Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn điều trị chứng nhịp nhanh, nhịp chậm
Khoa Nội Tim mạch – Lão học, BVĐK Hà Đông vừa thực hiện thành công đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn trong điều trị hội chứng nhịp nhanh – nhịp chậm cho cụ bà 75 tuổi.
Bác sĩ BVĐK Hà Đông thực hiện kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tim cho bệnh nhân.
Bà Nguyễn Thị T. (75 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội) vào viện trong tình trạng thường xuyên đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tiền sử suy tim, tăng huyết áp nhiều năm nay.
Video đang HOT
Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện thấy nhịp tim của bệnh nhân T. chậm, có lúc nhịp tim xuống dưới 40l/phút, ngay sau đó các bác sĩ đã chỉ định đeo máy Holter điện tim trong 24 giờ phát hiện bệnh nhân T. bị hội chứng nhịp nhanh, nhịp chậm.
Sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ Khoa Nội Tim mạch – Lão học Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tiến hành đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn 2 buồng dưới hướng dẫn máy chụp X quang C-Arm. Việc đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn 2 buồng cho bệnh nhân là kỹ thuật can thiệp phức tạp: đầu tiên tạo ổ máy, tạo đường vào mạch máu, luồn dây điện cực, cố định các điện cực vào buồng tim, kiểm tra các thông số kết nối điện cực với máy tạo nhịp, đóng ổ máy.
Sau đặt máy, huyết áp bệnh nhân ổn định, tình trạng suy tim cải thiện, nhịp tim ổn định 60l/phút, không còn đau đầu, hoa mắt chóng mặt, sức khoẻ dần ổn định.
Hiếm gặp: Nữ bệnh nhân ở Hà Nội có khối u xơ tử cung "khổng lồ"
Dù thấy thường xuyên mệt mỏi, da xanh xao nhưng mãi gần đây chị Đỗ Thị H. (37 tuổi, Vạn Phúc, Hà Đông) mới chịu đến viện khám và bất ngờ phát hiện trong ổ bụng có khối u xơ tử cung to "hiếm gặp"...
Bệnh nhân hồi phục tốt sau ca phẫu thuật cắt bỏ khối u "khủng"
Ngày 15-12, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) cho biết, các bác sĩ viện này vừa phẫu thuật cắt thành công khối u xơ tử cung "khủng" đặc biệt hiếm gặp, nặng 3,6 kg trong ổ bụng bệnh nhân Đỗ Thị H.
Nhiều tháng nay, chị H. thấy thường xuyên mệt mỏi trong người, da xanh xao, nhưng do chủ quan nên không đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Gần đây, bụng to chướng lên, tạo các cơ đau không chịu nổi, chị H. mới tìm đến bệnh viện.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện có một khối u lớn choán toàn bộ ổ bụng bệnh nhân, kích thước 30x25x20cm, nghĩ nhiều đến khối u xơ khổng lồ, nguồn gốc từ tử cung hơn là các tổn thương ác tính khác.
Qua hội chẩn, các bác sĩ tiên lượng đây là ca mổ khó vì khối u rất lớn, chèn ép và dính vào các tạng xung quanh và nhiều mạch máu lớn. Vì thế, các bác sĩ quyết định phối hợp 2 khoa Phụ sản và Ngoại tiêu hóa để gỡ dính, cắt khối u an toàn, tránh các biến chứng thận, bàng quang, niệu quản.
Quá trình phẫu thuật tương đối phức tạp do khối u tử cung kích thước rất lớn, chiếm gần hết ổ bụng, dính và đè đẩy các tạng lân cận. Các bác sĩ đã thực hiện gỡ dính tỉ mỉ và bảo tồn được các tạng xung quanh.
Sau gần 3 giờ đồng hồ phẫu thuật, khối u nặng 3,6 kg đã được cắt bỏ thành công và an toàn, hạn chế mất máu cho bệnh nhân. Sau mổ, bệnh nhân dần hồi phục, hiện đã đi lại và ăn cháo tốt, sức khỏe tương đối ổn định.
Chụp cộng hưởng từ quá lâu có hại gì? Tôi bị chấn thương khớp gối trái. Khi đi khám lần 2 theo hẹn thì được chụp cộng hưởng từ khớp gối. Nhưng không may hôm đó có trục trặc, chụp xong rồi lại phải vào chụp lại lần nữa, thời gian chụp rất lâu. Tôi lo ngại không biết chụp cộng hưởng từ quá lâu như vậy có ảnh hưởng tới sức...