Đặt Stent Graft cứu bệnh nhân bị phình động mạch chủ ngực
Một bệnh nhân bị phình động mạch chủ ngực ở đoạn xuống đã được các bác sĩ Bệnh viện Quận Thủ Đức TP.HCM điều trị bằng phương pháp đặt Stent Graft (một kỹ thuật rất cao trong can thiệp bệnh lý mạch máu). Đây là BV Quận đầu tiên can thiệp bằng phương pháp này.
Chiều 16.4, ThS.BS Nguyễn Kim Anh, Trưởng Khoa Lồng Ngực Mạch Máu, BV Quận Thủ Đức cho biết, BV đã triển khai điều trị phình động mạch chủ bằng phương pháp đặt Stent Graft – một kỹ thuật tiên tiến – được áp dụng tại các nước phát triển và những BV trung tâm lớn tại Việt Nam.
Bệnh nhân N.V.Q (63 tuổi) bị phình động mạch chủ ngực ở đoạn xuống và được điều trị bằng phương pháp đặt Stent Graft.
Các bác sĩ can thiệp phình động mạch chủ ngực bằng đặt Stent Graft cho một bệnh nhân.
Theo BS Nguyễn Kim Anh, đặt stent graft động mạch chủ ngực là đặt một khung giá đỡ bằng kim loại phủ bởi màng sợi tổng hợp để tái tạo thành động mạch bị tổn thương, làm cho thành động mạch chủ cứng cáp hơn, không bị vỡ; đồng thời điều chỉnh dòng chảy đúng với sinh lý hơn và không tạo ra một túi phình nữa.
Tại Việt Nam, ngoài những BV trung tâm ở những thành phố lớn thì chưa có nhiều bệnh viện dùng phương pháp này để điều trị phình động mạch chủ.
Video đang HOT
Can thiệp nội mạch mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh nhờ thời gian hậu phẫu ngắn, nhẹ nhàng, người bệnh hồi phục mau chóng. Kỹ thuật đặt ống ghép nội mạch đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và sự tinh tế trong thực hiện thủ thuật, dưới sự hỗ trợ của máy móc hiện đại.
“Kỹ thuật đặt Stent Graft chỉ cần hai điểm vào hở nhỏ ở vùng bẹn hai bên, chỉ gây tê tại chỗ không gây mê như mổ hở bình thường. Với kỹ thuật này, bệnh nhân chỉ cần nằm hậu phẫu theo dõi từ 2 đến 3 ngày và có thể xuất viện đi về.
Đây là một kỹ thuật rất tiên tiến so với điều trị mổ hở bình thường. Tỷ lệ mất máu, nhiễm trùng, hậu phẫu sau mổ của kỹ thuật mổ hở bình thường nặng hơn so với đặt Stent Graft để điều trị phình động mạch chủ ngực”, BS Nguyễn Kim Anh cho biết thêm.
KIM ĐỒNG
Theo Lao động
TP HCM thêm 10 xe máy cấp cứu
Bệnh viện Quận Thủ Đức (TP HCM) bổ sung 10 xe máy cấp cứu cho ba trạm vệ tinh, ngày 22/3.
Hai trạm cấp cứu vệ tinh 115 mới khai trương sáng 22/3 đặt tại phòng khám đa khoa Linh Xuân và Linh Trung. Tổng cộng bệnh viện tham gia ba trạm vào mạng lưới 31 trạm cấp cứu vệ tinh của thành phố.
Ngoài việc bố trí xe cứu thương tại bệnh viện và hai trạm vệ tinh, bệnh viện đầu tư 10 xe cấp cứu hai bánh cho ba nơi.
Bác sĩ Nguyễn Minh Quân, Giám đốc Bệnh viện Quận Thủ Đức, cho biết địa bàn quận có đặc điểm đông dân cư và giao thông tắc nghẽn thường xuyên. Việc mở thêm hai trạm cấp cứu và trang bị xe hai bánh sẽ tăng cường đáp ứng nhu cầu cấp cứu tại nhà cho người dân.
Ra mắt loại hình xe cấp cứu 2 bánh chuyên dụng tại 3 trạm cấp cứu vệ tinh trên địa bàn quận Thủ Đức ngày 22/3.
Từ năm 2018, TP HCM bắt đầu thử nghiệm loại hình xe cấp cứu hai bánh. Thử nghiệm đầu tiên tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn và sau đó là Bệnh viện Quận 2 hiện có hiệu quả tốt, đặc biệt với trường hợp cần cấp cứu trong các hẻm sâu, khó tiếp cận.
Điều cần thiết trong cấp cứu là tiếp cận người bệnh nhanh nhất để kịp xử lý trong thời gian vàng. Xe cứu thương hai bánh được kỳ vọng giúp tăng hiệu quả cấp cứu trong bối cảnh giao thông ùn tắc, nhiều hẻm nhỏ... mà xe cứu thương 4 bánh không thể tiếp cận nhanh. Sau khi sơ cứu, xử trí ban đầu nếu bệnh nhân ổn thì không cần đưa đến viện. Trường hợp bệnh nhân phải vào viện thì xe cứu thương đến đưa đi.
Mô hình cấp cứu mô tô hai bánh đã được nhiều nước triển khai thành công. Người cần cấp cứu không chỉ bệnh nhân nặng, chấn thương, tai nạn nghiêm trọng mà cả những trường hợp nội khoa như mệt, khó thở cần bác sĩ đến kịp thời.
Xe cấp cứu hai bánh lưu thông tại Thủ Đức. Ảnh: Lê Bình.
Hiện các nước đang phát triển trên thế giới gặp nhiều rào cản trong hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện. Người dân chưa có thói quen gọi số cấp cứu, hạ tầng giao thông chưa thuận tiện cho xe cấp cứu vận chuyển. Hoạt động điều phối cấp cứu chưa hoàn chỉnh, thiếu phương tiện vận chuyển người bệnh, thiếu trang thiết bị chuyên dùng cũng như thiếu nhân viên chuyên nghiệp.
TP HCM đang mở rộng mạng lưới cấp cứu vệ tinh, xây dựng hệ thống điều hành mạng lưới cấp cứu thông minh, nâng cao năng lực cho nhân viên y tế tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện.
Lê Phương
Theo VNE
Cụ bà 78 tuổi mang "trứng" nặng 30kg Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bụng trướng căng, khó thở, qua khai thác bệnh sử, thăm khám, bác sĩ xác định bệnh nhân mang khối u buồng trứng. Các bác sĩ đã tiến hành cuộc mổ cứu bà cụ thoát khỏi cửa tử. Ngày 20/3, thông tin từ BS Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung Bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức...