Đất nông nghiệp trong khu quy hoạch được cấp phép xây dựng tạm
UBND TPHCM vừa chính thức ban hành quyết định số 21/2013/QĐ-UBND quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố, gỡ rối nhiều tồn tại vướng mắc lâu nay, trong đó có việc cấp giấy phép xây dựng tạm trong khu quy hoạch.
Cho xây dựng tạm nhưng phải là trên đất ở
Tháng 1/2013, anh Phan Văn Thành, ngụ tại 21/8 ấp Trung Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn (TPHCM) phản ánh: “Tôi nghe thành phố cho phép xây dựng tạm trong khu vực đất đã có quy hoạch nhưng chưa thực hiện quy hoạch. Đất nhà tôi đã có nhà, quy hoạch làm công viên hàng chục năm nay rồi mà chưa thấy nhúc nhích. Năm rồi tôi đi xin xây dựng tạm để mở rộng thêm diện tích ở mà cả xã lẫn huyện chỉ nhau, chẳng ai cho”.
Vì nhu cầu nhà ở quá bức xúc, gia đình anh Thành liều xây dựng căn nhà tôn vách lá để ở thì lực lượng chức năng kéo xuống cưỡng chế. Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Xuân Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Thới Tam Thôn cho biết: “Trường hợp này Thanh tra xây dựng xã cưỡng chế tháo dỡ là đúng vì nhà xây không phép, đã lập biên bản nhiều lần”.
Vì nhà có thêm nhiều người, gia đình anh Thành phải liều xây dựng không phép thêm căn nhà tôn vách lá bên cạnh căn nhà hiện hữu nhưng bị cưỡng chế tháo dỡ
Thời điểm đó, khi được hỏi vì sao không cấp phép cho anh Thành xây dựng tạm, ông Nam lý giải: “Đất của nhà anh Thành là đất thổ màu (TM), muốn xây nhà ở phải chuyển mục đích sử dụng thành đất ở. Mà đất này nằm trong khu quy hoạch lại không được chuyển mục đích sử dụng”.
Video đang HOT
Ông Nam cũng cho biết, tuy thành phố cho phép xây dựng tạm trong khu quy hoạch khi chưa tiến hành thực hiện quy hoạch. Nhưng đất muốn xây, sửa chữa nhà ở thì phải là đất ở. Nếu không phải là đất ở thì phải chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở. Nhưng do đất nằm trong khu quy hoạch không cho chuyển mục đích sử dụng đất nên rất nhiều hồ sơ xin cấp phép xây dựng tạm trong khu quy hoạch treo vướng mắc ở chỗ này.
Vì lý do trên nên dù TP đã áp dụng quy định cho phép xây dựng tạm trong khu vực có quy hoạch nhưng quy định này chưa đi vào cuộc sống. Khi áp dụng, chính quyền địa phương các quận – huyện cũng phản ánh nhiều về tình trạng này.
Gỡ rối nhiều nút thắt
Sau 6 tháng thực hiện quy định cấp phép xây dựng tạm trong khu quy hoạch treo, TPHCM đã nhận được nhiều góp ý từ ban ngành các cấp về các vướng mắc như trên. Do đó, UBND TP đã ban hành quyết định số 21/2013/QĐ-UBND quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố để gỡ vướng, thực hiện từ ngày 1/7.
Theo quyết định này, trường hợp nhà ở riêng lẻ trên đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư đã xây dựng và sử dụng ổn định nhà ở trước ngày 1/7/2006 (kể cả các trường hợp tự khai thác, lấn chiếm đất nhà nước mà Nhà nước không quản lý, sử dụng), không có tranh chấp, khiếu nại; không phù hợp quy hoạch… đều được giải quyết cho phép xây dựng tạm.
Trong trường hợp nhà ở đã tồn tại trước khi có quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (hay quy hoạch phân khu) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố, dù không phù hợp quy hoạch là đất ở thì cũng được xét cấp giấy phép xây dựng tạm tối đa đến 3 tầng (không kể tầng lửng tại tầng 1 và mái che cầu thang tại sân thượng). Còn trường hợp nhà ở được xây dựng sau ngày quy hoạch được phê duyệt và công bố thì chỉ được phép sửa chữa, cải tạo nhưng không làm thay đổi quy mô căn nhà hiện hữu.
Với quy định mới này, nhà anh Thành trong trường hợp nêu trên hoàn toàn có thể xin cấp phép xây dựng tạm để mở rộng quy mô nhà ở hiện tại, đáp ứng nhu cầu ở của gia đình. Quyết định trên của TP cũng giúp gỡ vướng cho nhiều gia đình rơi vào trường hợp như anh Thành.
Ngoài ra, quyết định này cũng quy định rõ việc xác định cụ thể thời gian sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ khi cấp giấy phép xây dựng tạm. Nếu trong vòng 5 năm, kể từ ngày công bố công khai quy hoạch chi tiết 1/2000 (quy hoạch phân khu), Nhà nước thu hồi đất để thực hiện quy hoạch thì các kiến trúc xây dựng mới theo giấy phép xây dựng tạm không được bồi thường, hỗ trợ. Nhưng nếu sau 5 năm Nhà nước mới thực hiện quy hoạch thì phải bồi thường, hỗ trợ theo quy định hiện hành.
Theo Dantri
"KS" - Khái niệm đang bị hiểu nhầm trong Liên Minh Huyền Thoại
Đã ai từng cảm thấy ức chế khi bị đồng đội "KS" mạng trong đấu trường Liên Minh Huyền Thoại? Bạn đang truy đuổi một kẻ địch còn rất thấp máu và đang chờ kĩ năng hồi lại để có thể kết thúc mục tiêu. Ngay lúc này, trên đầu con mồi xuất hiện biểu tượng Bách Phát Bách Trúng của Caitlyn và trước khi bạn có thể dùng chiêu, "bùm"... KS.
Chiêu cuối của Caitlyn thường bị hiểu nhầm là ks.
KS hay Kill Stealing là một thuật ngữ rất phổ biến trong Liên Minh Huyền Thoại, ám chỉ việc người chơi chỉ sử dụng rất ít kĩ năng, thậm chí là một đòn đánh thường để kết thúc mục tiêu trong khi đồng đội ra sức tấn công từ trước. Trong bất kì hoàn cảnh nào, bị KS cũng mang lại một tâm lí hết sức ức chế với người chơi bởi họ không khác gì bị ăn cướp một cách trắng trợn. Không chỉ riêng Liên Minh Huyền Thoại mà ở các tựa game khác, KS cũng trở thành một vấn nạn không hề có cách giải quyết triệt để. Tuy nhiên, với sản phẩm có đến 100 triệu người chơi trên toàn thế giới, Riot Games đã biết cách biến những điều không thể thành có thể bằng việc tạo ra một cơ chế hợp lí trong trò chơi. Đó là gì?
Không ai thích bị KS, kể cả những game thủ nhí.
Trong Liên Minh Huyền Thoại, điểm kinh nghiệm khi hạ gục một tướng địch sẽ chia đều cho những tướng tham gia hạ gục mục tiêu. Điều này đồng nghĩa với việc tổng điểm kinh nghiệm trong trường hợp xảy ra KS và không có KS là tương đương nhau. Thay vì tính toán trên phạm vi từng tướng riêng lẻ, lợi ích tính cho cả đội trong hai trường hợp là bằng nhau. Tuy nhiên phần thú vị nằm ở lượng vàng mà chúng ta nhận được khi hạ gục đối phương.
Lượng vàng nhận được khi hạ gục đối phương được tính trên chuỗi hạ gục của mục tiêu (thông thường: 300 vàng; 2 mạng: 360 vàng; 3 mạng: 432 vàng...), con số này chính xác trong trường hợp chỉ có một tướng ta hạ gục địch và không có ai hỗ trợ. Trong trường hợp xuất hiện những tướng hỗ trợ, lượng vàng nhận được sẽ thay đổi, cụ thể là được tăng thêm 50%. Con số tăng thêm này sẽ được chia đều cho những người tham gia hỗ trợ trong khi người hạ gục mục tiêu vẫn nhận 100% lượng vàng ban đầu. Dưới đây là một ví dụ cụ thể.
Lượng vàng và kinh nghiệm nhận được trong hai trường hợp khác nhau.
Giả sử Nautilus sẽ nhận được 300 vàng cùng 200 kinh nghiệm khi hạ gục Teemo trong trường hợp không có tướng hỗ trợ nào. Nếu như Caitlyn xuất hiện và vô tình ăn mạng của Nautilus, lúc này Caitlyn sẽ nhận đầy đủ 300 vàng từ Teemo cùng 1/2 số điểm kinh nghiệm là 100. Về phần mình, Nautilus cũng nhận được 100 điểm kinh nghiệm đồng thời nhận thêm cả 1/2 lượng vàng từ Teemo là 150 vàng.
Dễ dàng nhận thấy, tổng lượng vàng nhận được từ việc Teemo ở trường hợp có tướng hỗ trợ đã tăng thêm 50% so với trường hợp thứ nhất. Đây cũng là lí do tại sao khi băng trụ trong Liên Minh Huyền Thoại, kể cả có phải đổi mạng với đối phương thì những người băng trụ vẫn có lợi hơn. Hi vọng với bài viết này, các bạn sẽ không còn quá bực bội khi bị đối phương nẫng mất mạng ngay trước mắt mình. Hãy biết nghĩ cho lợi ích của cả đội thay vì lợi ích của bản thân, đây cũng là chìa khóa chiến thắng trong Liên Minh Huyền Thoại.
Theo GameK
Lộ diện giá bán vi xử lý Haswell cho desktop Càng gần đến ngày lên kệ (hứa hẹn vào tháng Sáu), nhiều thông tin về Haswell tiếp tục được tiết lộ. Và mới đây nhất, trang Vr-zone có vẻ như đã có được thông tin về giá phân phối của chip Core i thế hệ 4 đến từ Intel. Bên cạnh giá bán theo đơn hàng 1000 con chip dành cho các OEM,...