Đặt niềm tin vào Chính phủ nhiệm kỳ tiếp theo
Đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế – xã hội của nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIII, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng, ông Trần Ngọc Vinh cho rằng, thành tựu đạt được không ít, nhưng hạn chế, tồn tại còn nhiều. Ông kỳ vọng Chính phủ mới sẽ giải quyết được những bức xúc trong xã hội.
Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng, ông Trần Ngọc Vinh .
Đánh giá về kết quả đạt được trong 5 năm vừa qua, ông có thể tóm gọn thế nào?
Năm năm qua, mặc dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, bối cảnh trong nước cũng khó khăn không kém, nhưng kinh tế vĩ mô nước ta cơ bản ổn định, lạm phát đã được chuyển từ trạng thái kiềm chế sang kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi đà tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện.
Có thể nói, nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIII rất thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo khi số hộ nghèo năm 2015 giảm còn 4,5% so với mức 14,2% đầu nhiệm kỳ; thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 1.517 USD năm 2011 lên 2.109 USD năm 2015. Cùng với đó, hàng loạt chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người có công, người nghèo, người cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số… được triển khai.
Trong lĩnh vực giao thông – vận tải, dư luận xã hội cũng như nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá rất cao ông Đinh La Thăng với tư cách là tư lệnh ngành. Ông có nghĩ như vậy?
Đại biểu Quốc hội, dư luận xã hội và cả báo chí đánh giá rất cao ông Đinh La Thăng trên cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải về sự quyết liệt, dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nên tôi không đánh giá thêm nữa.
Tôi chỉ muốn nói điều mà ngành giao thông – vận tải chưa làm được và đang là bức xúc trong xã hội, đó là tình trạng có quá nhiều trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ và phí đường bộ tăng không ngừng do giá thành đầu tư quá cao.
Vẫn biết, nhà đầu tư bỏ tiền ra làm đường bằng hình thức BOT, người sử dụng đường giao thông phải trả tiền là đương nhiên, nhưng phải kiểm soát được tổng mức đầu tư, thời gian hoàn vốn, mức phí giao thông mà người dân, doanh nghiệp phải trả phải phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội và thu nhập thực tế của người dân, đừng để người tham gia giao thông trở thành con tin của nhà đầu tư.
Video đang HOT
Thế còn lĩnh vực ngân hàng thì sao, thưa ông?
Nhớ lại những năm 2011 – 2013, hàng loạt ngân hàng đứng bên bờ vực phá sản, tính thanh khoản nằm trong trạng thái báo động – hậu quả của thời kỳ thị trường tài chính tăng trưởng quá nóng trước đó. Nhưng chỉ sau một thời gian tái cơ cấu, kỷ luật, kỷ cương đã được thiết lập trở lại bằng nhiều giải pháp rất mạnh mẽ như sáp nhập, mua lại ngân hàng yếu kém; xử lý mạnh mẽ nợ xấu; can thiệp vào thị trường vàng bằng giải pháp thị trường; điều chỉnh tỷ giá linh hoạt…
Kết quả đạt được rất khả quan khi lãi suất giảm khoảng 40%, nợ xấu xuống còn khoảng 3%, niềm tin vào VND được cải thiện, dự trữ ngoại hối tăng liên tục…
Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, tái cơ cấu ngân hàng mới chỉ ở giai đoạn đầu; chất lượng tín dụng và dịch vụ ngân hàng vẫn còn thấp; năng lực tài chính, quản trị, kiểm tra, giám sát nội bộ của một số tổ chức tín dụng còn yếu.
Giáo dục, đào tạo, y tế, an toàn thực phẩm là những lĩnh vực được dư luận đánh giá rất thấp. Ông có cùng quan điểm không?
Không chỉ có nhiệm kỳ 5 năm vừa qua, mà hàng chục năm nay, lĩnh vực giáo dục – đào tạo năm nào cũng đổi mới, năm nào cũng thử nghiệm, nhưng dường như chưa tìm được lối thoát. Học vị thạc sỹ, tiến sỹ, đề tài nghiên cứu nhiều “vô thiên lủng”, nhưng không áp dụng được vào cuộc sống, mà chủ yếu để ngăn tủ, làm đẹp hồ sơ cho chủ nhân của nó khi lên chức, lên quyền.
Trong khi đó, trong vòng 10 năm trở lại đây, nguồn lực đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là rất lớn. Mỗi năm, ngân sách nhà nước dành 2% tổng chi cho lĩnh vực này, chưa kể hàng chục ngàn tỷ đồng trái phiếu chính phủ đã được phát hành để nâng cấp hệ thống bệnh viện. Nhưng thực tế, dịch vụ y tế tối thiểu nhất là mỗi bệnh nhân nằm một giường mà nhiều lúc, nhiều nơi chưa đáp ứng được.
Đó là lỗi của ngành y tế, đồng thời cũng có lỗi của cả xã hội do bệnh tật ngày càng nhiều vì kiểm soát an toàn thực phẩm quá kém. Vấn đề này là trách nhiệm của cả xã hội, các cấp, các ngành và mọi người dân, chứ không phải là trách nhiệm riêng của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015
Sáng 28/12, tại Hội nghị Chính phủ với địa phương tháng 12/2015, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày Báo cáo tóm tắt kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015. Báo Đầu tư trích đăng một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội thực hiện năm 2015.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh trình bày Báo cáo tại Hội nghị Chính phủ với địa phương
1. Về thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
- Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2015 tăng 0,6% so với tháng 12/2014; bình quân cả năm 2015 tăng 0,63%. Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, nhưng không có biểu hiện giảm phát. Tiêu dùng trong nước, sức mua và tổng cầu đã tăng khá mạnh; tăng trưởng kinh tế cao nhất trong vòng 8 năm qua. Lạm phát cơ bản bình quân cả năm 2015 tăng 2,05% so với năm trước.
- Về tiền tệ, tín dụng: Tính đến ngày 21/12/2015, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 13,59% so với cuối năm 2014; tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 17,17%; tổng phương tiện thanh toán ước tăng 13,55%.
- Về thu - chi ngân sách nhà nước: lũy kế đến ngày 15/12/2015, tổng thu NSNN ước đạt 884,755 nghìn tỷ đồng, bằng 97,1% dự toán và bằng 95,4% số đã báo cáo Quốc hội; ước thực hiện cả năm 2015, thu NSNN sẽ vượt dự toán và vượt số đã báo cáo Quốc hội. Tổng chi NSNN ước đạt 1.064,51 nghìn tỷ đồng, bằng 92,8% dự toán.
- Về đầu tư phát triển: năm 2015, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 1.367,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước và bằng 32,6% GDP.
Vốn FDI thực hiện năm 2015 ước đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2014; vốn đăng ký ước đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12,5%; số dự án cấp mới tăng 26,8%; số lượt dự án tăng thêm vốn tăng 37%.
2. Về thực hiện mục tiêu phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế
- Tăng trưởng GDP đạt mức cao nhất trong 8 năm qua: tốc độ tăng GDP có xu hướng tăng nhanh sau từng Quý (Quý I tăng 6,12%; Quý II tăng 6,47%; Quý III tăng 6,87% và Quý IV tăng 7,01%). Ước cả năm, tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,68%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008, cao hơn số đã báo cáo Quốc hội (khoảng 6,5%) và cao hơn mục tiêu đề ra là 6,2%.
- Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến tiếp tục tăng trưởng cao: tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 9,29%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2015 ước tăng 9,8%, cao hơn các năm trước (năm 2013 tăng 5,9%; năm 2014 tầng 7,6%); trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,6%.
- Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2,36%. Tổng sản lượng lương thực có hạt toàn quốc ước đạt gần 50,5 triệu tấn, tăng 0,6% so với năm trước. Sản xuất lúa cả năm 2015 vẫn đạt khá, tăng nhẹ về diện tích, năng suất và sản lượng: diện tích gieo trồng lúa đạt 7,83 triệu ha, tăng 0,2% so với năm trước; năng suất ước đạt 57,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha (tăng 0,3%), sản lượng ước đạt gần 45,22 triệu tấn, tăng 241 nghìn tấn (tăng 0,5%).
- Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển, sức mua và tổng cầu tiếp tục cải thiện: tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 6,04%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2015 ước tăng 9,5% so với năm trước; nếu loại trừ yếu tố giá, tăng 8,4%. Khách quốc tế đến nước ta ước đạt khoảng 7,94 triệu lượt khách, bằng xấp xỉ năm 2014.
- Về xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 162,44 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2014; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 165,6 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2014; nhập siêu khoảng 3,17 tỷ USD, bằng khoảng 2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Hoạt động phát triển doanh nghiệp tiếp tục có những chuyển biến tích cực, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số vốn tăng cao, nhất là từ khi Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực thi hành (01/7/2015). Năm 2015, cả nước có 94.754 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 601.519 tỷ đồng; so với năm trước, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đãng ký (so sánh 2014/2013: doanh nghiệp giảm 2,7%; vốn tăng 8,4%). Vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm trước. Có 21.506 doanh nghiệp trước đây gặp khó khăn ngừng hoạt động nay quay lại hoạt động, tăng 39,5% so với năm trước.
3. Về lao động, việc làm, an sinh xã hội, y tế, văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác
Năm 2015, ước tạo việc làm khoảng 1,63 triệu người, bằng 101,6% kế hoạch năm, tăng 1,6% so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khoảng 2,31%; trong đó, khu vực thành thị khoảng 3,29%, đạt mục tiêu đề ra (dưới 4%). Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 4,5%; riêng các huyện nghèo giảm còn 28%, hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội. Tuyển mới dạy nghề khoảng 2,15 triệu người, đạt 100% kế hoạch, tăng 6,3% so với thực hiện năm 2014. Tỷ lệ lao động qua đào tạo cuối năm 2015 ước đạt 51,6%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ là 21,9%.
Các lĩnh vực an sinh xã hội tiếp tục được các cấp, các ngành chú trọng triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác ý tế dự phòng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường. Các hoạt động văn hoá - nghệ thuật, thông tin, tuyên truyền, thể thao, an toàn giao thông được triển khai và đạt kết quả tốt.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Đà Nẵng nâng cấp nhiều công trình lớn phục vụ APEC 2017 Đà Nẵng sẽ đầu tư hơn 400 tỷ đồng xây mới, nâng cấp, cải tạo một số công trình, hạ tầng giao thông lớn phục vụ Tuần lễ cấp cao APEC 2017. Sáng 22/3, HĐND thành phố Đà Nẵng tổ chức Kỳ họp thứ 17, kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ 2011-2016. Tại kỳ họp lần này, HĐND thành phố Đà Nẵng...