Đặt mua ô tô điện Kia EV6 từ bây giờ, phải chờ đến năm 2024
Cuộc khủng hoảng chip bán dẫn toàn cầu và làn sóng lây nhiễm Covid-19 đã khiến thời gian giao xe cho khách của Kia EV6 kéo dài.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chip bán dẫn toàn cầu, nhiều hãng ô tô hiện đang rơi vào tình trạng sản xuất bị đình trệ. Điều này dẫn đến hậu quả là lượng ô tô mà các hãng đang “nợ” khách ngày càng tăng và thời gian giao xe bị kéo dài. Hãng xe Kia của Hàn Quốc cũng không phải là ngoại lệ.
Theo nguồn tin nội bộ của ngành công nghiệp ô tô, do thiếu linh kiện nên kể từ ngày 12/5/2022, hãng Kia sẽ phải mất ít nhất 4 tuần mới có thể giao 1 chiếc xe mới cho khách hàng. Riêng với dòng ô tô điện Kia EV6 thì thời gian giao xe cho khách còn kéo dài đến 1 năm 6 tháng. Nói cách khác, nếu đặt mua Kia EV6 từ bây giờ, khách hàng sẽ phải chờ đến tận năm 2024 mới được giao xe.
Đặt mua ô tô điện Kia EV6 từ bây giờ, khách hàng phải chờ đến năm 2024 mới được giao xe
So với năm ngoái, lượng xe mà các hãng “nợ” khách còn nhiều hơn do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraine và làn sóng lây nhiễm Covid-19. Đối với các mẫu ô tô bán chạy của hãng Kia, thời gian giao xe cho khách trung bình là hơn 1 năm.
Video đang HOT
Tương tự EV6, hai mẫu ô tô Kia Sorento Hybrid và Sportage Hybrid cũng có thời gian giao xe lên đến 1 năm 6 tháng. Trong khi đó, thời gian giao xe đối với Kia K8 và K5 Hybrid là hơn 1 năm. Riêng mẫu xe Kia Niro thế hệ mới có thời gian giao xe là hơn 8 tháng vì thiếu hệ thống âm thanh Harman Kardon và linh kiện cho bộ điều khiển điện tử (ECU) trong động cơ.
Tại Việt Nam, tình trạng khan hiếm xe cũng đang diễn ra khiến thời gian chờ nhận xe của khách hàng bị kéo dài. Hệ quả là hiện tượng “bán bia kèm lạc” tại các đại lý, gây bức xúc cho nhiều người tiêu dùng. Theo đó, nếu muốn nhận xe sớm, khách hàng phải chi thêm vài chục triệu đồng hoặc cả trăm triệu đồng để mua phụ kiện. Cá biệt là trường hợp của Toyota Land Cruiser 2022 khi một số đại lý tại Hà Nội đã yêu cầu khách hàng trả thêm tới 1,3 tỷ đồng, đủ để mua một chiếc Camry mới. Trong khi đó, Toyota Land Cruiser Prado đi kèm “tiền lạc” dao động từ 120 – 150 triệu đồng, tùy nơi. Tương tự như vậy là Toyota Camry với “tiền lạc” đạt mức kỷ lục 130 triệu đồng.
Do giá linh kiện tăng và tình trạng khan hiếm chip bán dẫn, một số hãng ô tô tại Việt Nam còn điều chỉnh giá bán cho xe như Mercedes-Benz, Suzuki, Toyota, Lexus hay Kia. Trong đó, các mẫu xe Mercedes-Benz tăng giá thêm từ 17 – 170 triệu đồng. Xe Suzuki tăng giá thêm từ 6-10 triệu đồng. Con số tương ứng của Lexus là từ 40 – 70 triệu đồng và Toyota là từ 5 – 53 triệu đồng, tùy loại xe.
Hết tháng 5/2022, chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ áp dụng cho xe lắp ráp trong nước sẽ kết thúc. Điều này cộng với giá xe tăng lên sẽ khiến người tiêu dùng Việt Nam phải chi nhiều tiền hơn để sở hữu một chiếc ô tô.
Volvo, Toyota và GM tạm dừng sản xuất do thiếu linh kiện
Các hãng xe Volvo, Toyota và GM đã thông báo tạm dừng sản xuất đều do vấn đề thiếu hụt linh kiện để lắp ráp ô tô trên toàn cầu.
Mới đây, tình trạng thiếu hụt linh kiện vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến ngành ô tô trên toàn cầu do dại dịch COVID-19 cũng như cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Theo đó, Volvo vừa buộc phải cắt giảm 8 ca làm việc tại nhà máy lớn nhất của mình tại nhà máy Torslanda (Thụy Điển) từ ngày 27/3 đến ngày 1/4 do nguồn cung chip bán dẫn không ổn định; dù cũng thông báo việc dừng sản xuất chỉ là tạm thời nhưng Volvo cho biết tình trạng này có thể kéo dài đến giữa năm nay.
Volvo phải giảm ca sản xuất tại nhà máy ở Thụy Điển.
Volvo cũng lưu ý hãng đang cải thiện dần vấn đề nguồn cung nhưng hiện vẫn lệch so với sản lượng ô tô xuất xưởng nên nhà sản xuất Thụy Điển đã tạm dừng sản xuất để lượng linh kiện bắt kịp. Ngoài ra, Volvo cũng điều chỉnh lại mục tiêu cho năm 2022, kỳ vọng đạt doanh số gần tương đương với năm 2021.
Ngoài ra, Toyota cũng mới thông báo tạm ngừng hoạt động của các nhà máy tại Nhật Bản do động đất xảy ra ở vùng Tohoko vào ngày 16/3 ảnh hưởng đến các nhà cung cấp của hãng.
Theo đó, Toyota đã tạm dừng sản xuất tại 18 dây chuyền của 11 nhà máy trong số tổng cộng 28 dây chuyền của 14 nhà máy tại Nhật Bản từ ngày 21/3 đến hết 26/3. Những dòng xe bị ảnh hưởng bởi vấn đề này gồm: Toyota GR Yaris , Mirai, Yaris Cross, RAV4, RAV4 HEV và tất cả các mẫu Lexus.
Mới đây, Genera Motors (GM) cũng mới thông báo tạm đóng cửa nhà máy của hãng ở Fort Wayne (bang Indiana, Mỹ) do gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến chip bán dẫn. Đây là cơ sở chuyên lắp ráp dòng xe bán tải Chevrolet Silverado và GMW Sierra 1500.
Nhà máy chuyên sản xuất Chevrolet Silverado tạm thời dừng hoạt đông.
Nhà sản xuất Mỹ cho biết đây là lần gián đoạn đầu tiên đối với xe bán tải cỡ lớn liên quan đến chip bán dẫn từ tháng 8/2021 nhưng thông báo nguồn cung của loại linh kiện này đã ổn định hơn so với năm ngoái.
Tuy nhiên, nếu Nga tiếp tục xung đột với Ukraine thì nguồn cung chip bán dẫn càng bị ảnh hưởng. 2 quốc gia này hiện cung cấp đến 70% khí Neon trên toàn cầu, chuyên sử dụng trong việc sản xuất chip. Do đó, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng nếu cuộc xung đột kéo dài đủ lâu có thể dẫn đến làn sóng thiếu hụt chip bán dẫn thứ hai.
Toyota hạ sản lượng toàn cầu vì thiếu hụt một thứ từ Việt Nam Toyota vừa công bố hạ 15% sản lượng toàn cầu trong tháng 11 vì thiếu chip bán dẫn nhưng sẽ tăng bù lại trong tháng 12 và quý I năm sau để đạt mục tiêu đặt ra trước đó cho cả năm tài khóa. Theo Paultan, việc Toyota thiếu linh kiện trong giai đoạn tháng 9 tới 11 năm nay là do COVID-19...