Đất nước khổ vì… nghỉ nhiều quá: Chí ít cũng phải 11h và đã hết giờ làm là cấm đụng vào công việc
Luật làm việc của Đức quy định thời gian nghỉ ngơi của người lao động tối thiểu là 11h/ngày.
Trong suốt khoảng thời gian này, ngay cả đọc email công việc hay nhận điện thoại từ đồng nghiệp cũng bị cấm.
Quy định về giờ giấc nghỉ ngơi: Đúng đủ ít nhất 11h/ngày
Không có quốc gia nào trên thế giới lại ưu ái người lao động hơn nước Đức. Luật giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi của họ quy định rõ: Thời gian làm việc/ngày của công nhân viên không được quá 8h. Đặc biệt, thời gian nghỉ ngơi sau giờ làm việc chí ít cũng phải đủ 11h. Trong suốt 11h này, mọi hoạt động liên quan đến công việc đều là… vi phạm pháp luật.
Đức tách biệt rõ ràng thời gian làm việc và nghỉ ngơi
Lần đầu tiên đến Viện Nghiên cứu Nâng cao Freiburg (Freiburg’s Institute for Advanced Studies) của Đức, Kristen Ghodsee (Mỹ) chưa biết về quy định giờ giấc này. Cô ở lại “tăng ca tình nguyện”. Chưa được mấy phút, Ghodsee đã nghe thấy tiếng gõ cửa. Giám đốc viện nghiên cứu bước vào, hỏi cô có chuyện gì không?
Ghodsee lắc đầu, trả lời là không. Vị giám đốc nhìn đồng hồ, hơi cáu kỉnh với Ghodsee sao đã hết giờ mà vẫn chưa chịu đi về. Ghodsee vội vàng giải thích, nhưng còn bị “nạt” lớn tiếng hơn. “Chị đang ở Đức đấy, đi về ngay cho tôi!”.
Với người Đức, đã hết giờ làm là phải nghỉ. Họ gọi giờ nghỉ ngơi sau một ngày lao động là “Feierabend”. Thuật ngữ này mang nghĩa cắt đứt mọi liên hệ với công việc.
Ngoại lệ thì cũng phải nghỉ đến 10 tiếng
Vào năm 2003, Liên minh Châu Âu (European Union) đề xuất các nước thuộc EU hãy luật hóa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Lập tức, Đức chớp cơ hội đưa ra và thực thi quy định giờ giấc lao động.
Trong thời gian nghỉ ngơi, tuyệt đối không được nghĩ hay động đến công việc
“Người Đức ý thức rõ ràng tầm quan trọng của việc tách biệt công việc và đời sống riêng tư,” – David Markworth, nhân viên Viện Luật Lao động và Thương mại Đại học Cologne (University of Cologne’s Institute of Labour and Commercial Law) cho biết. “Chúng tôi hoan nghênh quy định của EU và chỉ chừa một ít ngoại lệ”.
Video đang HOT
Các ngoại lệ Feierabend là nhân viên bệnh viện, nông dân, người làm việc trong ngành khách sạn, vận tải hoặc truyền thông. Tuy nhiên, họ cũng chỉ rút bớt giờ nghỉ có 1h thôi, vẫn còn 10h.
Nghỉ nhiều đến phát ngán
Theo quy định, không ai được phép làm gián đoạn Feierabend, bao gồm cả chính bản thân người lao động. Đã nghỉ ngơi là phải buông công việc xuống triệt để. Song kể từ khi điện thoại thông minh xuất hiện, quy định này bỗng trở nên bất tiện.
“Nghỉ ngơi liên tục những 11h là quá dài,” – Claudia Knuth, luật sư thuộc công ty luật Lutz Abel nói. “Không ít người đã kiểm tra email công việc trong khoảng thời gian này chỉ vì… buồn chán”.
Kết quả khảo sát thực tế năm 2019 của hiệp hội kỹ thuật số Bitkom, Đức cho thấy: 96% người tham gia cho rằng Feierabend quá cứng nhắc. Họ muốn có sự thay đổi, linh hoạt thời gian nghỉ ngơi sao cho phù hợp với công việc và cuộc sống của từng người.
Với công nghệ kỹ thuật số ngày nay, người đi làm có thể dễ dàng tiếp cận công việc ngoài văn phòng. Theo một khảo sát năm 2015 ở Đức, hơn nhân viên cho hay: các chủ lao động muốn có thể liên lạc với họ mọi lúc.
Nhưng luật thì vẫn phải và nên tuân thủ
“Quy định giờ nghỉ ngơi đang bị bỏ qua trên quy mô lớn,” – Knuth khẳng định. “Cùng lắm thì khi vi phạm, các công ty cũng chỉ bị nhắc nhở, khiển trách”.
“Thực tế thì từ lâu, Feierabend đã bị lách,” - Adél Holdampf-Wendel, chuyên gia luật lao động nhấn mạnh thêm. “Một số người muốn có thêm thời gian rảnh rỗi vào buổi chiều để lo các chuyện lặt vặt, ví dụ như chăm con cái, sau đó làm bù giờ vào buổi tối. Một số khác lại muốn bàn bạc lúc khuya với đồng nghiệp, để hôm sau có thể đi làm muộn hơn”.
Tuy nhiên, theo Viện Nghiên cứu Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp (Federal Institute for Occupational Safety and Health – BAUA), Đức: Nới lỏng quy tắc Feierabend có khả năng dẫn đến lạm dụng người lao động. Theo khảo sát của tổ chức này vào năm 2017, 20% công nhân viên đã nghỉ ngơi ít hơn 11h/ngày ít nhất là 1 lần/tháng. Họ nghi ngờ 20% này đã bị ép lao động ngoài giờ.
Trong thời đại số hóa, tuân thủ giờ giấc nghỉ ngơi còn bảo vệ người lao động khỏi… chính mình
Trên tất cả, Feierabend vì quyền lợi của người lao động. Nó không chỉ bảo vệ họ khỏi bị chủ lao động bóc lột, mà còn giữ họ an toàn trước thói “tham công tiếc việc” của bản thân. Dù chỉ đọc email công việc ngoài giờ để… giết thời gian, thì đọc xong rồi cũng bất giác trăn trở. Cũng theo BAUA, có nhiều công nhân viên thường xuyên nghỉ ít hơn 11h/ngày đã báo cáo bị mất ngủ, kiệt sức, đau lưng…
“Tuân thủ quy định giờ nghỉ ngơi rất cần thiết, nhất là trong thời đại số hóa ngày nay, khi điện thoại thông minh, máy tính xách tay nhan nhản khắp các ngả” – David Markworth, chuyên gia pháp lý kết luận. “Điều quan trọng bây giờ là làm thế nào bảo vệ công nhân viên khỏi nguy cơ bị chủ lao động, và nhất là bị chính mình lạm dụng”.
Tình tiết đau lòng vụ người gốc Á bị đẩy ngã chết trước mũi tàu hỏa: Nạn nhân mãi mãi không biết lý do mình phải chết
Ngày 15/1, khắp sân ga Quảng trường Thời đại vang vọng tiếng thét thất thanh, sau khi Michelle Alyssa Go bị đẩy xuống đường ray tàu hỏa.
Michelle Alyssa Go, người phụ nữ đam mê du lịch và yêu thành phố New York. Cô chỉ mới chào đón sinh nhật tuổi 40 vào tháng 12/2021 bằng một chuyến đi tới Maldives, và đang chờ đón một công việc liên quan đến du lịch.
Sáng Thứ Bảy ngày 15/1, Go rời nhà tại khu Upper West Side, chuẩn bị lên chuyến tàu ở Quảng trường Thời Đại. Một người đàn ông 61 tuổi tiếp cận cô từ phía sau, lấy tay đẩy cô ngã xuống đường ray, khi chuyến tàu chuẩn bị chạy qua.
9h30 phút sáng ngày 15/1, khắp ga tàu vang vọng tiếng thét thất thanh. Vụ sát hại Alyssa Go tạo ra một sự chết lặng đến thành phố vốn đã chịu đựng quá nhiều áp lực sau 2 năm đại dịch. Thời điểm hiện tại, người đi tàu chỉ bằng phân nửa so với tháng 3/2020, và liên tục cầu cứu cơ quan chức năng về việc phải đối mặt với số người vô gia cư hoặc mắc bệnh tâm thần tăng đột biến.
Michelle Alyssa Go - nạn nhân gốc Á bị xô trước mũi tàu điện
Giả như đây là một năm khác không có dịch bệnh, cô Go có lẽ đã chẳng ở New York, theo Olivia Henderson - hàng xóm của Go. Cô lẽ ra đã đi du lịch ít nhất là trước đó 1 ngày, giống như lịch trình thường niên của mình.
"Cô ấy rất thông minh" - Henderson khóc nấc khi nói về nạn nhân. "Là kiểu người làm gì cũng đúng".
Là một người kín tiếng nhưng thân thiện, cô Go đã quyết định gia hạn hợp đồng thuê nhà thay vì rời đi trong đại dịch, như một động thái gắn bó với nơi cô đã xem là nhà sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ tại ĐH New York. "Tôi cam đoan rằng mọi thứ cô ấy làm đều rất bình thường. Vậy nên chuyện xảy ra thật sự gây đau lòng".
Tình tiết đau lòng nhất
Sau khi gây án, Simon Martial - kẻ vốn đã thụ án 2 năm tù vì tội cướp xe taxi tiếp tục đi tàu tới Lower Manhattan, rồi thú nhận với cảnh sát rằng mình đã đẩy một người phụ nữ xuống đường tàu.
Theo lời cảnh sát, Martial là một kẻ vô gia cư và có tiền sử mắc bệnh tâm thần. Tuy nhiên, dự kiến y vẫn sẽ bị buộc tội giết người, theo lời lực lượng hành pháp. Trước đó, Martial bị bắt vì tội buôn ma túy. Nhưng vụ việc đã bị bãi bỏ sau các đánh giá về tình trạng tâm thần. Y cũng chịu giám sát của nhà chức trách suốt 4 năm, cho đến tháng 8/2021.
Ngay trước khi vụ tấn công xảy ra, Maria Coste-Weber, một hành khách đang đứng chờ tàu để tới lớp học boxing. Cô trở thành nhân chứng của vụ việc, sau khi tận mắt chứng kiến gã đàn ông tiếp cận nạn nhân rất nhanh với cánh tay để ra phía trước.
Cái chết của Go khiến người New York chết lặng
"Y bắt đầu chạy, để sẵn 2 tay phía trước và xô cô ấy ngã" - cô kể lại. "Mọi chuyện diễn ra quá nhanh, chẳng ai biết chuyện gì xảy ra cho đến khi mọi thứ đã quá muộn".
Nạn nhân Go lúc đó đang đứng gần một nhóm người khác, chuẩn bị bước lên tàu khi con tàu bắt đầu vào ga.
"Cô ấy quay lưng về phía tên điên đó. Đến tận lúc chết, cô ấy cũng không thấy được kẻ đã ra tay".
Go thực chất là người phụ nữ thứ 2 bị Martial tấn công tại nhà ga hôm ấy theo lời cảnh sát. Trước đó chỉ vài phút, một người phụ nữ khác cho biết mình đã chạy xa khỏi Martial vì sợ rằng y sẽ đẩy mình xuống đường ray.
Thảm họa đen tối của New York và nước Mỹ
Trong đại dịch, những vụ tấn công liên quan đến người Mỹ gốc Á đã có xu hướng gia tăng mạnh. Tuy nhiên dù Go là một người gốc Á, cảnh sát cho biết chưa có bằng chứng nào cho thấy cô bị tấn công chỉ vì chủng tộc của mình.
Cái chết của Go diễn ra trong thời điểm tỉ lệ tội phạm tại các ga tàu điện ngầm đang gia tăng. Theo thống kê, tỉ lệ các vụ tấn công nghiêm trọng vào tháng 11/2021 đã tăng gấp 3 lần so với cùng thời điểm năm 2019. Tỉ lệ ăn cướp cũng tăng gấp đôi.
Một cảnh sát đi tuần gần hiện trường vụ việc
2/2021, sau sự việc một người đàn ông vô gia cư dùng dao đâm 4 người khác gần ga tàu điện, Thị trưởng Bill de Blasio đã tăng cường thêm 500 cảnh sát vào hệ thống tuần tra. Tháng 5/2021, làn sóng tấn công không thuyên giảm, ông de Blasio tiếp tục tăng thêm 250 cảnh sát nữa, thậm chí tuyên bố sẽ nâng số lượng cảnh sát tuần tra lên mức cao nhất lịch sử. Riêng ngày 15/1, trạm ga ở Quảng trường Thời đại có đến 6 cảnh sát được giao nhiệm vụ tuần tra.
Theo lời nhà chức trách, số vụ án nghiêm trọng đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Nhưng vấn đề là số hành khách đi tàu cũng đang ở mức thấp, dẫn đến tỉ lệ tội phạm trên mỗi 1 triệu hành khách tăng mạnh.
Ngoài trẻ, xinh, tiếp viên cần kỹ năng gì để phục vụ khách VIP trên máy bay riêng? Hai tiếp viên hàng không chuyên phục vụ trên các máy bay riêng từng chia sẻ những bí mật trong nghề, cũng như những kỹ năng cần có để có thể trụ lại với công việc đầy cạnh tranh này. Nữ tiếp viên hàng không Mary Kalymnou đã làm việc trong ngành được 13 năm. Đối với đại đa số mọi người, để...