Đặt ống thông khí khi viêm tai giữa lâu ngày
Ống thông khí được đặt trong trường hợp viêm tai giữa được điều trị nội khoa đúng phác đồ từ 6-12 tuần mà bệnh không thuyên giảm
Nhiều bệnh nhân đến hỏi tôi: con em được chỉ định làm OTK, em lo quá, mà OTK là gì thưa bác sĩ?
OTK chính là từ mà mọi người gọi tắt cho danh từ ống thông khí. Đây là một loại vật liệu sử dụng để làm cân bằng áp lực giữa tai giữa và môi trường bên ngoài.
Vậy chỉ định thực hiện đặt OTK trong những trường hợp nào?
Theo khuyến cáo của nhiều nghiên cứu, các bác sĩ tai mũi họng cho rằng ống thông khí được đặt sẽ có hiệu quả trong các trường hợp sau:
- Viêm tai giữa được điều trị nội khoa đúng phác đồ mà không đáp ứng (bệnh không thuyên giảm) đã từ 6-12 tuần.
- Viêm tai giữa tái phát ít nhất 3 lần trong 6 tháng hoặc 4 lần trong 12 tháng.
- Viêm tai giữa gây biến chứng viêm màng não, áp xe não, liệt mặt…
- Xẹp nhĩ do rối loạn chức năng thông khí của vòi nhĩ (đường nối thông từ mũi sang tai).
Ống thông khí có tác dụng duy trì thông khí bình thường của tai giữa cho đến khi đứa trẻ lớn lên và chức năng vòi nhĩ ổn định.
Bác sĩ thực hiện đặt ống như thế nào?
Bác sĩ sẽ phải rạch màng nhĩ ở góc trước dưới, để tạo một lỗ, và luồn ống qua lỗ đó.
Thủ thuật này có tai biến gì không?
Giống như khi thực hiện các thủ thuật y tế khác, tai biến là không thể tránh khỏi tuyệt đối, tuy nhiên đều là những tai biến có thể kiểm soát được.
Những tai biến này là gì?
Video đang HOT
1. Tắc ống thông khí
Do dịch và chất tiết của tai giữa làm tắc ống.
Thường được phát hiện do người bệnh không thấy cải thiện triệu chứng nên đi khám lại và bác sĩ tai mũi họng phát hiện được.
Với trường hợp này, bác sĩ sẽ cho nhỏ thuốc vào tai theo chỉ định. Bệnh nhân được hút và làm thuốc tai bởi bác sĩ tai mũi họng trong 7- 10 ngày, nếu không cải thiện có thể sẽ phải rút ra và đặt lại ống thông khí.
2. Ống bị lưu quá lâu
Thông thường sau 3-6 tháng, ống tự đào thải ra ngoài và theo ráy tai rơi ra. Trong trường hợp không tự đào thải, bác sĩ cân nhắc có thể duy trì thêm thời gian bao nhiêu lâu và bao giờ phải can thiệp rút ống.
3. Viêm nhiễm và kích thích tạo tổ chức hạt xung quanh ống
Ống thông khí được hệ thống miễn dịch của cơ thể coi là vật lạ nên ống không tự đào thải sau thời gian 6 tháng, tổ chức xung quanh ống có thể bị kích thích, tạo tổ chức hạt viêm. Lúc đó, bác sĩ phải lấy bỏ ống và điều trị chống viêm màng nhĩ bằng các thuốc uống toàn thân và tại chỗ.
4. Thủng màng nhĩ
Khi đặt ống, bác sĩ phải tạo thàng một lỗ thủng trên màng nhĩ, sau khi ống đào thải, màng nhĩ sẽ tự liền, tuy nhiên trong 3-5% các trường hợp, lỗ thủng này không liền. Bác sĩ sẽ là người đánh giá và can thiệp vá lại lỗ thủng khi đủ điều kiện.
5. Dị vật tai giữa
Ống thông khí có thể chui qua lỗ thủng màng nhĩ được rạch vào trong tai giữa gây dị vật. Trường hợp này phải lấy bỏ ống thông khí ra khỏi tai giữa.
6. Sẹo màng nhĩ
Một số trường hợp sau khi đặt ống, vị trí mà ống đặt màng nhĩ bị mỏng lại, thường mất lớp xơ, và để lại sẹo hoặc vôi hoá.
7. Hình thành Cholessteatoma
Đây là một biến chứng nặng nề nhất do lớp biểu bì bò qua lỗ thủng nơi đặt ống tạo thành cholesstetoma. Trường hợp này bắt buộc phải lấy ống và phẫu thuật lấy bỏ tổ chức Cholessteatoma và tạo hình màng nhĩ (nếu có thể).
Cuối cùng, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần nhớ một điều rằng, việc chỉ định đặt ống thông khí phải do bác sĩ có ý kiến sau khi cân nhắc liệu việc đặt ống thông khí có mang lại lợi ích cho người bệnh hay không./.
Cảnh báo những biến chứng của viêm xoang
Người mắc viêm xoang sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm như: biến chứng đường hô hấp, biến chứng mắt, biến chứng nội sọ.
Cảnh báo những biến chứng của viêm xoang. Ảnh minh họa
Mũi xoang là phần trên của đường hô hấp nên viêm mũi xoang luôn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của đường hô hấp, chính vì thế bệnh không điều trị sớm sẽ để lại biến chứng như:
Viêm tai giữa
Thường gặp, nhất là do viêm xoang sau: mủ, dịch chảy từ lỗ mũi sau gây viêm lỗ vòi Eustachi, polyp cửa lỗ mũi sau, vòm gây bán tắc, tắc vỏi Eustachi sẽ đưa tới viêm tai giữa mủ nhầy, mủ mãn hay thanh dịch.
Viêm họng mãn
Các trường hợp viêm mũi xoang, đặc biệt các viêm xoang sau, các trường hợp có ngạt tắc mũi thường xuyên đều đưa tới viêm họng mãn.
Viêm thanh quản
Các viêm mũi xoang cấp, mãn, đặc biệt các viêm mũi họng cấp có thể gây viêm thanh quản cấp, mãn.
Viêm đường hô hấp dưới
Viêm khí quản, viêm khí phế quản, viêm phả quản cấp ở trẻ em, tái phát nhiều lần thường là biến chứng của các đợt viêm mũi, xoang, mũi họng cấp. Viêm phế quản mãn là biến chứng thường gặp do viêm xoang sau.
Biến chứng mắt
Rất thường gặp, nhất là ở trẻ em. Biến chứng mắt có thể nhẹ, cùng xuất hiện và mất đi với các đợt viêm mũi xoang, có thể nặng ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng nhìn, thậm chí đưa tới phải khóet bỏ nhãn cầu.
Viêm phần trước ổ mắt
Viêm mũi xoang cấp: các viêm mũi cấp mủ thông thường hay đặc hiệu dễ ảnh hưởng đến mắt gây viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm tuyến lệ,...thường do viêm lan theo ống lệ - tỵ từ mũi lên.
Cũng có thể do viêm đồng thời ổ mắt với cùng nguyên nhân như viêm ống lậu cầu kèm theo viêm mắt lậu cầu, viêm mũi bạch hầu đưa tới viêm kết mạc bạch hầu với giả mạc ở mắt.
Viêm mũi xoang mãn: như V.A mãn, các viêm tắc mũi thường xuyên, viêm xoang hàm, sàng mãn thường đưa tới viêm kết mạc, tái phát nhiều lần theo đợt viêm mũi xoang, ngoài ra cũng gây viêm bờ mi, viêm bờ mi - kết mạc, viêm - tắc túi lệ bán phần hay toàn phần.
Cốt tủy viêm xương hàm trên: gây viêm nề mi dưới, nặng hơn gây viêm tấy mủ mi dưới, rò vùng mi dưới - má nhưng không vào trong ổ mắt vì cốt mạc vùng này khá dày, chắc.
Viêm tấy ổ mắt
Thường gặp ở trẻ em với các triệu chứng: đau nhức hốc mắt, hạn chế vận động nhãn cầu, lồi mắt, thị lực giảm.
Viêm tấy mủ xoang trán sau chấn thương, tắc ống trán - mũi có thể xuất ngoại ở thành dưới xoang trán cũng gây lồi mắt, nhưng ổ mủ thường vẫn ở ngoài ổ mắt vì cốt mạc vùng này không dính và khá dày chắc.
Các trường hợp viêm tấy mủ có thể gây rò mủ ở khóe trong mắt (viêm xoang sàng xuất ngoại),góc trên trong mắt (viêm xoang trán xuất ngoại),mi dưới (cốt tủy viêm xương hàm trên) ảnh hưởng đến thẩm mũ, có thể ảnh hưởng đến thị lực.
Các trường hợp lồi mắt còn gặp trong u nhầy xoang trán, trán - sàng. Lồi mắt xuống dưới, ra ngoài có thể rất rõ rệt nhưng không gây đau, không viêm tấy và ít ảnh hưởng đến vận nhãn, đến thị lực.
Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu
Thực ra viêm thần kinh sau ổ mắt có nhiều nguyên nhân phức tạp, trong đó cần lưu ý đến viêm xoang sau, chủ yếu là xoang sàng sau.
Thường gặp trên bệnh nhân đột nhiên bị mờ mắt, không có nguyên nhân, có thể có các yếu tố như lạnh, cảm xúc...Mờ mắt có thể chỉ một bên nhưng thường bị cả hai bên, có thể mờ nhưu nhay hay có mắt nặng hơn.
Biến chứng nội sọ
Các biến chứng thường được nêu lên là:
Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang
Các tĩnh mạch vùng mũi, các xoang và cả vùng da mũi, miệng đều đổ về tĩnh mạch xoang hang, do đó viêm tắc tĩnh mạch xoang hang gặp trong tổn thương mũi xoang.
Ngoài các trường hợp viêm mũi xoang cấp hay các đợt viêm cấp, nhất là do các bệnh nhiễm khuẩn lây, các viêm loét, nhọt ở tiền đình, cánh mũi, còn có thể gặp do phẫu thuật hay đơn thuần chọc rửa xoang hàm, xoang trán khi các xoang này đang trong đợt viêm cấp.
Bệnh nhânh đột nhiên sốt cao 40 - 41 độ C, thể trạng nhiễm khuẩn, lồi mắt, giãn mạch vùng mí mắt.
Viêm màng não
Viêm màng não có thể gặp do viêm mũi xoang cấp, các đợt tái phát, đặc biệt với xoang trán, xoang sàng, viêm hoại tử sau các bệnh nhiễm khuẩn lây hay sau chấn thương.
Áp xe não
Áp xe não do xoang hiếm gặp, thường gặp các áp xe ngòai màng cứng hơn áp xe não thực sự. Bệnh tích từ xoang có thể theo đường máu hoặc theo đường kế cận khi có ổ viêm xương hay chấn thương ở xoang đến não.
Biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm tai giữa Viêm tai giữa là căn bệnh nhiễm trùng tai phổ biến. Nếu không được điều trị, viêm tai giữa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thủng màng nhĩ: Màng nhĩ bị căng phồng do chất dịch ứ đọng gây ra các cơn đau khó chịu, khiến người bệnh bị sốt và có thể gây thủng màng nhĩ Viêm xương chũm:...