Đặt mục tiêu đến năm 2025 có 150 sản phẩm OCOP, Hà Nam cần làm ngay những việc này
Tỉnh Hà Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 150 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng từ 3 sao trở lên.
Hà Nam đã có 41 sản phẩm OCOP, mục tiêu 150 sản phẩm
Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là Chương trình OCOP), UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 1939/QĐ-UBND ngày 24/10/2018 phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018-2020 định hướng đến năm 2030.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Hà Nam, sau khi triển khai Chương trình OCOP, đến nay địa phương này đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận cả về số lượng lẫn chất lượng.
Chương trình OCOP mở ra hướng đi mới trong sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế ở địa phương, góp phần giúp nông sản đặc trưng của Hà Nam có điều kiện khẳng định thương hiệu, vươn xa hơn tới các thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.
Sau khi triển khai Chương trình OCOP, đến nay Hà Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận cả về số lượng lẫn chất lượng. Ảnh: Hồng Nhân.
Đến nay, tỉnh Hà Nam đã tổ chức đánh giá, phân hạng được 41 sản phẩm OCOP, trong đó có 16 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 23 sản phẩm đạt hạng 3 sao thuộc 22 chủ thể và có 37 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP trong năm 2021.
Theo đó, sau khi được công nhận OCOP, các cơ sở sản xuất đã quan tâm hơn trong việc đầu tư nâng cao chất lượng, nhãn hiệu sản phẩm có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc. Nhiều sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường như cá kho Nhân Hậu, bánh đa nem làng Chều, rượu Vọc, rượu nếp cái hoa vàng, mật ong rừng miền Bắc, miến chùm ngây, ruốc cá, chả cá…
Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh Hà Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 150 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng từ 3 sao trở lên. Để Chương trình OCOP phát huy hiệu quả, tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các hoạt động quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm OCOP.
Tỉnh Hà Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 150 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng từ 3 sao trở lên. Ảnh: Hồng Nhân.
Chính vì thế, địa phương này đã tăng cường công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều hành, cho đến người dân để mọi người đều hiểu mục đích, ý nghĩa, khi tham gia chương trình, từ đó mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương.
Video đang HOT
Coi phát triển các sản phẩm chủ lực là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp. Tập trung công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý Chương trình OCOP các cấp; bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh cho chủ thể sản xuất.
Để Chương trình OCOP đạt hiệu quả cao, Hà Nam đã sớm bổ sung nhiệm vụ, kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực phối hợp với các sở, ngành liên quan thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Chương trình OCOP theo đúng kế hoạch.
Bên cạnh đó, tỉnh Hà Nam cũng nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ từ các tỉnh bạn nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn có điều kiện xúc tiến, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP đến các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống và các doanh nghiêp, nhà phân phối trên địa bàn tỉnh.
Nhìn thẳng khó khăn để phát triển sản phẩm OCOP
Có những thuận lợi, nhưng theo đánh giá từ UBND tỉnh Hà Nam, trong công tác tổ chức còn gặp một số khó khăn.
Nhận rõ khó khăn và thách thức, tỉnh Hà Nam đã quyết tâm phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Cụ thể, việc sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phầm như các hợp tác xã, cơ sở sản xuất và kinh doanh mới chỉ tập trung sản xuất sản phẩm nguyên liệu, chưa chú trọng đến việc chế biến, bảo quản, xây dựng nhãn mác, thương hiệu, quảng bá sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Cùng với đó, chất lượng nhiều loại sản phẩm chưa cao, chưa đồng đều, chưa được tiêu chuẩn hóa; mẫu mã bao bì, kiểu dáng cần được nâng cao và cải thiện.
Công tác quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, giới thiệu, tiếp thị sản phẩm cần được đẩy mạnh để tăng hiệu quả, nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong cách làm, xác định lợi thế, tiềm năng và chủ thể sản xuất.
Quảng Nam: Ở đây có nhiều sản phẩm OCOP độc đáo, nông dân tổ chức hẳn một ngày hội giới thiệu
Nhân lực thực hiện chương trình cần được nâng cao, chưa có nhiều hình thức tổ chức kinh tế tham gia vào chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Việc sản xuất cần được chuyên môn hóa. Chính vì vậy, khả năng cạnh tranh của sản phẩm OCOP trên thị trường chưa được như mong đợi.
Nhận rõ khó khăn và thách thức, tỉnh Hà Nam đã quyết tâm phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Trong đó, tập trung vào các dịp lễ hội của tỉnh, của quốc gia. Phối hợp xúc tiến các sản phẩm OCOP vào các trung tâm, siêu thị lớn trên địa bàn, tổ chức lựa chọn sản phẩm tiêu biểu tham gia hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh.
Đồng thời triển khai các chương trình đưa hàng Việt Nam về nông thôn gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia các hội nghị, chương trình kết nối cung cầu tại các tỉnh, thành phố để đưa các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh tiếp cận với người tiêu dùng của nhiều vùng, miền trên cả nước, nâng cao hiệu quả kết nối giữa nhà sản xuất, nhà phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Hỗ trợ các hợp tác xã đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua các kênh thương mại, sàn giao dịch điện tử
Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát tiêu chuẩn, chất lượng, mã số, mã vạch, dán tem truy suất nguồn gốc… cung cấp ra thị trường các sản phẩm đúng tiêu chuẩn, đủ về chất lượng sẽ tác động rất nhanh đến người tiêu dùng.
Tỉnh Hà Nam cũng vận động, khuyến khích các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm tham gia Chương trình OCOP liên kết thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, sản xuất gắn với phát triển thị trường. Đây chính là những yếu tố quan trọng để xây dựng được thương hiệu sản phẩm OCOP vươn xa trên thị trường.
Chương trình OCOP xác lập vị trí cho nhiều mặt hàng nông sản
Tập trung chuẩn hóa sản phẩm mới, nâng hạng những sản phẩm đã được công nhận, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần quan trọng trong việc xác lập vị trí nhiều mặt hàng nông sản ở tỉnh Phú Thọ.
Thành công bước đầu cho thấy, chương trình đã giúp người dân nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập. Từ đó, tạo đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn một cách hiệu quả và bền vững.
Sản phẩm chè của Hợp tác xã Phú Thịnh đạt chất lượng sản phẩm Ocop 3 sao năm 2020. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Đưa sản phẩm OCOP vào siêu thị và xuất ngoại
Được thành lập từ tháng 12 năm 2019 tại khu 3, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy với mong muốn thúc đẩy giá trị của cây chè và mang đến cho khách hàng những sản phẩm hữu cơ chất lượng thông qua công nghệ sấy lạnh hiện đại trên thế giới, Công ty TNHH Maika Food đã thực hiện thành công hai sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn bốn sao gồm: Trà Matcha Maika và Trà Matcha sữa
Chị Nguyễn Thị Hương, Giám đốc Công ty TNHH Maika Food cho biết, để tạo nên những sản phẩm Matcha Maika Food thượng hạng, sau khi sấy lạnh trà tiếp tục được tách gân và được nghiền bằng cối đá granit tạo ra một loại bột siêu mịn được tính bằng micromet, khi tung vào không khí phần bột sẽ tan như sương khói, đó là loại matcha đạt yêu cầu cao nhất.
"Hiện, công ty đã xây dựng được chuỗi giá trị nông nghiệp nhằm tự chủ và kiểm soát vùng nguyên liệu bằng việc hợp tác với các hộ nông dân tại xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy với diện tích khoảng 4 ha chè để tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, uy tín. Nhờ đó, các sản phẩm của công ty đã có mặt ở các trung tâm mua sắm, siêu thị và các sàn thương mại điện tử trên cả nước. Thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu sạch và đạt tiêu chuẩn trong tất cả các khâu..., đặc biệt là đảm bảo cho người trồng chè yên tâm sản xuất, ổn định đời sống tại địa phương", chị Hương chia sẻ.
Ngoài cây chè, Phú Thọ còn được đông đảo người dân trong và ngoài nước biết đến sản phẩm đặc sản bưởi Đoan Hùng. Ông Khuất Đăng Khoa, Chủ tịch UBND huyện Đoan Hùng cho biết, huyện đã tập trung chỉ đạo áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bưởi đặc sản.
Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất, ký kết hợp đồng liên kết, trồng, chăm sóc, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, từ đó đáp ứng yêu cầu của thị trường, hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Để sản phẩm bưởi đặc sản Đoan Hùng thực sự khẳng định được vị trí 3 lần đạt "Thương hiệu vàng Nông nghiệp Việt Nam", Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND huyện Đoan Hùng triển khai dán tem truy xuất nguồn gốc lên bưởi đặc sản từ năm 2017.
Cùng đó, cấp chứng nhận 3 mã số vùng trồng đủ điều kiện để xuất khẩu với diện tích trên 90ha; hình thành được 24 vùng trồng bưởi đặc sản tập trung tại 18 xã vùng thượng huyện và một số vùng trồng bưởi Diễn tại các xã vùng hạ huyện. Với tổng số 3 doanh nghiệp, 11 hợp tác xã, 62 tổ hợp tác, 17 trang trại trồng bưởi, hoạt động liên kết sản xuất, gắn với sơ chế, chế biến và tiêu thụ bưởi cho nông dân đang được đẩy mạnh.
Từ những lợi thế của địa phương, vừa qua UBND huyện Đoan Hùng phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) tổ chức xuất khẩu 3,6 vạn quả bưởi Đoan Hùng (tương đương khoảng 40 tấn) đầu tiên sang thị trường Liên bang Nga.
Đây là tín hiệu vui cho nông sản Phú Thọ trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ bưởi trên địa bàn tỉnh. Việc xuất khẩu lô bưởi đầu tiên vừa khẳng định thương hiệu bưởi Đoan Hùng đảm bảo uy tín, chất lượng, đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các thị trường quốc tế vừa nâng cao thu nhập cho người trồng bưởi trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh COVID-19.
Bà Đỗ Thị Hằng, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn cho biết, thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục ký liên kết với một số đơn vị khác trong tỉnh Phú Thọ để tham gia, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bưởi, hướng tới bảo quản, sơ chế, chế biến và xuất khẩu bưởi sang một số nước như Trung Đông, Ấn Độ, Nhật Bản...
Nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Đóng gói sản phẩm mì gạo tại Hợp tác xã mỳ gạo Hùng Lô, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Năm 2022, tỉnh Phú Thọ phấn đấu có thêm 56 sản phẩm, nhóm sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Đến năm 2025 tiêu chuẩn hóa, phát triển 228 sản phẩm chủ lực, đặc sản, đặc trưng, thế mạnh của từng địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn, chất lượng được chứng nhận đạt chuẩn OCOP từ hạng 3 sao trở lên; trong đó, có 11 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao (sản phẩm cấp Quốc gia); 75 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 142 sản phẩm đạt hạng 3 sao (sản phẩm cấp tỉnh).
Để đạt mục tiêu trên, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể thực hiện tốt nội dung, hoạt động của chương trình; phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo trong xây dựng sản phẩm OCOP; tập trung hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương và phát triển các sản phẩm đăng ký mới.
Bên cạnh đó, tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức như: Thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn hạng 3 sao trở lên; tổ chức các hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP; triển khai xây dựng điểm, trung tâm quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP cấp huyện...
Ông Trần Tú Anh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ chia sẻ, OCOP đang tiếp tục tạo thêm sức bật cho nông nghiệp, nông thôn của địa phương. Giá trị sản phẩm không ngừng gia tăng, thu nhập của các hộ kinh doanh, hợp tác xã và doanh nghiệp được nâng cao, tạo sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Nhằm đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường hiện nay, việc tuyên truyền quảng bá về chương trình cần tiếp tục được chú trọng để nâng cao nhận thức của người dân về phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, từng bước tiến tới xuất khẩu.
Tuy nhiên, bên cạnh các chính sách hỗ trợ của tỉnh để xây dựng vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung quy mô lớn và ổn định, các chủ thể cần phải nâng cao năng lực về tài chính, hệ thống kho bãi, dây chuyền sản xuất, chế biến... và chủ động được đầu ra của sản phẩm khi mở rộng vùng nguyên liệu để phát huy được hết tiềm năng, lợi thế của mình.
Bên cạnh đó, chủ động xúc tiến thương mại, đưa các sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử để mở thêm cơ hội giới thiệu sản phẩm đặc trưng tới người tiêu dùng, qua đó, tạo sự liên kết trong cân đối cung - cầu ở trạng thái "bình thường mới".
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh; trong đó, hỗ trợ thúc đẩy hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn gắn với bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tích tụ, tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ cây trồng, vật nuôi chủ lực sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa; khuyến khích phát triển các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế của địa phương sản xuất theo hướng hàng hóa...
OCOP đưa đặc sản đất Cảng từ làng... ra phố Giai đoạn 2021-2025, TP.Hải Phòng đặt mục tiêu phát triển ít nhất 335 sản phẩm OCOP. Phát triển chất lượng và số lượng Với mong muốn phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên...