Đặt máy ECMO cứu bé trai 2 ngày tuổi bệnh tim
Bé trai ở Bến Tre, vừa chào đời đã tím tái dần do bệnh tim bẩm sinh, được bác sĩ phẫu thuật tim và can thiệp máy ECMO cứu sống.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), ngày 30/8 cho biết bệnh nhi nhập viện trong tình trạng khó thở, tím tái, khi vừa chào đời hai ngày.
Bé sinh thường đủ tháng, nặng 2,8 kg. Bé diễn tiến tím môi, đầu chi, sau đó tím tái toàn thân, độ bão hòa oxy máu SpO2 còn 50-60% (bình thường 96%). Bác sĩ chẩn đoán bé viêm phổi, tim bẩm sinh, đặt nội khí quản giúp thở, kháng sinh và chuyển đến TP HCM.
Theo bác sĩ Tiến, kết quả thăm khám, xét nghiệm máu và chụp X-quang phổi, siêu âm tim ghi nhận bé mắc bệnh nhiều dị tật tim bẩm sinh phức tạp. Các bác sĩ phẫu thuật tim, sửa chữa triệt để các bất thường của tim. Sau mổ tim một ngày, tình trạng trẻ xấu dần.
Bệnh nhi trụy tim mạch, phải sử dụng nhiều loại thuốc vận mạch liều cao. Ngoài ra, bé tổn thương gan thận, suy hô hấp ngày càng nặng tím tái, tim co bóp yếu với phân suất tống máu giảm còn 25-30% (bình thường 60-80%), phổi tổn thương nặng.
Các bác sĩ đã hội chẩn, quyết định đặt cannula mạch máu và gắn nối với hệ thống máy ECMO để cung cấp oxy qua màng ngoài cơ thể.
Video đang HOT
Bé trai được đặt máy ECMO sau khi mổ tim một ngày. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Tình trạng suy hô hấp, huyết động trẻ cải thiện dần sau gần hai tuần chạy ECMO, phối hợp với các điều trị hỗ trợ tích cực khác. Bé ngưng thuốc vận mạch, được cai máy ECMO, thở máy với thông số thấp.
Tiếp đó, bé được cai máy thở, và thở khí trời, tỉnh táo, bú khá, chức năng gan thận dần trở về bình thường. Bé vừa xuất viện sau hơn một tháng điều trị.
“Đây là trường hợp đặc biệt trẻ tim bẩm sinh phức tạp được cứu sống nhờ kỹ thuật ECMO”, bác sĩ Tiến chia sẻ.
Bác sĩ khuyến cáo thai phụ thăm khám định kỳ, tầm soát chẩn đoán sớm, có kế hoạch can thiệp kịp thời các bệnh lý tim mạch bẩm sinh ở trẻ sau khi chào đời. Với tiến bộ của kỹ thuật siêu âm, phần lớn các ca tim bẩm sinh đều có thể được phát hiện từ lúc thai nhi vài tháng tuổi.
Gần 400 trẻ tại bệnh viện dã chiến số 4 xuất viện
Bệnh viện dã chiến số 4 đã cho 400 trẻ xuất viện sau một tháng hoạt động, tính đến ngày 10/8.
Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, tham gia điều trị ở Bệnh viện dã chiến 4, cho biết nơi này còn đang điều trị hơn 200 bệnh nhi Covid-19. Hơn một tháng qua, nơi đây điều trị tổng cộng gần 600 trường hợp.
Theo bác sĩ Nam, trẻ em mắc Covid-19 nguy cơ biến chứng rất ít, nhưng có thể thành nguồn lây cho người khác trong gia đình. Do đó, các y bác sĩ theo dõi rất kỹ, những trẻ đủ tiêu chuẩn xuất viện mới cho về, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc để biết khi nào cần báo bác sĩ ngay.
Bệnh viện dã chiến số 4 được chuyển đổi từ khu tái định cư thuộc phường Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh), tiếp nhận người bệnh từ ngày 7/7. Nơi này không chỉ tiếp nhận người lớn mà còn liên tục nhận cả các em bé F0.
Việc chăm sóc trẻ mắc Covid-19 có đặc thù khác hơn so với người lớn, như cần chế độ chăm sóc về dinh dưỡng, thuốc men điều trị triệu chứng, sàng lọc các biến chứng nếu có dấu hiệu xuất hiện. Những trẻ quá nhỏ có cháo, sữa do bệnh viện và các nhà hảo tâm hỗ trợ.
Theo bác sĩ Nam, nơi này thuận lợi về thuốc men điều trị trong trường hợp phát hiện biến chứng nặng, do Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cung cấp. Trẻ cũng được hỗ trợ về tâm lý. Với các gia đình có bố mẹ chuyển biến nặng, bệnh viện huy động người cùng phòng chưa có biểu hiện nặng hỗ trợ chăm sóc trẻ.
"Các biến chứng ở trẻ em ít hơn so với người già, người có bệnh nền", bác sĩ Nam phân tích. Tuy nhiên, một số trẻ em có bệnh lý béo phì hoặc bệnh lý mạn tính cần lưu ý. Những trường hợp này, các bác sĩ sàng lọc sớm để phát hiện biến chứng nhanh, nếu cần sẽ chuyển qua Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. "Tuyệt đối không để chậm trễ trong việc điều trị", bác sĩ Nam nhấn mạnh.
Người khỏi Covid-19 xuất viện tại Bệnh viện dã chiến số 4. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Tại Bệnh viện Điều trị Covid-19 Hoàn Mỹ Thủ Đức , 5 bệnh nhân đầu tiên cũng vừa xuất viện trong hai ngày nay, sau hơn một tuần hoạt động kể từ ngày 2/8. Đây là cơ sở tư nhân đầu tiên chuyển đổi công năng toàn phần thành chuyên điều trị Covid-19 với quy mô ban đầu 100 giường, trong đó có 10 giường ICU. Bệnh viện thuộc tầng 3 trong mô hình điều trị tháp 5 tầng của TP HCM.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Điều trị Covid-19 Hoàn Mỹ Thủ Đức, cho biết bệnh viện đang gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất, rà soát lại trang thiết bị, thuốc men, vật tư y tế, đặc biệt sẽ đề xuất tăng thêm bồn oxy lỏng, tăng nhân lực để đáp ứng cho hoạt động tăng lên 200 gường bệnh trong thời gian tới. Ngày 9/8, Sở Y Tế TP HCM đã hỗ trợ bệnh viện 10 máy thở, hiện đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng.
Lắp đặt máy thở tại Bệnh viện Điều trị Covid-19 Hoàn Mỹ Thủ Đức, ngày 9/8. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Theo Cổng thông tin Covid-19 TP HCM, ngày 10/8 thành phố ghi nhận gần 3.000 người xuất viện tại các bệnh viện điều trị Covid-19, nâng tổng số khỏi bệnh từ khi đại dịch xuất hiện lên hơn 60.000.
Trẻ em TP HCM mắc Covid-19 được điều trị ở đâu? Trẻ em ở TP HCM mắc Covid-19 sẽ được cách ly, điều trị tại các bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Nhi đồng 2, Điều trị Covid-19 Củ Chi, Trưng Vương, và được một người thân chăm sóc. Theo quy trình chuyển bệnh nhân Covid-19 đến các bệnh viện được phân công điều trị trên địa bàn, do Sở Y tế ban hành...