Đất nước – lịch sử và dân tộc
Một nước Việt, một dân tộc bất khuất cho một nước Việt Nam có tên trong bản đồ thế giới. Lịch sử đã ghi nhận như thế từ tâm hồn trẻ thơ của thế hệ chúng tôi, để chúng tôi cũng tiếp bước cha ông mà cầm súng bảo vệ đất nước và khi hòa bình là cả công cuộc xây dựng tái tạo nó.
Tôi còn nhớ năm ấy tôi đến nước Đức đã 6 năm. 6 năm xa nhà, xa Tổ quốc, đủ mọi va đập cũng đủ để nhớ về quê hương nơi tôi đã sinh ra.
Đoàn rước lễ về Đền Hùng. Ảnh: M.D
Tôi tin rằng, mỗi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người Việt Nam ở xa hay người Việt Nam đang sống trong lòng Tổ quốc, đều rưng rưng thắp lên một nén tâm nhang mà tưởng nhớ tới công đức của các vị Vua Hùng.
Mùa xuân năm ấy, tại khu triển lãm quốc tế ICC gần trung tâm Charlottenburg, Tây Berlin có tổ chức triển lãm nông nghiệp thế giới. Đọc tin, thấy Việt Nam có tham gia hội chợ, tôi tới xem. Tới thềm ngoài trung tâm, thấy hàng trăm lá cờ lớn bay phấp phới, và nhận ngay trong đó, rất lớn, lá cờ năm cánh sao vàng bay phần phật. Tự dưng tôi dừng phắt lại, giơ tay đặt lên ngực và nước mắt trào ra.
Đêm ấy trằn trọc. Trong lòng tôi cứ hiển hiện hình ảnh lá cờ Tổ quốc bay phần phật trong gió giữa nhiều lá cờ của các đất nước khác. Và, trong lòng tôi khởi bao suy nghĩ. Mỗi con người sinh ra đều có cội nguồn của mình. Tôi đã sinh ra trên cõi đời này, trên một mảnh đất bi tráng, đau thương với một chiều dài lịch sử đầy bi hùng của nó. Mảnh đất tôi không thể từ chối nó khi cả cuộc đời của dòng họ tôi và chính tôi đã gắn bó, cả một lịch sử lâu dài có đất nước mà thờ, mà tôn phụng.
Có lẽ rất nhiều người Việt đều có một tấm lòng như thế khi soi rọi trong lòng họ nhìn về cả quá khứ của một dân tộc đã có chiều dài 4.000 năm.
Tôi sinh cháu gái ở Đức. Tôi có bè bạn ở Đức. Tôi nói cho con gái tôi và bè bạn biết về dòng giống của cháu; dòng giống một người Việt Nam sinh ra ở mảnh đất hình chữ S xa xôi phương Nam. Tôi chỉ cho con gái tôi trên bản đồ thế giới mảnh đất hình chữ S ấy và nhiều lần kể cho con gái nghe cả hành trình từ truyền thuyết Vua Hùng dựng nước tới những câu chuyện cổ tích con Lạc cháu Hồng, lẫn một lịch sử giữ nước dài dằng dặc từ Lý, Lê, Trần, Nguyễn đã bao đời hy sinh mà dựng nước và gìn giữ bờ cõi, cương vực nước Nam tới ngày hôm nay.
Dâng lễ vật cúng các Vua Hùng. Ảnh: B.P.T
Một nước Việt, một dân tộc bất khuất cho một nước Việt Nam có tên trong bản đồ thế giới. Lịch sử đã ghi nhận như thế từ tâm hồn trẻ thơ của thế hệ chúng tôi, để chúng tôi cũng tiếp bước cha ông mà cầm súng bảo vệ đất nước và khi hòa bình là cả công cuộc xây dựng tái tạo nó.
Có lẽ những ngày xa đất nước, lầm than kiếm sống, tôi ý thức hơn khi nào hết cái tâm thế của một sinh linh đã sinh ra trên dải đất có tên là Việt Nam, để thêm yêu và tự hào về nó, dẫu rằng chúng tôi đã trải qua nhưng năm tháng vô cùng đau khổ ác liệt nhưng cũng thực hạnh phúc khi chính thế hệ chúng tôi cũng đóng góp được sức lực nhỏ nhoi chiến đấu và hy sinh cho vài từ: Đất Nước và Dân Tộc.
Con người ta đâu phải từ thế giới vô hình bước ra. Tất cả các cá nhân trên thế gian này đều có một gốc gác cụ thể, từ một gia đình cụ thể, trên một làng quê cụ thể để chôn dấu trong sự cụ thể ấy cả tuổi thơ cùa mình, mang trong huyết mạch một dòng huyết thống cụ thể và bồi dưỡng trong quá trình trưởng thành một lối sống mang âm hưởng văn hóa rất cụ thể của một sắc tộc có quá trình lịch sử không trộn lẫn. Và chính tất cả những điều giản đơn ấy làm nên một tình yêu của con người ta. Cũng từ tình yêu ấy đủ lớn để xác lập một trách nhiệm để sống và cống hiến cho mảnh đất sinh ra anh, nuôi nấng chờ che cho tâm hồn và thể xác anh mà làm nên hình dung tưởng như trìu tượng mà rất cụ thể từ hai từ: Tổ quốc.
Có cội nguồn, nhờ ơn tiên tổ, chúng ta mới từ đó mà lớn lên. Những ngày Giỗ Tổ hàng năm, không ai bảo ai, người xa xứ luôn hướng về Tổ quốc với một cảm xúc thiêng liêng nhất. Tôi tin rằng dù ở đâu, làm gì, mỗi người Việt xa xứ đều ý thức mình là một núm ruột của bà mẹ Tổ quốc, dù cách xa cội rễ, nhưng mạch huyết thiêng liêng thì vẫn dạt dào, nồng nàn. Tôi tin rằng, mỗi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người Việt Nam ở xa hay người Việt Nam đang sống trong lòng Tổ quốc, đều rưng rưng thắp lên một nén tâm nhang mà tưởng nhớ tới công đức của các vị Vua Hùng.
Video đang HOT
Theo Danviet
Dày đặc lực lượng an ninh bảo vệ Quốc giỗ
Nhằm tránh " vỡ trận" như năm ngoái, năm nay, ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương (Phú Thọ) bố trí "hàng rào mềm" - dày đặc lực lượng an ninh, bảo vệ Quốc giỗ.
Hôm nay 6/4 ( tức 10/3 năm Bính Thân), cả dân tộc hướng về đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (tỉnh Phú Thọ), nơi các Vua Hùng đặt nền móng kinh đô đầu tiên của nước Việt và gây dựng cơ đồ giang sơn cho con cháu Lạc Hồng, cùng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Tiên Tổ trong ngày Quốc giỗ.
Đúng 6 giờ 30 phút giơ sáng cùng ngày, Lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức các vua Hùng tại khu di tích Đền Hùng đã long trọng diễn ra. Chủ tịch nước Trần Đại Quang dẫn đầu đoàn đại biểu câp cao cua Đảng, Nha nươc, bộ ngành, địa phương và hàng vạn người dân cùng dâng lễ, dâng hương lên Quốc Tổ Hung Vương.
Nhiều người dân có mặt tại Khu di tích Đền Hùng từ sáng sớm, chờ lên thắp hương tưởng nhớ các vua Hùng. Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm nay sẽ được tổ chức tại Đền Thượng vào lúc 6h30 ngày 6/4, sớm hơn 1 tiếng so với năm trước. Lý do được thực hiện sớm hơn một tiếng nhằm tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy như mọi năm
Lực lượng an ninh dày đặc, đại tá Hà Minh Tân, Phó GĐ Công an tỉnh Phú Thọ cho biết: Toàn tỉnh Phú Thọ huy động hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính lễ
Sau phần dâng hương của lãnh đạo Đảng, người dân bắt đầu được lên núi Nghĩa Lĩnh, thắp hương
Theo ghi nhận của phóng viên, năm nay BTC chia ra nhiều lớp hàng rào an ninh để phân luồng du khách từ cổng khu di tích và lần lượt mở các cổng an ninh để đảm bảo việc du khách dồn về cổng đền không quá đông
Các chiến sĩ đứng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, hướng dẫn người dân đi đúng hướng, không đứng trước cổng đền
Không còn cảnh tượng "vỡ trận" như năm ngoái, năm nay du khách đi trong trật tự, theo hàng lối dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của lực lượng chức năng
Du khách đi bộ lên các đền không còn cảnh chen lấn, xô đẩy. Theo ban tổ chức, lễ hội tổ chức sớm từ ngày 1 đến 4/4, dự kiến đón 3 triệu lượt du khách trong một tuần diễn ra sự kiện
Tuy nhiên, do lượng người lên đền Thượng quá đông, đường lên lại hẹp khiến một số đoạn ùn ứ
Lực lượng an ninh, cảnh sát cơ động bố trí rải rác từ cổng chính lên đền Thượng. Nhiệm vụ chính của họ là đảm bảo an toàn và nhắc nhở người dân đi đúng phần đường, không leo trèo nguy hiểm
Nhiều người ngoái đầu lại nhìn dòng người phía sau
Các em nhỏ được người thân cõng lên vai. Theo BTC, lượng người đổ về ngày một đông, hôm nay ước tính đón từ 1 - 2 triệu lượt khách về dâng hương lên các vua Hùng
Người dân mang theo đồ lễ lỉnh kỉnh lên làm lễ
Năm nay, ban tổ chức phối hợp với công an tỉnh gia cố và dựng mới hàng rào B40 dài khoảng 70m (đoạn gần cổng chính) để tránh tình trạng du khách băng rừng trèo vào con đường chính lên đền Thượng.
Hình ảnh các bia đá ghi dòng chữ để người dân ghi nhớ ngày này về đất Tổ
Đường lên đền Thượng nhiều đoạn nguy hiểm, lực lượng an ninh liên tục phải nhắc nhở du khách không được đi ra ngoài đường
Dòng người ùn ùn lên khiến nhiều người quay lại đi xuống
Đi chênh vênh trên thành đường...
... lực lượng an ninh nhắc nhở, hướng dẫn du khách đi đúng đường để đảm bảo an toàn tuyệt đối
Dòng người" nêm" chặt lối lên đền Thượng
Theo Danviet
Núi Nghĩa Lĩnh kín đặc người dâng hương lúc nửa đêm Ngay từ chập tối 5/4 (tức ngày 9/3 Âm lịch), hàng nghìn du khách ùn ùn đổ về khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ) để tham quan, dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng. Theo ghi nhận của phóng viên, ngay từ chập tối ngày 5/4 (tức 9/3 âm lịch), lượng người đổ về khu di tích Đền Hùng ước tính phải...