Đặt mục tiêu đưa ngành dược Việt Nam vào top 3 ASEAN về giá trị thị trường
Việt Nam đặt mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực, đạt giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước khoảng 1 tỷ USD vào năm 2030…
Chương trình cũng đặt mục tiêu xây dựng được 8 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên – Ảnh:
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2045.
Mục tiêu tổng quát của Chương trình là xây dựng ngành công nghiệp dược trong nước đạt mức độ phát triển ở trình độ cao, đạt cấp độ 4 theo thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có giá trị thị trường trong top 3 ASEAN, góp phần bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá hợp lý.
Đồng thời, phát triển dược liệu và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Các mục tiêu cụ thể bao gồm, đến năm 2025, thuốc sản xuất trong nước đạt 75% số lượng sử dụng và 60% giá trị thị trường. Đồng thời, tỷ lệ sử dụng dược liệu nguồn gốc trong nước, thuốc dược liệu tăng thêm ít nhất 10% so với năm 2020.
Video đang HOT
Đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực. Phấn đấu giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 1 tỷ USD.
Chương trình cũng đặt mục tiêu xây dựng được 8 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên. Xây dựng được 2-5 vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn, mỗi vùng khai thác hoặc vùng trồng có 1-2 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến sản xuất dược liệu tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO).
Chương trình đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu bao gồm giải pháp về thể chế, pháp luật; đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh; khoa học công nghệ, nhân lực và đào tạo; kiểm soát thị trường thuốc, dược liệu; hợp tác và hội nhập quốc tế; thông tin và truyền thông.
Trong đó, tiếp tục thúc đẩy đầu tư nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất thuốc. Quy hoạch và dành quỹ đất xây dựng các khu công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất các thuốc phát minh còn bản quyền, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, vắc xin, sinh phẩm y tế đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Đầu tư phát triển vùng trồng, vùng khai thác, chế biến dược liệu của Việt Nam theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; tăng đầu tư cho chương trình bảo tồn, phát triển nguồn gen cây thuốc, quý, đặc hữu trên cơ sở tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến cho đánh giá chất lượng nguồn gen và chọn tạo giống cây thuốc.
Huy động mọi nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất thuốc trong nước, sản xuất thuốc nhượng quyền, chuyển giao công nghệ, vắc xin, sinh phẩm y tế và các sản phẩm từ dược liệu. Chú trọng đầu tư, phát triển chương trình hóa dược để sản xuất nguyên liệu làm thuốc phục vụ sản xuất thuốc trong nước, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập ngoại.
Tổ chức thực hiện ít nhất 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước trong 3 năm. Ít nhất 5 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ trong 1 năm về phát triển công nghiệp dược trong nước.
Các hoạt động được tập trung thực hiện bao gồm nghiên cứu phát triển, sản xuất vắc xin đa giá; nghiên cứu ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại, nghiên cứu sản xuất nguyên liệu làm thuốc có giá trị kinh tế cao; nghiên cứu chiết xuất dược liệu công nghệ cao, bào chế, sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc từ một số dược liệu đặc hữu có giá trị kinh tế cao trong nước, phát triển các sản phẩm quốc gia từ dược liệu Việt Nam…
Vắc xin COVID-19, "lá chắn" cần thời gian kích hoạt
Lô vắc xin COVID-19 đầu tiên về Việt Nam, kế hoạch tiêm chủng. lớn nhất từ trước đến nay với hơn 100 triệu liều cùng những dấu mốc quan trọng trong công tác nghiên cứu vắc xin trong nước đã và đang được kỳ vọng giúp đẩy lùi dịch bệnh trong tương lai gần.
Theo các chuyên gia, tuy có vắc xin nhưng không được chủ quan, vẫn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) và các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn.
Cuộc đua trên toàn thế giới
Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, tính đến ngày 8/1/2021, đã có 03 loại vắc xin COVID-19 đã được phê duyệt ở Châu Âu và ở Mỹ, bao gồm: (1) tozinameran (ComirnatyTM) của BioNTech/Pfizer (trước đây gọi là BNT162b2); (2) mRNA-1273 của Moderna; (3) ChAdOx1 nCoV-19 của Đại học Oxford/AstraZeneca.
Ngoài 03 loại vắc xin đã được phê duyệt từ Châu Âu và Mỹ kể trên, còn có 03 ứng cử viên vắc xin khác đã được chấp thuận (không phải bởi FDA hay EMA (European Medicines Agency) mặc dù dữ liệu chưa đầy đủ hoặc chưa được công bố bao gồm: BBIBP-CorV (30/12/2020) từ Trung Quốc, Covaxin (3/01/2021) từ Ấn Độ và Sputnik-V (28/12/2020) từ Nga; bên cạnh đó tính đến đầu tháng 1/2021, có 63 ứng viên vắc xin chống lại SARS-CoV-2 đang trong giai đoạn phát triển lâm sàng và 172 ứng viên trong giai đoạn phát triển tiền lâm sàng.
Tại nước ta hiện có 4 đơn vị tham gia nghiên cứu, sản xuất vaccine COVID-19, gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vaccien và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH); Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC); Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược Nanogen (NANOGEN). Trong đó, NANOGEN đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 02. Vắc xin phòng Covid-19 mang tên COVIVAC do Viện Vaccine và sinh phẩm y tế (IVAC) nghiên cứu, phát triển dự kiến dự kiến bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào đầu tháng 3-2021, được hoàn thành vào tháng 10-2021. Với nhiều kết quả đáng ghi nhận, đã đặt những dấu ấn quan trọng trong tiến trình phát triển vắc xin COVID-19 "Made in Vietnam".
Hy vọng nhưng vẫn phải chủ động
Phỏng vấn nhanh người dân tại một số địa phương, thông tin về lô vắc xin COVID-19 đầu tiên về Việt Nam cùng những bước tiến trong công tác nghiên cứu vắc xin của Việt Nam mang đến nhiều nhận định tích cực từ người dân. Nhưng tựu trung đó là niềm vui, niềm hy vọng về dịch bệnh được đẩy lùi cùng niềm mong mỏi cuộc sống được trở lại bình thường sau một khoảng thời gian có quá nhiều biến động.
Chị N.T.A.N tại quận Phú Nhuận TP.HCM nói: "Nghe tin có vắc xin thì chắc ai cũng mừng chứ không chỉ riêng mình đâu; giờ chỉ mong sao sớm tiêu diệt được con virus này chứ nó cứ quay đi quay lại hoài thì khổ lắm". Chị chia sẻ thêm: "Giờ thì phải ưu tiên cho bác sĩ với những người chống dịch. Còn mình thì cứ chủ động đeo khẩu trang, rửa tay... để tự bảo vệ mình trước".
Theo các chuyên gia, để chống dịch COVID-19, thì vắc xin ngừa COVID-19 vẫn là giải pháp căn cơ nhất. Thực tế cho thấy các nước bắt đầu triển khai tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đã có hiệu quả, tuy nhiên không thể vì có vắc xin mà chủ quan lơ là phòng dịch, vì sau khi tiêm mũi vắc xin thứ nhất chưa sinh kháng thể chống lại virus ngay mà phải đến mũi thứ hai. Trong khoảng thời gian giữa mũi thứ nhất và thứ hai vẫn phải coi như người chưa được tiêm vắc xin. Để đạt được hiệu quả bảo vệ cộng đồng cần thời gian để gia tăng độ phủ của vắc xin trong cộng đồng do đó vẫn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) và các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Điển hình trong xây dựng và thực thi pháp luật Sau hơn 1 năm có hiệu lực, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt (gọi tắt là Nghị định 100) đã thực sự đi vào cuộc sống. Nghị định 100 đã nổi lên như một điển hình trong xây dựng và thực thi...