Đất Mũi Cà Mau Một hạt phù sa lấn biển thêm rừng
Đến vùng đất cuối trời Nam, du khách luôn mong muốn dù ít cũng phải một lần về thăm Đất Mũi.
Ở vùng đất linh thiêng này, bạn sẽ được một lần chạm tay vào cột mốc chủ quyền đầy kiêu hãnh, tận hưởng cảm giác đứng mũi con tàu Tổ Quốc thẳng hướng biển Đông.
Du khách Thủ đô chụp ảnh lưu niệm tại Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau (Hoàng Nam)
Là điểm đến nổi tiếng mang tính địa lý, văn hóa, danh thắng và du lịch sinh thái tiêu biểu của cả nước, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau còn là địa danh thiêng liêng thân thương trong lòng mỗi người dân Việt Nam, nơi ai cũng muốn một lần đặt chân đến.
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau – Khu sinh quyển thế giới, điểm đến thú vị nơi đất chín rồng
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập năm 2003 khi Khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi được chuyển thành Vườn quốc gia trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Đây là khu rừng ngập mặn nguyên sinh lớn nhất nước ta, nơi tiếp giáp với biển Đông và biển Tây nên chịu ảnh hưởng cả hai chế độ thủy triều: bán nhật triều biển Đông và nhật triều biển Tây. Nơi đây là bãi sinh sản của nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao và là điểm dừng chân của nhiều loài chim nước di cư trú đông.
Du khách tỉnh Điện Biên và Bạc Liêu chụp ảnh tại mốc tọa độ Quốc Gia GPS 0001 Mũi Cà Mau (Hoàng Nam)
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích khoảng 41.862 hecta. Trong đó, khoảng 15.262 hecta là diện tích vùng đất liền, còn lại 26.600 hecta là diện tích vùng ven biển tiếp xúc với đất liền. Vườn được chia thành 4 phân khu chính: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (12.203 ha), phân khu phục hồi sinh thái (2.859 ha), phân khu hành chính – dịch vụ (200 ha), phân khu bảo tồn biển (26.600 ha).
Đường ra chót Mũi Cà Mau, dọc ngang thân đước vươn cao (Hoàng Nam)
Hiện nay, vườn quốc gia Mũi Cà Mau có số lượng động thực vật sinh sống rất phong phú đa dạng, với khoảng 28 cho đến 32 loài cây ngập mặn; khoảng 26 loài thú, 93 loài chim, 43 loài động vật bò sát, 139 loài cá khác nhau, với 9 loài lưỡng cư, 49 loài sinh vật phù du, và còn nhiều loài quý hiếm khác… Trong đó có hai loài nằm trong sách đỏ thế giới là khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), voọc bạc (Trachypithecus cristatus) và bốn loài có trong sách đỏ Việt Nam.
Ngày 26/5/2009, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển) và vườn quốc gia U Minh Hạ (huyện U Minh) thuộc tỉnh Cà Mau đã được UNESCO đưa vào danh sách các Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vào ngày 13/4/2013, Ban thư ký Công ước Ramsar thế giới công nhận VQG Mũi Cà Mau trở thành khu Ramsar thứ 2.088 của thế giới.
Bãi bồi Mũi Cà Mau đang tiến dần về phía biển (Hoàng Nam)
Dải đất nhô ra biển theo hình mũi thuyền mang tên Đất Mũi là nơi có thể ngắm mặt trời mọc ở biển Đông vào buổi sáng và cũng nhìn thấy mặt trời lặn ở biển Tây. Vị trí đẹp nhất để nhìn khung cảnh này là bờ kè chắn sóng trải dài uốn lượn, bao bọc khu rừng đước và phần đất phía trong Đất Mũi, hoặc ngay ở các điểm dừng chân ở bãi bồi (nơi phần đất liền đang nở ra).
Video đang HOT
Theo các vị cao niên nơi đây, Mũi Cà Mau mỗi năm bồi tiến ra biển hàng trăm mét mà không cần có sự tác động của con người. Hệ sinh thái thực vật nơi đây với hai loại chính là cây đước và cây mắm sống đan xen hỗ trợ lẫn nhau. Cây mắm dần bò tiến ra biển, tồn tại bằng cách vươn những rễ cây lên đón phù sa để sinh tồn, nhưng rể mắm cũng làm “kè chắn sóng” bao bọc những trái đước rụng cắm xuống đất sinh trưởng. Cây đước lớn vững chãi, vươn những rễ dài cứng, bao bọc cây mắm tích tụ phù sa để nuôi dưỡng những cây đước con dần lớn lên.
Du khách thích thú chiêm ngưỡng rừng ngập mặn tại Mũi Cà Mau, nơi đây hàng trăm năm trước là vùng biển, hiện đã là đất liền vững chắc. (Hoàng Nam)
Cuộc sống cộng sinh ấy đã đưa Mũi Cà Mau và Tổ Quốc tiến dài ra biển trăm năm nay như vậy, mang theo dáng vẻ hiên ngang của người Việt trên đường mở cõi, như nhà thơ Xuân Diệu nói:
“…. Tổ Quốc ta như một con tàu
Mũi thuyền ta đó, Mũi Cà Mau…”
Du khách tỉnh bạn bên biểu tượng Mũi Cà Mau (Hoàng Nam)
Khi những áng bình minh đầu tiên dần dần ló rạng với những ánh đỏ chiếu sáng khắp cả bầu trời, thì rừng đước nơi đây cũng dần thức giấc. Màu xanh bạt ngàn của đước, của mắm, của bãi bồi lóng lánh nước hòa quyện với màu xanh lam của nước biển làm say lòng du khách.
Hoàng hôn Đất Mũi (Hoàng Nam)
Khi chiều về, hoàng hôn buông xuống kéo theo những bóng mây nhiều màu sắc làm cho khung cảnh của đất Mũi Cà Mau thêm trữ tình, lãng mạn. Hình ảnh Tổ Quốc hùng vĩ bình yên hiện lên mỗi ngày ở Mũi Cà Mau là như vậy đó.
Dấu ấn đất Mũi Cà Mau – khi lãnh thổ của quốc gia mở rộng dần về phía biển
Đến Mũi Cà Mau, du khách được tham quan và chụp hình kỷ niệm tại các biểu tượng đặc trưng của Đất Mũi như Cột Mốc tọa độ GPS 0001, tiểu cảnh pano (hình ảnh con tàu), tham quan bờ kè chắn sóng, biểu tượng ốc len, cá thòi lòi, cầu làng rừng, cột mốc điểm cuối đường mòn Hồ Chí Minh, Đền thờ Lạc Long Quân, Tượng Mẹ Âu Cơ, …
Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau sừng sững bên cánh rừng đước bạt ngàn (Hoàng Nam)
Đặc biệt, nơi đây còn có Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau do Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội tặng cho tỉnh, được khánh thành năm 2019. Du khách có thể đi bộ lên những tầng cao tại công trình Cột Cờ Hà Nội để ngắm toàn cảnh rừng ngặp mặn Cà Mau, biển Đông rộng lớn, cụm đảo Hòn khoai ẩn hiện từ phía xa. Cảnh rừng và biển hòa quyện vào nhau tạo nên một khung cảnh đẹp, nên thơ hiếm nơi nào có được.
Đến Mũi Cà Mau, du khách được ngắm mặt trời mọc và lặn trên biển (Hoàng Nam)
Du lịch đến đây sẽ được tham gia trải nghiệm với tuyến xuyên rừng, xuôi vỏ lãi hoặc cano trên dòng kênh Lạch Vàm ngắm nhìn những dải hàu lồng san sát khắp mặt sông và có dịp tìm hiểu nghề nuôi hải sản. Được khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn, tìm hiểu những loài sinh vật dưới tán rừng. Được đến điểm dừng chân lý tưởng ngắm nhìn những đàn chim di trú. Hay bao quát tầm mắt của mình bên những dãy đất bồi đang dần tiến ra biển.
Theo các đơn vị lữ hành, Mũi Cà Mau luôn là lựa chọn của du khách trong nhiều tour, nhất là du khách trong nước. Nguyên nhân có rất nhiều người muốn được đến nơi vùng đất cuối cùng của đât nước Việt Nam, được tận mắt chứng kiến kỳ thú của thiên nhiên khi lãnh thổ của quốc gia cứ dần mở rộng về phía biển.
Bình minh trên Mũi Cà Mau (Hoàng Nam)
Chị Võ Lý Mai Phương, du khách ở Bình Thạnh TP HCM cho biết, đến Mũi Cà Mau ngoài được chiêm ngưỡng hệ sinh thái ngập mặn đa dạng kỳ thú, còn được thấy Tổ Quốc mình bao la rộng lớn vô cùng. “Nếu bạn được ngắm bình minh và hoàng hôn ở một nơi bãi bồi, sẽ thấy đất nước kỳ diệu bao la. Nhưng kỳ thú hơn năm sau quay lại, điểm đó đã có thể được phù sa bồi lắp thành đất liền.” – Chị Võ Lý Mai Phương nói.
“Nhưng tiện nhất, là tham quan nhiều điểm liên kết trong cùng một chuyến đi du lịch. Khi tham quan ở Hà Tiên, Phú Quốc rồi về Rạch Giá, đi một mạch đến Mũi Cà Mau, quay về TP Cà Mau rồi đến TP Bạc Liêu tham quan, sau đó về Sóc Trăng. Chính vì vậy, Đất Mũi là điểm không thể thiếu trong chuỗi đó” – Chị Phương cho biết thêm.
Món cua biển trứ danh nơi Đất Mũi Cà Mau (Hoàng Nam)
Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế và Đô thị, ông Trần Hiếu Hùng Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là một điểm quan trọng nằm trong chuỗi – tuyến du lịch ở Cà Mau nói riêng và cả vùng nói chung. Nếu liên kết vùng du lịch được tổ chức tốt, Mũi Cà Mau sẽ là mắt xích không thể thiếu để thúc đẩy du lịch vùng. Gần nhất, chỉ trong 5 ngày dịp tết Nguyên đán 2024, đã có 103.368 (307 khách quốc tế) đã đến tham quan tại các khu, điểm du lịch, di tích và lưu trú tại tỉnh Cà Mau, tăng 17% so cùng kỳ. Trong đó, có hơn 50% là đến Mũi Cà Mau.
“Để phát huy lợi thế đắc địa du lịch của Đất Mũi, tỉnh đang thực hiện nhiều chủ trương giải pháp có chiều sâu. Theo đó quan tâm đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các tour du lịch sinh thái; đẩy mạnh liên kết vùng trong khai thác và phát triển du lịch, đặc biệt là chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa Cà Mau với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL; tạo điều kiện thuận lợi kết nối các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch giữa các địa phương” – ông Trần Hiếu Hùng vấn mạnh.
Về Cà Mau săn 'cá leo cây'
Cà Mau - mảnh đất nơi cuối trời Tổ quốc những năm qua trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người.
Rừng U Minh, biển Khai Long, chợ nổi hay đầm Thị Tường đều là những vẻ đẹp bình dị, mộc mạc nhưng chắc chắn sẽ làm nao lòng khách phương xa.
Vẻ đẹp Đất Mũi nhìn từ trên cao.
Theo chân thợ săn "cá leo cây"
Theo đường Hồ Chí Minh, quãng đường từ TP Cà Mau về Đất Mũi dài 120km, xe chạy khoảng 90 phút là đến điểm dừng chân Tư Tỵ (khóm Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau). Với nụ cười thân thiện, hiền hòa, anh Tư Tỵ (Lê Minh Tỵ - chủ cơ sở điểm dừng chân Tư Tỵ) ra tận xe đón khách.
Đã vài lần ghé thăm, tôi được biết nơi đây có nhiều hoạt động trải nghiệm vô cùng thú vị như giăng lưới bắt cá dưới vuông tôm, đặt rập cua, câu cá thòi lòi (hay cá leo cây) và thưởng thức các loại đặc sản tươi ngon của vùng đất này. Khi biết chúng tôi muốn trải nghiệm bắt cá thòi lòi, anh Tư Tỵ choàng tay qua vai tôi rồi cười hiền nói: "Chuyện nhỏ, em đợi anh xíu nghen...".
Chưa kịp uống xong ly nước, anh Tư Tỵ từ đằng sau vỗ vào vai, khiến tôi giật mình, anh bảo: "Thay đồ đi với anh". Tôi hỏi ngược lại: "Đi đâu vậy anh", "Đi săn cá thòi lòi chứ đi đâu em trai", anh Tư Tỵ nói và giới thiệu cho tôi "thợ săn cá thòi lòi": ông Nguyễn Văn Bá (còn gọi là ông Bảy Bá, ngụ xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển).
Khởi hành chuyến săn cá thòi lòi từ lúc 6h sáng, ông Bảy Bá mang theo khoảng 20 bộ "đồ nghề" săn cá thòi lòi bằng những chai nhựa đi dọc theo các tuyến sông khi con nước ròng dần cạn. Ông Bảy Bá đã ngoài 80 tuổi nhưng còn rất nhanh nhẹn chỉ mất khoảng 30 phút có thể đặt xong 20 chiếc bẫy cá.
Với kinh nghiệm khoảng 60 năm đặt bẫy cá thòi lòi, ông Bảy Bá cho hay, tùy từng địa phương, mỗi nơi lại có cách riêng để bắt cá thòi lòi, như đào hang, cắm câu vào ban ngày hay soi đèn ban đêm... Thế nhưng, cách bắt cá thòi lòi phổ biến nhất mà cha ông chỉ dạy là dùng "sà di".
"Do đã nắm được đặc tính và thói quen của cá thòi lòi, hễ hang nào bóng loáng là chắc chắn có cá ở, rồi cứ thế mà đặt bẫy ở miệng hang, đến giờ đi thăm là dính cá. Ngày xưa, bộ đội thường dùng sà di được làm bằng lá dừa nước để làm bẫy cá, vừa nhàn lại rất hiệu quả. Hôm nào vô mánh cả đoàn hành quân ăn không hết", ông Bá kể chuyện rất duyên.
Theo lời ông Bảy Bá, cá thòi lòi chủ yếu sống ở những vùng có nhiều đầm lầy, ẩm ướt, nơi thủy triều thường xuyên lên xuống. Mỗi khi nước rút cạn thì chúng ẩn mình trong hang sâu, đến khi nước lên là thời điểm cá thòi lòi chui ra ngoài để tìm kiếm thức ăn.
"Loài cá này rất tinh quái, di chuyển rất nhanh và khi bị động chúng thường chui tọt vào hang, thủ sẵn nhiều hang phụ để thoát thân" - ông Bảy nói.
Săn cá thòi lòi cùng ông Bảy Bá.
Đặc sản cá "kỳ lạ nhất hành tinh"
Ông Bảy Bá cho biết thêm, sở dĩ, cá thòi lòi được lọt vào danh sách các loài động vật "kỳ lạ nhất hành tinh" là nhờ có các đặc điểm có một không hai của mình. Ngay từ hình dáng, cá thòi lòi đã tỏ ra "dị hợm" so với các loài cá thông thường khác bởi đôi mắt lồi ra như ai gắn 2 hòn bi trên đỉnh đầu. Cái tên gọi "thòi lòi" có lẽ cũng bắt nguồn từ chính đôi mắt lồi ra quá cỡ của nó. Đây có thể nói là một loài cá đa năng, bởi nó có thể nhảy, bò, chạy trên cạn, bơi dưới nước, lại cũng có thể leo lên cây.
Mất cả buổi sáng lội bùn, lượm bẫy, cái nào cũng dính cá thòi lòi, theo nhẩm tính, với 3kg cá thu hoạch được, ông Bảy Bá sẽ kiếm gần 200.000 đồng. Nhìn sản phẩm sau một ngày bắt được - những con cá thòi lòi béo ngậy, trong lòng chúng tôi ai nấy đều hứng khởi. Cứ nghĩ đến món thòi lòi nướng muối ớt được đãi sau những giờ săn cá vất vả, mà háo hức.
Cá thòi lòi có thể chế biến thành rất nhiều món ăn như, thòi lòi nấu mẻ, nướng muối ớt, rang muối, kho tộ và làm khô. Mỗi món ăn có hương vị đặc trưng riêng khiến cho du khách đến đây một lần nhớ mãi.
Anh Nguyễn Chí Điển, du khách đến từ Trà Vinh chia sẻ, mỗi dịp đến Cà Mau, ghé dừng chân tại các nhà hàng tôi thường hay gọi món cá thòi lòi nướng, vì chúng vừa ngon, lạ miệng, lại giá lại rẻ và chỉ ăn một lần là nhớ. Đến Cà Mau ăn cá thòi lòi, trải nghiệm săn cá cùng ông Bảy Bá, những cảm xúc thật khó quên.
Ngoài đặt bẫy cá thòi lòi, ở điểm dừng chân Tư Tỵ còn bố trí dịch vụ câu cá thòi lòi. Đây là cách bắt cá thòi lòi kiểu mới, đỡ nhọc công, nhọc sức mà rất hiệu quả, lại đầy tính hấp dẫn của thú đi câu. Chỉ cần một cây cần câu dài cỡ 3m, sợi dây gắn lưỡi câu nhỏ (loại lưỡi câu cá rô, cá chốt) và mồi tép sống là có thể trải nghiệm thú câu cá thòi lòi.
Anh Lê Trung Nguyên (con trai lớn của anh Tư Tỵ) chia sẻ: "Thòi lòi rất ham ăn, nhất là lúc đói. Mình chỉ cần ngắt từng cục mồi vừa miệng cá móc vào lưỡi câu rồi quăng nhử ngay trước đầu cá thòi lòi đang đi kiếm ăn. Chúng táp ngay, nhưng đừng giật câu vội vì thòi lòi rất khôn, chúng sẽ nhả mồi ngay tức khắc. Hãy chờ mấy giây cho thòi lòi nuốt mồi hãy giật. Bảo đảm trăm phát như một, cá sẽ mắc câu".
Dưới ngọn lửa hồng rực, mùi muối ớt ngấm vào từng thớ thịt của con cá nướng thơm lừng, hấp dẫn vô cùng. Miếng thịt đượm vị cay, thơm lừng, trắng bóc khiến người khó tính nhất cũng không thể chê được. Như vậy đã là quá đủ để tạo nên một ấn tượng sâu sắc trong lòng người khách phương xa như tôi.
Đất Mũi, điểm du lịch hút khách của Cà Mau Huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau không chỉ có điểm mốc cực Nam của Tổ quốc mà còn có đa dạng các sản phẩm du lịch. Đặc biệt, du lịch sinh thái cộng đồng đang thu hút nhiều du khách. Đa phần du khách về với tỉnh Cà Mau đều muốn đến với Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau (xã Đất...