Đất lúa bỏ hoang, đem trồng đậu xanh nhà nông có tiền
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán, thiếu nước tưới ngày càng nghiêm trọng khiến nhiều diện tích đất lúa ở Quảng Trị phải bỏ hoang. Trước tình hình đó, vụ hè thu 2018, Trạm Khuyến nông huyện Cam Lộ đã triển khai mô hình chuyển đổi sản xuất trên chân đất trồng lúa không chủ động nước tưới, năng suất thấp bằng các giống đậu xanh mới có năng suất, giá trị cao và đã thu được kết quả khả quan.
Theo đó, mô hình được triển khai tại thôn Quật Xá, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, trên diện tích 5 ha, với giống đậu xanh ĐX 208. Các hộ tham gia được Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón và hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình thực hiện mô hình.
Các đại biểu và bà con nông dân thăm mô hình trồng đậu xanh trên đất lúa thiếu nước. Ảnh: V.T
Gia đình ông Nguyễn Đình Cải ở thôn Quật Xá, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ có 2,5 sào đất ruộng hàng năm chỉ trồng được lúa trong vụ đông xuân, còn vụ hè thu do không có nước tưới nên đành bỏ ruộng hoang. Vụ hè thu năm nay, gia đình ông đã mạnh dạn chuyển toàn bộ diện tích này sang trồng đậu xanh ĐX 208. Nhờ được cán bộ khuyến nông hướng dẫn nhiệt tình, chăm sóc tốt nên ruộng đậu xanh của gia đình ông cho năng suất cao, đạt 1 tạ/sào.
Ông Cải cho biết: “Nhờ sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông huyện Cam Lộ, gia đình tôi và một số hộ tại địa phương đã đưa cây đậu xanh vào trồng ở những ruộng lúa bỏ hoang. Việc chuyển sang cây trồng cạn đã rút ngắn được mùa vụ, tiết kiệm nước tưới, ngoài ra còn hạn chế cỏ dại và cải tạo đất”.
Video đang HOT
Theo tính toán, so với cây lúa thì nhu cầu nước tưới của cây trồng cạn như đậu xanh chỉ bằng 1/3 – 1/2, trong khi thu nhập cao hơn so với trồng lúa cùng thời điểm, trung bình 1ha đạt 40 triệu đồng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Hồng Phong – Trưởng trạm Khuyến nông huyện Cam Lộ cho biết: Cây đậu xanh không chịu ngập úng, vì vậy bắt buộc phải lên luống. Tùy theo địa thế để lên luống rộng, hẹp, cao hoặc thấp, đặc biệt các chân đất không bằng phẳng cần chú ý làm rãnh thoát nước. Lên luống xong rạch hàng sâu 10 – 12cm, hàng cách hàng 30- 40cm, bón phân, lấp đất rồi gieo hạt, không gieo hạt trực tiếp lên phân bón.
Cây đậu xanh có thời gian sinh trưởng ngắn nên chủ yếu tập trung bón lót, liều lượng cho 1ha khi bón lót gồm 500kg vôi 6-8 tấn phân hữu cơ 325kg lân, sau đó có thể bón thúc 2 đợt nữa.
Bà Nguyễn Thị Hảo – Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Thành cho biết thêm: Việc chuyển đổi các diện tích đất lúa thiếu nước sang trồng các loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao do Trạm Khuyến nông huyện Cam Lộ triển khai là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Thơ, ca cùng toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng NTM
Hàng chục nhà thơ chuyên và không chuyên đã sáng tác gần 100 tác phẩm để tham gia vào ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại huyện Cam Lộ (Quảng Trị).
Ngày 18.8, Công an huyện Cam Lộ và UBMTTQ huyện Cam Lộ (Quảng Trị) phối hợp tổ chức ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ).
Tham gia ngày hội có lãnh đạo công an, sở, ngành tỉnh Quảng Trị cùng lãnh đạo, nhân dân các tôn giáo huyện Cam Lộ.
Khách mời của ngày hội gồm chức sắc tôn giáo, đại diện họ tộc, chính quyền, công an cùng đề cao tầm quan trọng của đoàn kết dân tộc, cùng nhau bảo vệ ANTT, xây dựng NTM. Ảnh: Dương Xuân Ngọc.
Điểm mới ở ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ được tổ chức tại huyện Cam Lộ là đơn vị này đã dùng thơ, ca để nói lên tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân, chung tay bảo vệ ANTQ và xây dựng NTM.
Tham gia ngày hội, ông Phạm Sải (trú huyện Cam Lộ) tuy đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn có những vần thơ sắc nét trong bài Nhà thơ đồng hành: Hướng về ngày hội an ninh/ Nhà thơ chiến sỹ đồng tình bên nhau/ Tẩy trừ cờ bạc giặc nâu/ Phòng ngừa tệ nạn cho nhau tấm lòng/ Bà con thôn xóm cộng đồng/ Tình đời, tình đất đẹp lòng người dân...
Hay cụ ông Trần Trọng Vân tuổi ngoài 90 trong bài thơ Tấm lòng chân gửi tặng công an Cam Lộ có đoạn viết: Không phải nói suông mà vén áo xắn tay/ Thực hiện đúng bạn của dân theo lời bác dạy/ Cùng ăn ở, cùng làm, tai nghe mắt thấy/ Thấy tận mắt, nghe tận tai mọi sự tỏ bày.
Đại tá Đào Trọng Tiến - Trưởng Công an huyện Cam Lộ (thứ 2, phải sang) tặng hoa cảm ơn các khách mời của ngày hội. Ảnh: Dương Xuân Ngọc.
Đại tá Đào Trọng Tiến - Trưởng Công an huyện Cam Lộ cho biết, sau gần 2 tháng phát động, đơn vị nhận được 70 tác phẩm của các văn nghệ sĩ, nhà thơ chuyên và không chuyên trên toàn tỉnh gửi về. Các bài thơ viết về phong trào bảo vệ ANTQ, xây dựng NTM và hình ảnh người công an nhân dân cùng với nhân dân bảo vệ an ninh trật tự, vượt qua thiên tai bão lũ... Qua các tác phẩm, có nhiều tấm gương người tốt, việc tốt, nhiều mô hình giàu tính nhân văn, nghĩa cử cao đẹp được nêu gương, nhân rộng.
Đại tá Tiến cho biết, quý I năm 2019 công an huyện Cam Lộ sẽ phát động mô hình Nhà thơ, người yêu thơ ca, văn nghệ sĩ Cam Lộ đồng hành cùng phong trào bảo vệ ANTQ và xây dựng NTM và hướng tới hoàn thành tập thơ tuyên truyền, giáo dục tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo Danviet
"Trộm" 10 triệu của vợ mang đi nuôi gà, 8X thành triệu phú Ngày nhận tấm bằng cử nhân, anh Phạm Hữu Phương, 33 tuổi, thôn Nghĩa Phong, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) không một xu dính túi. Muốn lập nghiệp, chàng trai 8X này liều mạng trộm 10 triệu đồng của vợ để mang đi nuôi gà, trồng cây và giờ đây đã có một gia trại quy mô ở vùng Cùa...