo vai vế của khu vực miền sông nước. Người con cả trong gia đình đặt tên là “Cô ba”, còn người con thứ thì “đả nữ” lại đặt tên là “ Hai Phượng“.
Hai Phượng đáng lý phải tên là “Ba Phượng”.
Theo truyền thống của Miền Nam nói chung và Miền Tây nói riêng, thì con cả sẽ được gọi là “anh/chị hai” và chữ Hai đó sẽ gắn liền với tên riêng của từng người. Ví dụ như người con thứ hai trong gia đình, sẽ được gắn với chữ “Ba” tượng trưng cho việc người đó là anh/chị Ba trong số những đứa con của gia đình. Như vậy, thì Hai Phượng là con thứ, vì trong phim cô có một người anh, thì tên của người mẹ đơn thân đáng lý phải là “Ba Phượng” chứ không phải “Hai Phượng” như trong tên phim.
Hai Phượng là con thứ trong gia đình nên phải có vai vế thứ “ba”.
Chưa dừng lại ở đó, trước Hai Phượng, chúng ta có Cô Ba Sài Gòn cũng là một phim của Ngô Thanh Vân bị đặt sai vai vế theo tên. Theo cốt truyện, Như Ý (Ninh Dương Lan Ngọc) là người con duy nhất trong nhà, vậy vai vế của cô nàng này phải là “cô Hai” chứ không phải “cô Ba”. Kéo theo chuyện này, thì tên phim đáng lý phải là “Cô Hai Sài Gòn” chứ không phải cô ba nữa.
“Cô Ba Sài Gòn” đáng lẽ phải là “cô Hai”.
Video đang HOT
Cho những ai còn thắc mắc thì theo phong tục của những gia đình miền Nam nhất là miền Đông Nam bộ, thì xưa kia khi khai khẩn đất đai, những người vào lập nghiệp thường là những người con thứ trong các gia đình Miền Bắc, Miền Trung, vì người con cả sẽ phải ở lại để lo hương khói cho tổ tiên. Nên khi người con thứ vào Nam lập gia đình, họ vẫn được gọi là “anh/chị Hai”, những người còn lại sẽ được gọi theo thứ tự tăng dần như chúng ta biết ngày nay. Đến nay, cách gọi này đã thay đổi, những người con cả và con duy nhất, được giao cho vai vế là “Hai”, con thứ sẽ là “ba” và thứ tự sẽ tiếp tục tăng lên cho người con tiếp theo.
Lạ một điều là theo những chia sẻ trước đó với công chúng, Ngô Thanh Vân có gốc gác ở tỉnh Trà Vinh, vậy mà “chị Ba” lại quên mất điều cơ bản này thì cũng hơi khó hiểu. Nhưng có thể đây cũng là một “âm mưu” khác của Ngô Thanh Vân, nhiều khả năng người phụ nữ lắm tham vọng này đang ấp ủ một “vũ trụ điện ảnh” nào đó và đang tăng dần số lượng các phần phim lên. Biết đâu được, dự án tiếp theo sau Hai Phượng sẽ được đánh số Bốn hay Năm?
Hai Phượng hiện đang được công chiếu trên các rạp toàn quốc.
Theo trí thức trẻ
Muôn vẻ "thần thái" làm mẹ của Ngô Thanh Vân trên màn ảnh
Ngô Thanh Vân tính cho đến nay đã ba lần làm mẹ trên màn ảnh. Nhưng nếu tinh ý, khán giả sẽ thấy trong cả ba lần, biểu cảm của "đả nữ" không khác nhau là mấy, nhưng thần thái và khí chất của Ngô Thanh Vân thì lại khác nhau hoàn toàn.
Mỗi lần làm mẹ của Ngô Thanh Vân đều là một lần cô thể hiện thần thái ngất trời, phong thái đa dạng phụ thuộc vào tính cách, tạo hình của mỗi nhân vật mà cô đảm nhận. Trước khi làm mẹ bé Mai trong Hai Phượng, "đả nữ" cũng từng làm mẹ trong những dự án điện ảnh trước đây của mình như Cô Ba Sài Gòn, Tấm Cám: Chuyện chưa kể.
Ba lần làm mẹ hoàn toàn khác biệt nhau của Ngô Thanh Vân.
Ngô Thanh Vân không phải là kiểu diễn viên thể hiện nội tâm quá "lố" ở những biểu hiện khuôn mặt, ngay cả khi đóng phim hài Ngày Nảy Ngày Nay mà nữ diễn viên vẫn "đơ" như cây cơ từ đầu đến cuối phim. Bù lại, "đả nữ" thể hiện sự hóa thân của mình bằng thần thái và diễn xuất qua những ánh mắt sắc sảo, tạo hình hóa trang được điều cụ thể đến mức miêu tả rõ ràng được những nét tính cách đặc trưng của từng nhân vật mà cô hóa thân.
Mẹ Cám - Tấm Cám Chuyện Chưa Kể
Trong Tấm Cám - Truyện Chưa Kể, Ngô Thanh Vân trở thành một người mẹ lạnh lùng, tàn ác đối với Tấm, nhưng nuông chiều, nghiêm khắc đối với Cám, con ruột của mình. Ở nhân vật này, hóa trang của "đả nữ" trở nên sắc sảo, có phần ma mãnh. Những bộ trang phục của cô cũng được chọn phần lớn là màu đen thể hiện cá tính của nhân vật.
Chút gì đó gian xảo trong thần thái của Ngô Thanh Vân.
Thần thái của Ngô Thanh Vân lúc này lạnh lùng, đôi lúc có phần đanh ác. Nhưng điều đó thể hiện cá tính của mẹ Cám, người đàn bà này không cần thể hiện cảm xúc quá nhiều mỗi khi diễn xuất, nhưng chỉ cần nhìn thấy nụ cười mỉm chi của bà ta cũng đủ khiến khán giả thấy rợn người.
Mẹ Như Ý - Cô Ba Sài Gòn
Đối với Cô Ba Sài Gòn, mẹ của Như Ý (Ninh Dương Lan Ngọc) là một người đàn bà quy tắc, hà khắc và đặc biệt nghiêm khắc với con gái mình, vì bà muốn cô sau này sẽ nối dõi sự nghiệp may áo dài truyền thống của gia đình. Ở vai diễn này, "đả nữ" một người mẹ cứng rắn và nghiêm khắc chứ không phải độc ác, đồng thời, bà còn phải tỏ ra là một người phụ nữ thanh lịch, sang trọng. Cặp kính mắt mèo trong phục trang của nhân vật khiến Ngô Thanh Vân ra dáng một người phụ nữ khó tính hơn.
Tâm lý nhân vật mẹ Như Ý cũng khác khá nhiều so với mẹ Cám. Một phần là vì vai diễn này là một người mẹ có một đứa con nổi loạn, tính tình ngang bướng. Bà chủ nhà may Thanh Nữ vừa phải kiềm chế, vừa phải nghiêm khắc với con gái mình mà vẫn phải giữ được thần thái sang chảnh.
Mẹ Mai - Hai Phượng
Nhân vật mẹ bé Mai (Cát Vy) trong Hai Phượng của Ngô Thanh Vân có lẽ là người mẹ khác biệt và "kém sang", cực khổ nhất mà "đả nữ" từng phải thể hiện. Không được mặc quần áo đẹp, không được trang điểm long lanh. Càng về cuối phim mặt mũi của "chị" Phượng càng lấm lem bùn đất, máu. Thế nhưng Hai Phượng cũng là vai diễn mà Ngô Thanh Vân từ bỏ vẻ bề ngoài sắc sảo thường thấy và hóa thân thành một nhân vật dịu dàng, gương mặt hiền lành và đoi lúc có phần chất phác.
"Hai Phượng" đã không còn sắc sảo hay nghiêm nghị nữa mà trở thành một người phụ nữ chất phác.
Ánh mắt và thân thái của "đả nữ" khác hoàn toàn so với những vai diễn trước.
Thần thái mà Hai Phượng phải thể hiện là sự quyết tâm vượt qua mọi nỗi sợ để đi tìm con. Người xem có thể thấy, người "mẹ đơn thân" Ngô Thanh Vân trong phim trở nên dịu dàng, giản dị hơn so với những hình ảnh khác của chị. Mẹ của bé Mai vừa dịu dàng, vừa khắc khổ nhưng khi gặp kẻ thù phải hừng hực sát khí, sẵn sàng lao vào chỗ chết để cứu con gái mình. Ánh mắt của "đả nữ" trong phim lúc thì dịu dàng, nhẹ nhàng nhìn con gái nhưng cũng có những lúc sắc lạnh hay hừng hực giận dữ nhìn vào những kẻ bắt cóc con mình.
Kết
Hai Phượng có thể là vai diễn cuối cùng của Ngô Thanh Vân, nhưng nó chắc chắn là vai diễn ấn tượng nhất trong sự nghiệp của "đả nữ". Không chỉ trong võ thuật, mà Ngô Thanh Vân còn thể hiện một sự khác biệt trong tâm lý diễn xuất của mình. Tuy thần thái, tính cách và tâm lý của Hai Phượng là vai khác biệt nhất so với những vai diễn người mẹ gần đây của cô, nhưng dường như những khó khăn ấy không thể làm khó được Hai Phượng. Cô vẫn thể hiện tốt cả những phân cảnh hành động nghẹt thở và những phân cảnh tình cảm dành cho con gái. Một điều không dề dàng gì đối với các diễn viên chuyên đóng những cảnh hành động.
Hai Phượng hiện đang được công chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Theo trí thức trẻ
Đánh đấm hay nhưng 3 nhân vật "Hai Phượng" vẫn khiến người xem hoang mang vì quá "ảo" Dù có những cảnh hành động cực chất nhưng "Hai Phượng" lại có cốt truyện quá đơn giản, nhất là trong khâu xây dựng nhân vật. 10 năm sau Dòng Máu Anh Hùng (2007) và Bẫy Rồng (2009), khán giả Việt mới được chứng kiến một bộ phim hành động mãn nhãn và ác liệt như Hai Phượng. Tuy nhiên, do quá tập...