Đất mũi Cà Mau – Bức tranh đẹp nơi cực Nam tổ quốc
Lần đầu tiên đặt chân đến cực Nam tổ quốc, đất mũi Cà Mau, tôi ngỡ ngàng bởi vẽ đẹp hiền hòa và thanh bình của con người và cảnh vật nơi đây.
Làng quê Việt Nam hiện lên quá đỗi thân thương. Dọc hai bên mé sông là những mái nhà lá đơn sơ, nấp mình trên những tán cây, cheo leo bên vực nước. Nơi đây, con người hòa lẫn vào thiên nhiên tạo nên một bức tranh thanh bình, yên ả. Đi xuồng trên sông, ngắm nhìn làng quê Việt, hít thở không khí trong lành, bỗng nghe lòng quá đỗi yên bình. Lắng lòng mình, gạt đi những vồn vã lo âu của cuộc sống, tôi yêu những mái nhà lá, yêu con người nơi đây… và tôi yêu làng quê Việt Nam.
Cuộc sống yên bình bên sông – một hình ảnh đặc trưng của làng quê Nam Bộ.
Bầu trời đỏ rực báo hiệu một ngày nắng đẹp bắt đầu.
Bức tranh thủy mặc được vẽ bởi thiên nhiên.
Video đang HOT
Làng chài, cuộc sống chủ yếu của người dân nơi đây.
Những mái tranh nép mình trong vòm lá.
Trời xanh mây trắng, soi dòng Cửu Long Giang.
Theo Thegioisacdep.vn
Thông xe tuyến đường Hồ Chí Minh đến Đất Mũi Cà Mau
Cùng với việc khánh thành cầu Hòa Trung nối thành phố Cà Mau với "ốc đảo" Đầm Dơi, tuyến đường Hồ Chí Minh tới vùng Đất Mũi của tổ quốc cũng được thông xe.
Ngày 16/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, lãnh đạo các bộ đã đến dự lễ thông xe Dự án đầu tư xây dựng cầu Hòa Trung và đường Hồ Chí Minh - đoạn từ cầu Năm Căn đến vùng Đất Mũi (Cà Mau), cùng lễ động thổ xây dựng công trình biểu tượng cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau.
Thủ tướng cùng nhiều lãnh đạo bộ, ngành cắt băng khánh thành cầu Hòa Trung. Ảnh: Phúc Hưng.
Đây là hai dự án có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và du lịch, tăng cường củng cố an ninh - quốc phòng của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Tạo nên trục giao thông huyết mạch xuyên suốt trong tỉnh Cà Mau và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Người dân khu vực này không còn phải qua đò, phà như trước.
Trong đó, Dự án cầu Hòa Trung bắc qua sông Gành Hào nối từ TP Cà Mau đến huyện Đầm Dơi thay thế phà Hòa Trung với tổng mức đầu tư khoảng 383 tỷ đồng. Cầu có tổng chiều dài hơn 1.200 m, phần cầu chính và đường đầu cầu dài 626 m.
Theo Bộ GTVT, cầu Hòa Trung được khánh thành sau hơn 6 tháng triển khai thi công - thời gian lập dự án và thi công ngắn nhất mà Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thực hiện và do các Nhà thầu tự ứng vốn để xây dựng.
Trẻ em tung tăng trên chiếc cầu mới. Ảnh: Phúc Hưng.
Cỏn dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi có tổng mức đầu tư 3.932 tỷ đồng từ vốn trái phiếu Chính phủ, do Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Dự án có tổng chiều dài gần 59 km, đi qua địa bàn 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển.
Đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi được khởi công tháng 5 năm 2009. Đến nay đoạn từ cầu Năm Căn đến Đất Mũi (dài 51,3 km) cơ bản xong móng đường để nối thông tuyến từ thị trấn Năm Căn tới Đất Mũi. Việc thông xe đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi đã nối thông toàn tuyến đường bộ từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến Mũi Cà Mau - điểm đầu đến điểm cuối của đất nước.
Cùng với lễ khánh thành là lễ động thổ xây dựng biểu tượng cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau. Ảnh: Phúc Hưng.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng cầu Hòa Trung và đường Năm Căn - Đất Mũi là hai công trình có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tỉnh Tây Nam bộ và cả nước. "Cầu Hòa Trung là công trình bêtông vĩnh cửu, có tiêu chuẩn xây dựng cao nhưng hoàn thành trong 6 tháng xây dựng được xem là một kỷ lục", Thủ tướng đánh giá.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Đảng bộ tỉnh Cà Mau và các huyện tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng của mình để phát triển kinh tế, xã hội.
Phúc Hưng
Theo VNE
Những trải nghiệm thú vị khi đi du lịch miền Tây Vùng sông nước không chỉ toát lên sự dịu dàng, chân chất từ người dân, mà còn có nhiều điều lạ lẫm khiến du khách mê mẩn khi đến đây. Khi tham quan miền Tây sông nước, du khách sẽ được ngồi ghe đi dọc các kênh rạch, ngắm những cây cầu dừa, cầu khỉ bắc ngang dòng kênh xanh mát. "Về miền...