Đất nghèo thay da đổi thịt nhờ Chương trình 135
Là tỉnh miền núi, Lạng Sơn có 5 huyện giáp biên giới, với 21 xã, thị trấn và 90 thôn, bản, trong đó có nhiều xã vùng 3 còn nhiều khó khăn.
Để nâng cao đời sống bà con nhân dân, những năm qua, nhiều dự án phát triển kinh tế – xã hội đã được tỉnh triển khai, điển hình như Chương trình 135 ở xã Vạn Thủy ( huyện Bắc Sơn), qua đó góp phần xóa đóigiảm nghèo, ổn định đời sống cư dân biên giới.
Quê nghèo đổi thay rõ rệt
Trò chuyện với chúng tôi, một cán bộ xã Vạn Thủy cho hay: Vạn Thủy là 1 trong 9 xã vùng 3 của huyện Bắc Sơn. Trước đây cuộc sống của bà con chủ yếu nhờ vào hai vụ lúa với diện tích nhỏ hẹp chạy dọc theo các triền đồi và nương rẫy. Thu nhập chính của đồng bào dựa vào rừng, dựa vào hạt ngô, hạt thóc lép, do vậy cái đói nghèo, lạc hậu vẫn luôn là nỗi ám ảnh, trăn trở của chính quyền địa phương.
Những năm trở lại đây, nhờ sự đầu tư của Chương trình 135, con đường từ Quốc lộ rẽ vào xã Vạn Thủy đã được bê tông hóa êm mượt, các tuyến đường liên thôn nối các xóm với trung tâm xã cũng đã thông tuyến; trạm y tế và trường học được đầu tư xây dựng kiên cố, quy mô khang trang. Đáng nói là chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất đã tạo thêm sinh kế cho đồng bào Vạn Thủy, từ đó nhiều hộ đã thoát cảnh túng thiếu, đói nghèo, ổn định cuộc sống.
Đường sá đến các thôn ở Vạn Thủy đã được thông tuyến, nhiều đoạn đường đã được bê tông hóa nhờ vốn hỗ trợ Chương trình 135, giúp người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: Liễu Chang
Dẫn chúng tôi đi dọc con đường được bê tông hóa thẳng tắp, ông Lưu Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Vạn Thủy phấn khởi chia sẻ: “Từ khi có đường giao thông thông suốt từ trung tâm xã đến các thôn, bà con đi lại đỡ vất vả hơn hẳn. Nông sản mình làm ra cũng bán được giá, tăng thu nhập nên đời sống của bà con cải thiện; tỷ lệ hộ đói nghèo trên địa bàn xã đã giảm đáng kể. Tất cả là nhờ Chương trình 135 đó”.
Ông Hòa phấn khởi thông tin thêm: Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của xã chỉ đạt 12 triệu đồng/ năm, hiện tại đã tăng lên 16 triệu đồng/người/năm. Trước đây trên 50% hộ dân của xã đều là hộ nghèo, đời sống khó khăn, vất vả, tuy nhiên hiện tại hộ nghèo đã giảm xuống chỉ còn 133/368 hộ.
Nhờ vốn hỗ trợ từ Chương trình 135, xã đã đầu tư xây dựng các trục đường, trạm y tế, trường học. Đồng thời hỗ trợ người dân phân bón, cây giống như chuối tiêu hồng, trám, cây hồng… để người dân có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Nhờ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng bào từ chỗ quen dùng các giống địa phương năng suất thấp, đến nay bà con đã đưa vào sản xuất nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất, giá trị cao; nhiều hộ đã sắm máy làm đất, gieo cấy và thu hoạch. Nhờ đó, xã cơ bản khắc phục được tình trạng đói giáp hạt. Trong chăn nuôi, nhiều hộ đã chuyển từ chỗ thả rông sang chăn nuôi quy mô hơn, quản lý được dịch bệnh trên gia súc và gia cầm…
Từ thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên khấm khá
Ông Hoàng Văn Ích, thôn Nà Thí, xã Vạn Thủy phấn khởi: Nhờ được Nhà nước quan tâm đầu tư đường sá nên việc đi lại, trao đổi buôn bán nông sản của bà con dễ dàng hơn trước rất nhiều, không bị thương lái ép giá nữa. Giờ xe ô tô đến tận nơi để thu mua vỏ quế, thân cây quế, bạch đàn rồi…
Để tiếp tục phát huy hiệu quả của Chương trình 135, Đảng bộ xã Vạn Thủy cũng như huyện Bắc Sơn đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Chương trình 135 nhằm loại bỏ dần tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước. Đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra trong quá trình xây dựng, đầu tư hỗ trợ các chương trình, dự án, để cải thiện cuộc sống cho đồng bào.
Video đang HOT
Ông Dương Trần Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Sơn cho biết: Bắc Sơn là vùng đất cách mạng còn nhiều khó khăn. Hiện vẫn còn 9 xã đặc biệt khó khăn, với 87 thôn đặc biệt khó khăn. Tỉ lệ hộ nghèo của các xã, thôn này chiếm từ 8,03 – 41,82%, người dân ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số.
Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình 135, những rừng quế, rừng keo, bạch đàn đã phủ xanh các triền đồi, mang lại cho người dân nguồn thu nhập khá. Ảnh: Liễu Chang
Cũng theo ông Dương Trần Huy, do điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn nên huyện Bắc Sơn được Nhà nước quan tâm hỗ trợ giảm nghèo bền vững. Theo đó, vốn giao thực hiện Chương trình 135 từ đầu năm 2019 đến nay là 19.578 triệu đồng, trong đó vốn phát triển cơ sở hạ tầng là 15.649 triệu đồng thực hiện đầu tư xây dựng 30 công trình; vốn hỗ trợ phát triển sản xuất là 2.859 triệu đồng; vốn duy tu bảo dưỡng các công trình là 1.060 triệu đồng.
Với chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người ở xã đặc biệt khó khăn, tổng vốn giao thực hiện là 1.075 triệu đồng, thực hiện cho 7 xã với 821 hộ được hưởng lợi, hỗ trợ hơn 128.534kg phân bón các loại, hỗ trợ 2.860 cây bưởi da xanh.
“Nhờ vốn hỗ trợ Chương trình 135, cuộc sống người dân Bắc Sơn đã có nhiều khởi sắc, đường sá đi lại thuận tiện, thu nhập người dân dần tăng lên. Tuy nhiên khi triển khai các chương trình hỗ trợ, cần thay đổi nhận thức của người dân để tránh việc ỷ lại, người dân cũng cần có trách nhiệm hơn nữa trong việc sử dụng, bảo trì, kiểm tra… đối với các công trình chung được đầu nhà nước đầu tư để nâng cao hiệu quả và thời gian sử dụng”, ông Huy nói.
Theo Danviet
Kênh CNN giới thiệu 30 điểm đến đẹp nhất Việt Nam
Kênh CNN (Mỹ) đã giới thiệu 30 địa điểm đẹp nhất Việt Nam, bao gồm những thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa khiến khách du lịch quốc tế "siêu lòng".
Sông Thu Bồn tại tỉnh Quảng Nam.
Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới- tại Vườn Quốc gia Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.
Vùng núi tại tỉnh Lào Cai với không khí trong lành, ruộng bậc thang, rừng tre và thác nước đẹp đến nao lòng. Thời điểm du lịch đẹp nhất ở đây là tháng 4 và tháng 5.
Cuộc sống yên bình vùng sông nước Cần Thơ.
Cáp treo nối giữa đảo Hòn Tre với Nha Trang.
Đảo Ngọc Phú Quốc với cát trắng biển xanh.
Khu bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà, Đà Nẵng.
Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999.
Cao nguyên đá Đồng Văn của Hà Giang được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu.
Thánh thất Cao Đài, Tây Ninh, được xây dựng từ năm 1955.
Ghềnh Đá Đĩa - Phú Yên đẹp nổi tiếng.
Nhà hát Lớn Hà Nội mang nhiều dấu ấn lịch sử.
Quốc lộ 4D nối giữa Lai Châu và Sapa (Lào Cai).
Ruộng bậc thang ở huyện Than Uyên thuộc tỉnh Lai Châu.
Làng An Bằng thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang (Huế) được biết đến là "thành phố ma An Bằng" với những ngôi mộ nguy nga do người dân địa phương xây dựng.
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) được ghi nhận là di sản thế giới UNESCO từ năm 1994.
Côn Đảo với rạn san hô nhiều màu sắc, bãi biển sạch và là nơi loài rùa thường đến đẻ trứng trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9.
Đà Lạt với thung lũng trong sương.
Địa điểm nghỉ dưỡng có tên Jungle Beach nằm trong bán đảo Hòn Hèo thuộc xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Nhà thờ Đức Bà được khánh thành năm 1880 tại Sài Gòn.
Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình).
Chùa Linh Phước, còn được gọi là chùa Ve Chai với kiến trúc độc đáo tại thành phố Đà Lạt.
Sông Ngô Đồng đưa du khách qua Tam Cốc - danh thắng du lịch nổi tiếng của Ninh Bình.
Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bảng.
Thung lũng Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) với cánh đồng xanh vàng hút mắt.
Lăng Vua Khải Định tại Huế là sự kết hợp giữa kiến trúc phương Đông và Pháp.
Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình.
Hà Linh
Theo Báo Tin tức
Ngập lụt nhiều nơi, du khách vẫn nườm nượp về Lạng Sơn Sáng nay (1/9), mặc dù trời mưa to, kéo dài nhưng nhiều du khách phương xa vẫn kéo về những điểm du dịch, nghỉ dưỡng ở xứ Lạng. Du khách lần mò đi trên con đường đến khu du lịch cộng đồng ở huyện Bắc Sơn .Ảnh: Thế Vinh Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài suốt từ...