“Đất ngọc” Lục Yên khát vọng về chặng đường mới
Huyện Lục Yên (Yên Bái) – “đất ngọc” vinh dự 2 lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng đang có những đổi thay đáng tự hào.
Đó là nhờ trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ huyện Lục Yên đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ 21 đề ra.
Với những nỗ lực và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Lục Yên đã thực hiện hiệu quả 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, hoàn thành toàn diện 25/25 chỉ tiêu Nghị quyết (trong đó có 13 chỉ tiêu vượt, 12 chỉ tiêu đạt nghị quyết).
Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra
Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, huyện Lục Yên đã thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Qua đó trên địa bàn đã hình thành rõ nét các vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGAP, xây dựng cơ sở chăn nuôi tập trung; xây dựng 6 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao. Xây dựng nhãn hiệu tập thể sản phẩm Cam Lục Yên và vịt bầu. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản năm 2020 ước đạt 960 tỷ đồng, tăng 29,5% so với nghị quyết.
Những mô hình nông nghiệp áp dụng công nghệ cao đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng xuất hiện nhiều tại Lục Yên.
Các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư vào chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ rừng trồng… Phát triển các làng nghề nhằm tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2020 ước đạt 1.940 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2016 – 2020 tăng 13,68%/năm và đóng góp khoảng 70% vào nguồn thu cân đối ngân sách của huyện, qua đó tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động của địa phương.
Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo tỉnh Yên Bái thăm, kiểm tra hoạt động khai thác đá tại Lục Yên.
Anh Đặng Thái Nguyên, công nhân Công ty TNHH đá cẩm thạch RK Việt Nam chia sẻ: “Trước đây tôi làm công việc tự do, thu nhập không ổn định, cuốc sống gặp nhiều khó khăn. Từ khi vào công ty làm, công việc ổn định, lương được trả đầy đủ, các chế độ chính sách cho người lao động luôn được quan tâm. Hiện nay lương trung bình của tôi đạt từ 6,5 – 7 triệu đồng/tháng, cuộc sống gia đình đã khá hơn rất nhiều”.
Khai trường mỏ đá của Cty TNHH đá cẩm thạch RK Việt Nam.
Video đang HOT
Phát huy lợi thế phát triển du lịch, trong nhiệm kỳ qua huyện đã khuyến khích đầu tư xây dựng các điểm du lịch sinh thái, du lịch gắn với di tích lịch sử, văn hóa. Tổ chức được nhiều sự kiện thu hút du khách đến với Lục Yên như: Lễ hội đền Đại Cại, đền Suối Tiên, lễ hội hoa Khai Trung, chương trình du lịch về miền đất Ngọc.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, huyện Lục Yên đã thu hút trên 275.000 lượt khách du lịch đến tham quan, thưởng ngoạn, doanh thu từ du lịch ước đạt 26,5 tỷ đồng/năm.
Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ; thực hiện hiệu quả chủ trương sắp xếp mạng lưới trường, lớp học, qua đó đã giảm 28 trường, 59 điểm trường; duy trì xây dựng 36 trường đạt chuẩn quốc gia.
Bình nguyên xanh Khai Trung, một điểm đến thu hút nhiều khách du lịch .
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng NTM, đô thị văn minh được triển khai sâu rộng với nhiều nội dung phong phú, sát với tình hình thực tiễn của địa phương. Đến nay, toàn huyện có 12 xã được công nhận đạt chuẩn văn hóa NTM.
Nét nổi bật trong bức tranh toàn cảnh về phát triển kinh tế xã hội của huyện trong nhiệm kỳ qua là kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo, hiệu quả, phát huy vai trò chủ thể trực tiếp của nhân dân chung sức xây dựng NTM, qua đó bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Theo báo cáo của huyện, đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn huyện Lục Yên đạt 36 triệu đồng/người/năm. Đến hết năm 2020 toàn huyện có 7 xã đạt chuẩn NTM, vượt 4 xã so với mục tiêu Nghị quyết.
Đến nay Lục Yên đã có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Công tác cán bộ là “then chốt của mọi then chốt”
Ông Lự Kim Vy – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lạc cho biết: “Yếu tố quan trọng để xây dựng NTM thành công, đó là phải xây dựng được Nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch sát, đúng với tình hình địa phương; phải có một tập thể đoàn kết, thống nhất và quyết tâm chính trị cao, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ đảng viên, người đứng đầu cấp ủy, các tổ chức đoàn thể; phát huy sức mạnh của nhân dân”.
Xác định công tác cán bộ là “then chốt của mọi then chốt”, trong nhiệm kỳ qua, công tác luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ được đảng bộ huyện quan tâm. Đảng bộ huyện đã sắp xếp được 14 xã, thị trấn có Bí thư Đảng ủy và 9 xã có Chủ tịch UBND không phải là người địa phương, 8 xã thực hiện nhất thể hóa chức danh Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch UBND xã.
“Là một cán bộ trẻ được điều động về cơ sở đảm nhận chức danh cán bộ chủ chốt, tôi nhận thức sâu sắc rằng đây là sự quan tâm, sự tin tưởng của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện dành cho thế hệ trẻ. Là cơ hội để các cán bộ được điều động được rèn luyện thực tiễn công tác trên các lĩnh vực. Ngay khi nhận nhiệm vụ, bản thân đã nỗ lực nghiên cứu tài liệu, tích cực học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng xử lý công việc từ các đồng nghiệp mới, từ các đồng chí lãnh đạo tiền nhiệm, luôn gắn bó, sâu sát với nhân dân địa phương”, anh Triệu Văn Huấn – Bí thư Đảng ủy xã Mường Lai (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) tâm sự.
Một góc thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên ngày nay.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hoàng Hữu Độ – Bí thư Huyện ủy Lục Yên cho biết: “Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ huyện Lục Yên tiếp tục phát huy và kế thừa những thành quả đã đạt được, nhất là những kinh nghiệm quý trong công tác xây dựng Đảng, trong lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội, những bài học và kinh nghiệm trong phát huy nội lực từ nhân dân, huy động có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao hơn nữa phương thức lãnh đạo của cấp ủy các cấp, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, sâu sát cơ sở, gần gũi, lắng nghe và chia sẻ với nhân dân; đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về công tác cán bộ; khơi dậy ý chí và khát vọng phát triển trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”.
Ông Hoàng Hữu Độ, Bí thư huyện ủy Lục Yên.
Lục Yên hôm nay đang khoác trên mình chiếc áo mới với những đổi thay rõ nét trên các lĩnh vực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Những thành tựu đạt được của nhiệm kỳ qua khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, đó là tiền đề quan trọng để Đảng bộ huyện vững tin bước vào nhiệm kỳ mới.
Yên Bái: Thạc sỹ trồng dưa lê mới lạ, bán đắt hàng, ai ăn cũng gật gù khen ngon
Vườn dưa lê Hàn Quốc diện tích hơn 2.000m2 của thạc sĩ nông nghiệp Lục Văn Anh (tổ 9, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đang cho những quả dưa vàng mướt mát, sai trĩu quả.
Sau 1 năm thử nghiệm giống dưa lê mới, anh Lục Văn Anh không chỉ bù được chi phí đầu tư ban đầu mà còn thu lãi.
Chia sẻ với PV Dân Việt, anh Lục Văn Anh cho biết, hiện anh là cán bộ công tác tại Trung tâm hỗ trợ dịch vụ phát triển nông nghiệp huyện Lục Yên.
Công tác trong ngành nông nghiệp nên anh Văn Anh luôn suy nghĩ về việc phát triển một mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, giúp bà con trong vùng có thể học tập, áp dụng vào canh tác.
Dựng nhà lưới, trồng dưa lê Hàn Quốc, mô hình của Thạc sĩ trẻ Lục Văn Anh (ặc áo xanh) thường xuyên được nhiều người đến tham quan.
Nghĩ là làm, năm 2019, anh Lục Văn Anh chuyển đổi 2.000m2 diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dưa lê Hàn Quốc. Đây là giống cây mới lạ, lần đầu đưa vào áp dụng trồng thử nghiệm ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Anh Lục Văn Anh tâm sự: "Bước vào trồng thử nghiệm dưa lê Hàn Quốc này tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn. Để có vốn xây dựng cơ sở nhà lưới, tôi đã vay bố mẹ, người thân cộng với số tiền tích cóp của bản thân được 150 triệu đồng...".
Theo anh Văn Anh, với vụ dưa lê Hàn Quốc đầu tiên, thổ nhưỡng có sự thay đổi, cộng thêm địa hình, thời tiết cực đoan đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây dưa.
Chưa kể, khi mới bắt tay vào dựng nhà lưới, do ảnh hưởng của mưa bão đã làm đổ toàn bộ khung sắt. Thiệt hại lên đến hơn 50 triệu đồng...
Không khuất phục trước khó khăn, anh quyết định làm lại từ đầu, đầu tư thêm tiền, dựng lại nhà lưới, mua giống về canh tác. Sau đó, anh Lục Văn Anh còn tìm tòi, học tập từ các mô hình trên Internet, gọi điện tham khảo từ người trồng dưa trên cả nước, tìm đọc tài liệu trên sách, báo và truyền hình.
Những trái dưa vàng mướt, vỏ mịn, có sọc trắng và sai lúc lỉu.
Theo anh Lục Văn Anh, để mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đạt hiệu quả như hiện nay, anh phải tìm cách cải tạo đất trồng, nguồn nước phù hợp, hơn nữa cần làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh cho cây...
Trắng đêm săn ếch đát, thấy nhiều cũng không dám bắt thêm
Ngoài ra, anh còn đầu tư, nâng cấp hệ thống nhà lưới trồng dưa lê, giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt, anh không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng dưa, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên đảm bảo sản phẩm an toàn, giảm chi phí sản xuất.
Anh Lục Văn Anh chia sẻ: "Đối với hệ thống tưới, tôi dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh. Phân bón được hòa với nước rồi theo hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Hệ thống tưới tự động, chính xác cho mỗi cây nên dưa lê phát triển đồng đều. Đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao mà nhiều nơi đang áp dụng".
Anh Lục Văn Anh cho biết thêm, với khoảng thời gian 70-75 ngày/vụ, dưa lê Hàn Quốc có thể canh tác được 3 vụ/năm, mỗi quả nặng trung bình từ 0,5kg - 1kg. Hiện tại, mô hình của anh có tổng diện tích 2.000m2 với 4000 gốc dưa được trồng theo cách gối vụ, sản lượng thu hoạch đạt bình quân 3 - 3,5 tấn/vụ.
Dưa lê Hàn Quốc được anh Lục Văn Anh trồng gối vụ nên cùng diện tích, một bên cho thu hoạch, một bên đã bắt đầu ra hoa.
Anh Lục Văn Anh cho biết, dưa lê Hàn Quốc có hương vị ngọt thơm, phù hợp với thời tiết nắng nóng mùa hè nên được nhiều người ưa chuộng. Với giá bán tại vườn từ 40 - 50.000 đồng/kg tùy loại to nhỏ, anh đã có thể bù chi phí đầu tư ban đầu và có lãi.
Ông Phạm Xuân Thuận, Tổ trưởng tổ khuyến nông - trồng trọt - bảo vệ thực vật Trung tâm hỗ trợ dịch vụ phát triển nông nghiệp huyện Lục Yên cho biết: "Là mô hình mới, tôi nhận thấy bước đầu mô hình cũng đã hiệu quả, cây dưa trồng hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thực sự là dưa sạch. Đây là mô hình điển hình, cần nhân rộng trên địa bàn để giúp tăng thu nhập cho người nông dân".
Thôi chức giám đốc về trồng cam V2, thu hàng trăm triệu/năm Thu hàng trăm triệu mỗi năm nhờ trồng cam V2 chuẩn VietGAP, không ai nghĩ ông Phạm Văn Quảng (thôn Thâm Pồng, xa Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) từng là giám đốc của một công ty xây dựng có tiếng tại tỉnh Yên Bái. Ở tuổi 62, ông Phạm Văn Quảng (thôn Thâm Pồng, xa Yên Thắng, huyện Lục Yên,...