“Dạt” nhà, thanh niên 19 tuổi lĩnh 18 năm tù
Hậu hành vi bỏ nhà đi, thanh niên 19 tuổi vướng lao lý, sau đó phải trả giá bằng 18 năm tù.
Bị cáo tại tòa.
Ngày 6/11, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Bùi Văn Lợi (SN 2001, ở Lý Nhân, Hà Nam) ra xét xử về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Lợi 18 năm tù theo đúng tội danh bị truy tố.
Theo hồ sơ vụ án, do mâu thuẫn với gia đình, Bùi Văn Lợi đã bỏ nhà đi. Quá trình dạt nhà, thanh niên 19 tuổi tới nhà Nguyễn Văn Yên Hùng – bạn mới quen năm 2017 ở. Tại đây, Lợi được chủ nhà nuôi ăn, ở và sử dụng ma túy mà không mất tiền.
Chiều 19/9/2019, tại cầu Hòa Mạc ( huyện Duy Tiên, Hà Nam), Hùng đưa cho Lợi 1 túi vải màu trắng bên trong có ma túy thuốc lắc nhờ cất giấu đi. Lợi đã giấu túi ma túy ngay ở đoạn đường từ Hòa Mạc đến Đồng Văn.
Tối 21/9/2019, Hùng gọi điện bảo Lợi đến nhà nghỉ Rubi ở (huyện Duy Tiên) gặp mình. Gặp nhau, Hùng bảo Lợi đi lấy túi đựng ma túy trước Hùng nhờ cất giấu mang về nhà nghỉ cho Hùng. Sau khi kiểm tra “hàng” xong, Hùng cùng Lợi thuê taxi về Hà Nội để bán số ma túy trên.
Trước khi ra khỏi phòng, Hùng bảo Lợi giấu túi đựng ma túy trong cạp quần rồi phủ áo lên che. Lên xe, Hùng ngồi ghế phụ còn Lợi ngồi ghế sau và để ma túy xuống sàn xe gần chỗ Lợi ngồi. Khi xe đến trước cửa số 8 Hồ Văn Chương, xe taxi chở Hùng và Lợi bị cảnh sát cơ động kiểm tra, bắt quả tang cùng tang vật.
Tại cơ quan điều tra, Hùng khai không biết trên xe có ma túy cho đến khi bị lực lượng công an kiểm tra. Hùng không nhận liên quan mua bán trái phép chất ma túy cùng Bùi Văn Lợi.
Video đang HOT
Với hành mua bán trái phép 167,055 gam ma túy loại MDMA, Lợi bị HĐXX TAND TP Hà Nội tuyên phạt 18 năm tù theo đúng tội danh bị truy tố.
Về đối tượng Nguyễn Văn Yên Hùng, sau khi bị bắt, Cơ quan điều tra quận Đống Đa không tạm giữ hình sự để điều tra. Mặc dù Hùng khai không biết và không liên quan tới hành vi mua bán trái phép ma túy của Bùi Văn Lợi nhưng quá trình điều tra đã xác định có đủ căn cứ khẳng định Hùng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Ngày 18/3/2020, Cơ quan CSĐT – Công an TP Hà Nội ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Văn Yên Hùng về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Quá trình thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam xác định Nguyễn Văn Yên Hùng đã bỏ trốn nên ra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ làm rõ, xử lý sau.
1 năm có 21 người bị khởi tố, truy tố oan
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết năm 2020 có 18 bị can bị khởi tố oan, ba trường hợp bị truy tố oan.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội mới đây đã có báo cáo thẩm tra báo cáo công tác của các cơ quan tư pháp năm 2020.
"Công tác điều tra còn một số hạn chế"
Qua nghiên cứu các báo cáo của Chính phủ và VKSND Tối cao, Ủy ban Tư pháp đánh giá "công tác điều tra vẫn còn một số hạn chế".
Đáng chú ý, cơ quan điều tra (CQĐT) một số địa phương tiếp nhận, xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố còn chưa đúng quy định. VKSND các cấp đã phát hiện nhiều vi phạm và yêu cầu CQĐT khởi tố 791 vụ án, tăng 63 vụ; trực tiếp khởi tố và yêu cầu điều tra 22 vụ, yêu cầu CQĐT hủy 30 quyết định khởi tố vụ án; hủy 72 quyết định không khởi tố vụ án; hủy 62 quyết định khởi tố vụ án...
Ủy ban Tư pháp cho rằng việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam còn nhiều vi phạm, dẫn đến số trường hợp VKSND các cấp không phê chuẩn tăng mạnh so với năm 2019. Cụ thể, VKSND không phê chuẩn 136 trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tăng 22,5%; 242 lệnh tạm giam; 153 lệnh bắt bị can để tạm giam; hủy 716 quyết định tạm giữ, tăng 10,15%... Ngoài ra, số người bị tạm giữ hình sự sau phải trả tự do, không xử lý hình sự giảm so với năm 2019 nhưng vẫn còn 432 người.
Ủy ban Tư pháp đánh giá chất lượng hoạt động điều tra còn một số hạn chế trong thu thập, đánh giá chứng cứ. Do đó, số trường hợp VKSND yêu cầu điều tra, yêu cầu thay đổi, bổ sung các quyết định tố tụng và được CQĐT chấp nhận đều tăng nhiều so với năm 2019...
"Đề nghị Chính phủ yêu cầu Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo CQĐT các cấp cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác điều tra và rà soát các vụ án để ban hành các quyết định tố tụng đúng quy định của pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm, tránh làm oan người vô tội" - báo cáo thẩm tra nêu.
Đặc biệt, theo Ủy ban Tư pháp, năm 2020 số bị can bị khởi tố oan giảm so với năm 2019 nhưng vẫn còn 18 trường hợp. Đây là trường hợp các bị can được đình chỉ điều tra do không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
Phạm nhân Triệu Quân Sự bỏ trốn khỏi trại giam quân sự đã bị lực lượng chức năng bắt giữ. Ảnh: TTXVN
60 trường hợp bị oan liên quan trách nhiệm của VKS
Thẩm tra báo cáo của viện trưởng VKSND Tối cao, Ủy ban Tư pháp đánh giá công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của VKSND các cấp trong năm 2020 "tiếp tục được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực".
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng công tác này cũng còn một số hạn chế. Cụ thể, còn hơn 470 tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố quá hạn giải quyết, tiềm ẩn nguy cơ bỏ lọt tội phạm.
"Đáng lưu ý, để xảy ra 60 trường hợp bị oan liên quan đến trách nhiệm của VKS" - cơ quan thẩm tra chỉ rõ. Cụ thể, có 38 trường hợp VKS phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và gia hạn tạm giữ, sau đó phải trả tự do; 22 bị can được CQĐT và VKS đình chỉ do không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm hoặc hết thời hạn điều tra không chứng minh được hành vi phạm tội.
Cạnh đó, việc xét phê chuẩn áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong một số trường hợp chưa chặt chẽ; trong đó có những trường hợp đáng phải áp dụng biện pháp tạm giam nhưng không tạm giam hoặc có những trường hợp hủy bỏ biện pháp tạm giam đang áp dụng, sau đó bị can bỏ trốn, phải ra lệnh truy nã.
Ngoài ra, số vụ án bị tạm đình chỉ điều tra vẫn còn nhiều và tăng so với năm 2019; số vụ án kinh tế, tham nhũng, chức vụ bị tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung giảm không đáng kể...
Liên quan đến công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Ủy ban Tư pháp cho rằng năm 2020, VKSND các cấp tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.
"Trách nhiệm công tố của kiểm sát viên tại các phiên tòa được tăng cường. Số vụ án VKS rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa giảm mạnh" - báo cáo thẩm tra nêu.
Đáng chú ý, số bị can bị VKS truy tố mà tòa án cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội giảm ba trường hợp so với năm 2019 (năm 2019 có sáu trường hợp bị truy tố oan). Tuy nhiên, trong năm vẫn còn ba trường hợp VKS truy tố oan dẫn đến tòa án cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội.
Ngoài ra, có ba trường hợp VKS phải rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa; 95 trường hợp truy tố thiếu căn cứ, sai tội danh, sai khung hình phạt dẫn đến tòa án phải xét xử về khoản khác trong cùng điều luật hoặc tội danh khác (bằng, nhẹ hơn hoặc nặng hơn tội danh VKS đã truy tố)...
Năm 2020: 23 phạm nhân bỏ trốn
Đánh giá về công tác thi hành án hình sự , báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cho rằng năm 2020 số người bị kết án phạt tù và số người chấp hành án tại các cơ sở giam giữ tăng mạnh so với năm 2019.
"Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý giam giữ, đồng thời thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19" - báo cáo nhận định. Cụ thể, các trại giam không để xảy ra tình trạng phạm nhân tập trung gây rối, chống đối tập thể; số phạm nhân phạm tội mới, trốn khỏi cơ sở giam giữ, vi phạm nội quy đều giảm so với năm 2019. Tỉ lệ phạm nhân được xếp loại cải tạo khá tăng hơn so với năm 2019. Các chế độ đối với phạm nhân nữ có con nhỏ được các trại giam bảo đảm đúng quy định pháp luật.
"Công tác lập hồ sơ, đề nghị tòa án xem xét, xét giảm thời hạn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án cho phạm nhân được các trại giam, cơ quan thi hành án hình sự thực hiện đúng quy định pháp luật" - báo cáo thẩm tra nêu.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Tư pháp, tình trạng phạm nhân bỏ trốn khỏi cơ sở giam giữ vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, còn xảy ra 23 trường hợp, trong đó có vụ phạm nhân Triệu Quân Sự trốn khỏi trại giam của Bộ Quốc phòng phạm tội mới, gây hoang mang dư luận.
Đội lốt thợ điện cắt trộm dây cáp ở trạm biến áp Từng là Tổ trưởng thi công các trạm biến áp trên địa bàn một số huyện ngoại thành Hà Nội và huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Đỗ Văn Hiệp đã nảy sinh ý định cắp trộm dây cáp điện tại các trạm biến áp. Thượng tá Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Công an huyện Mỹ Đức thông tin, ngày 17-10, qua công tác...