Đặt mua bánh cuốn, khách hàng nhận về bánh ướt và màn tranh cãi 2 bên khiến dân tình ngán ngẩm
Cô gái bức xúc với chiếc bánh cuốn dày cộp nhưng chủ quán lại khẳng định ai ăn cũng khen. Vậy là có một cuộc tranh cãi nảy lửa mà chẳng biết ai đúng, ai sai.
Câu chuyện đâu là bánh cuốn tự nhiên trở thành chủ đề bàn tán tranh cãi sôi nổi giữa mọi người trong một hội nhóm mạng xã hội. Chẳng là tài khoản T.N.T có đặt mua ăn thử bánh cuốn mà chủ quán tự nhận là chuẩn vị. Tuy nhiên khi nhận hàng, cô nhận về chiếc bánh cuốn to bản, dày cộp mà không biết phải gọi là gì.
T.N.T cho biết: ‘Em là đứa nghiện và lớn lên cùng bánh cuốn. Bánh cuốn miền Bắc em khẳng định mỏng tang chỉ có bánh ướt miền Nam là dày thôi ạ!
Thấy phản hồi của khách khá nhiều và đều khen nên em thử xem sao. Nhưng điều cơ bản nhất của bánh cuốn là mỏng thì nhà chị này còn không đạt được! Các chị xem bánh như vậy là mỏng hay dày hộ em nhé. Và xem xem có chuẩn bánh cuốn Việt Nam không hộ em với ạ. Chứ tự nhiên chị này làm em hoang mang về thứ mình ăn suốt bao nhiêu năm nay quá.
Câu chuyện gây tranh cãi chỉ vì 1 đĩa bánh cuốn.
Thay vì xin lỗi và rút kinh nghiệm thì chị ta nhét chữ vào miệng khách, gửi liền 3 bức ảnh phản hồi khen ngon của người khác cho em! Em muốn tiện và thử nên mới đặt. Chứ em tự tin mình tráng còn ngon hơn nhà này nhiều.
Để tránh mang tiếng ăn quỵt, em đã chuyển tiền trước khi nhắn tin. Cả nhà xem bánh này đúng bánh cuốn không hộ em nhé. Ăn không khác gì bánh phở mà còn chả được mướt mượt như thế’.
Trong các bức ảnh cô gái chụp lên có thể thấy, bánh cuốn trắng, dày và không có nhân mộc nhĩ nấm hương như bình thường. Cô gái nói: ‘Khách phản hồi thì phải nhận biết ưu nhược điểm nhà mình chứ không phải nhét chữ vào miệng khách. Bánh em tự tráng còn ngon hơn chị ấy. Cả đất nước Việt Nam không có bánh cuốn nào tráng dày như vậy cả chỉ có bánh ướt miền Nam thôi. Mà lại đổ khách hàng không biết làm’.
Video đang HOT
Câu chuyện đôi co giữa khách hàng và chủ quán gây tranh cãi.
Sau khi phản hồi lại với chủ quán, cô gái nhận được câu trả lời: ‘Bạn chưa biết làm bánh ngon ấy, bánh nhà mình chưa ai chê dày cả bạn. Cảm ơn bạn đã ủng hộ. Vậy lần sau bạn tự tráng tay vậy. Chứ bánh nhà mình bạn còn chê dày thì chịu. Không biết cách làm thì lại kêu bánh nát’.
Trong khi cô gái cho rằng chủ quán đôi co đổ lỗi cho khách thì người bán hàng cũng không vừa khi cho rằng khách khó tính, không biết cách làm.
Cư dân mạng được một phen hóng ‘phốt’ ‘nhạt như nước ốc’ đến từ vị trí của 2 cô gái. Người thì cho rằng đây không phải là bánh cuốn vì bánh to, dày và ủng hộ ‘chủ thớt’ nhưng người lại khẳng định khách hàng quá khó tính và như ‘mẹ thiên hạ’.
‘Chưa ai chê thì giờ có người chê rồi đó, nói thì cứ bảo thủ. Buôn bán phải biết tiếp thu phản hồi của khách để còn sửa đổi cho hoàn thiện, ngon lành. Ghét cái kiểu bảo thủ dù sai lè lè thế này’.
‘Bước chân ra buôn bán, khách hàng chê thì phải nghe và xem xét nếu đúng thì sửa sai thì phải tìm cách nói khách như nào cho hợp lí’.
‘Cơ bản nếu mình là shop thì bảo: ‘dạ chị thông cảm, do khẩu vị khách bên em thông thường là như vậy, em cảm ơn chị góp ý. Tụi em sẽ cố gắng khắc phục để bánh dễ ăn hơn ạ’, vừa mát lòng lại chả phật ý ai. Ngành dịch vụ kể cả bán online cũng là dịch vụ mà không biết xin lỗi khách thì chịu’.
Đồng thời, nhiều cư dân mạng nhận định, người đăng đàn ‘bóc phốt’ khá rảnh vì chuyện nhỏ xé ra to còn chủ quán lại không khéo léo nói chuyện làm vừa lòng khách.
Đoạn clip người phụ nữ làm bánh với thao tác cực lạ đang "gây bão" TikTok, hoá ra là đặc sản nổi tiếng của đồng bào Khmer Nam Bộ
Món bánh với cách làm độc lạ này được xem là một đặc sản rất nổi tiếng của đồng bào người Khmer ở Nam Bộ.
Mỗi vùng miền, địa phương trên khắp Việt Nam đều có những đặc sản ngon nức tiếng nhưng chưa chắc người dân xứ khác đã biết đến. Như mới đây, một cô gái đăng lên TikTok video ngắn ghi lại cảnh một người phụ nữ làm bánh với thao tác cực kỳ độc lạ, ngay lập tức khiến cộng đồng mạng đổ dồn sự chú ý.
Sở dĩ dân mạng tò mò là bởi thay vì tráng bột trực tiếp lên bề mặt chảo nóng như bánh xèo, bánh cuốn,... Người phụ nữ này lại chỉ dùng một cái rây và trực tiếp rải lớp bột màu xanh lá cây lên bề mặt chảo cho đến khi kín hết.
Cách làm độc lạ của loại bánh này khiến dân mạng vô cùng tò mò. - (Nguồn: @samquynh4444)
Tìm hiểu mới biết thì ra đây là món bánh rây, bánh dứa hay còn được gọi bằng cái tên "Ọm Chiếl". Đây được xem là một đặc sản truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Nam Bộ, đặc biệt là các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng hay Kiên Giang.
Cái tên bánh dứa xuất phát từ nguyên liệu chính của loại bánh này là lá dứa. Gạo nếp được mang xay chung với lá dứa để tạo hương thơm và màu xanh lá cây bắt mắt. Bột xay xong được đem đi bồng cho ráo nước, để khô, bóp thật nhuyễn.
Còn sở dĩ gọi là bánh rây vì khi chế biến, người ta dùng một cái rổ bằng lưới mịn (cái rây) để thả bột xuống chảo tạo thành lớp vỏ bánh. Đôi tay thoăn thoắt của người làm bánh phải liên tục rải đều bột theo hình tròn cho tới khi chúng dày lên một chút.
Phần bột của loại bánh này được làm từ gạo nếp xay nhuyễn với lá dứa, tạo thành một màu xanh lá vô cùng bắt mắt.
Cuối cùng chính là công đoạn làm nhân cho bánh. Thông thường, người Khmer thường dùng cơm dừa nạo ngào chung với đường và đậu phộng rang giã nhỏ cho đến khi dẻo, khô và thơm để làm phần nhân. Sau khi đã có lớp vỏ bánh mỏng, chỉ cần cho nhân vào rồi cuốn bánh lại theo hình dẹp là có thể mang ra thưởng thức. Các thao tác phải tiến hành một cách thuần thục và nhanh chóng, nếu không bánh dễ bị khét.
Công đoạn rây bột phải thật sự tỉ mỉ và nhanh chóng, có như thế thành phẩm mới ngon và không bị khét.
Muốn tận hưởng vị ngon của loại bánh này, bạn phải ăn ngay lúc bánh còn nóng hổi. Mùi thơm của nếp dẻo pha trộn vị béo ngọt của nhân dừa và đậu phộng, đặc biệt mùi lá dứa đặc trưng khiến ai một lần thử qua cũng nhớ mãi.
Món bánh có hương vị đặc trưng với sự kết hợp của phần vỏ thơm mùi nếp và lá dứa, trong khi đó nhân dừa cùng đậu phộng lại bùi bùi rất ngon.
Ngày nay, bánh dứa "Ọm Chiếl" thường xuất hiện trong một số lễ hội truyền thống của người Khmer. Vào các ngày này, các gia đình phật tử thường tự làm bánh để mang vào chùa cúng Phật và dâng cho các sư dùng. Ngoài ra, mỗi nhà còn làm để ăn, đãi khách hoặc bán cho khách du lịch.
Ngày nay, món bánh lá dứa không chỉ xuất hiện trong một số dịp quan trọng của đồng bào người Khmer Nam Bộ mà còn được bày bán ở nhiều nơi để phục vụ thực khách.
Loạt món ăn dễ "toang" được hội ghét bếp kiểm chứng: Đừng dại mà làm thử trong ngày đầu ra mắt mẹ chồng! Nếu thấy năng lực bếp núc của mình có hạn thì thôi, đừng đua đòi làm thử những món này nhé các gái vụng ơi! Chuyện bếp núc, nhà cửa là thứ nhận được nhiều sự quan tâm nhất trên MXH những ngày này. Khi phải ở nhà gần như 24/7 thì dân tình cũng hứng thú hơn với việc vào bếp, mày...