Đặt lịch cho 365 ngày yêu
Năm 2k12 đã đến , mách bạn những kế hoạch cho tình yêu suốt 12 tháng đây!
Tháng 1- 2: Làm mới mình và người ấy
Là tháng đầu tiên của năm mới, bạn cũng nên có kế hoạch thay đổi mình và người ấy. Hãy viện cớ năm mới để refresh lại tình yêu của mình từ những điều nhỏ nhất. Chẳng hạn như nửa kia ngoại hình hơi “lá liễu”, tại sao bạn không động viên anh í đăng ký một khóa tập gym nhỉ. Hình thể khỏe mạnh, cân đối không chỉ giúp chàng “men-lì” hơn mà còn thuận lợi trong xin việc, giao tiếp. Một khóa học làm bánh hay kiểu đầu mới toanh cho bạn cũng sẽ làm anh í cảm thấy bất ngờ, thú vị hơn cho mà xem.
Tháng 3: Đôi ta cùng giải ngân lì xì
Sau cái Tết tưng bừng rộn rã là thời điểm thích hợp để giải ngân những phong bao lì xì. Nếu kha khá, bạn và chàng có thể tổ chức một chuyến du lịch mà trước đây cả hai chưa có dịp. Nếu hơi “í ẹ”, thì một bữa tiệc chủ đề dành cho những đôi lứa đang yêu cũng là gợi ý không tồi. Tuy nhiên, thay vì tiêu hết bạn nên giữ lại cho mình một khoản đủ phòng những khi cả hai cần đến.
Đi chơi để làm mới tình yêu đầu năm
Tháng 4-5: Để điểm số nói hộ tình yêu chúng mình
Video đang HOT
Là giai đoạn các đôi uyên ương vắt chân lên cổ bởi lịch kiểm tra cuối kỳ, lịch học, thi kín đặc. Vì thế, bạn và chàng nên xác định là tình yêu trong tháng này cần được nghỉ dưỡng để dành nhiều thời gian hơn cho thi cử, bài vở. Thay vì ngày nào cũng kè kè bên nhau, cả hai chỉ nên gặp mặt vào cuối tuần hoặc gửi những tin nhắn động viên. Đây cũng là cơ hội tốt để bạn và chàng ghi điểm, tạo lòng tin nơi phụ huynh thông qua những điểm số cao vút.
Tháng 6-7-8: Thắp lửa tình yêu mùa hè
Nếu đã có người ấy, thì nhiệm vụ của bạn là hâm nóng tình yêu bằng một loạt kế hoạch vui chơi thả phanh trong tháng 6 và 7. Nếu là một anh chàng/ cô nàng single, bạn cũng rất nên tận dụng những khoảng trống của mùa hè để tìm kiếm nửa kia cho mình. Điểm “hạ cánh” an toàn là các câu lạc bộ vui chơi, lớp học kỹ năng hay những hoạt động ngoại khóa thú vị, hay ho khác.
Tháng 8, đừng quên dành thời gian để khởi động tinh thần cho năm học tiếp theo.
Nhưng chúng mình cũng đừng quên việc học nhé!
Tháng 9-10: Đừng để cô nàng mới quen cuỗm mất chàng
Năm học mới, trường mới, những mối quan hệ mới… chàng của bạn có thể rơi vào tầm ngắm của một cô nàng vừa quen, lớp bên cạnh. Vì thế, nếu không chịu khó để ý những “nhân tố” nguy hiểm khác, bạn dễ bị mất chàng như chơi đấy. “Công khai hóa” mối quan hệ tình cảm của bạn và chàng với mọi người cũng là điều bạn rất nên làm, nhằm “đánh động” bất kỳ ai đang có ý định giành giật.
Tháng 11-12: Sưởi ấm tình yêu bằng những món quà đông
Là tháng rộn ràng, sôi nổi với những ngày lễ cuối năm và không khí lạnh cóng của những cơn gió đông. Tình yêu lúc này rất cần được bạn sưởi ấm bằng những chuyến la cà quán cóc vỉa hè, thưởng thức ốc nóng, nem chua rán. Dày công hơn một tí là những chiếc khăn len do bạn tự đan, sẽ giúp cả hai xua đi phần nào giá rét của ngày đại hàn. Đây cũng là thời điểm chàng và bạn cùng nhau ngồi lại, dự trù những kế hoạch cho một năm mới sắp cận kề.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Trung Quốc: Lo ngại về việc xóa bỏ chuyên ngành khó xin việc
Quyết định mới đây của Bộ Giáo dục Trung Quốc về việc loại bỏ những chuyên ngành đại học có ít triển vọng việc làm đã khiến các chuyên gia nhận định rằng việc này sẽ dẫn đến "xu hướng vụ lợi" trong giáo dục đại học.
Cần phải thực hiện các nỗ lực để điều chỉnh các chuyên ngành theo sự phát triển của đất nước và kế hoạch phát triển của chính các trường đại học, hơn là triển vọng nghề nghiệp việc làm của sinh viên, tờ Nhân dân nhật báo trích lời của Li Zhenyu, giám đốc Văn phòng Tuyển sinh sinh viên của Đại học Thiên Tân.
Tuy vậy, chính sách đào tạo theo định hướng việc làm vẫn có thể sử dụng để điều chỉnh các trường dạy nghề, giám đốc Li nói thêm.
Theo Tân Hoa Xã, tháng trước Bộ Giáo dục Trung Quốc thông báo chỉ tiêu tuyển sinh của những những chuyên ngành mà sinh viên tốt nghiệp có tỷ lệ việc làm dưới 60% trong 2 năm liên tiếp có thể giảm cho đến khi các chuyên ngành này bị loại bỏ hoàn toàn.
Chính sách này được đưa ra trong tình trạng những khó khăn trong xin việc của sinh viên mới tốt nghiệp ngày càng tăng.
Sinh viên tham dự một hội chợ việc làm ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc hồi tháng 3 năm 2011. Bộ Giáo dục Trung Quốc vừa ra quyết định sẽ loại bỏ những chuyên ngành có ít triển vọng việc làm. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Xiong Bingqi, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục thế kỷ 21, cho rằng nếu các trường đại học được yêu cầu phải điều chỉnh các chuyên ngành theo triển vọng việc làm, các trường có thể sẽ hỗ trợ sinh viên trong các hoạt động săn việc làm.
Bởi vì nhiều cử nhân làm việc trong những lĩnh vực không liên quan trực tiếp đến chuyên ngành học, tỷ lệ có việc làm không thể được sử dụng như là một chỉ số chính sách trong việc xác định chất lượng của các chuyên ngành, phó giám đốc Xiong nhấn mạnh.
Các chương trình đào tạo của trường đại học không nên chạy theo nhu cầu của thị trường và chính phủ nên hỗ trợ thêm cho những chuyên ngành ít được ưa chuộng, phó giám đốc Xiong nói thêm.
Theo một khảo sát do Trường đại học Nam Khai thực hiện với 5.201 sinh viên thuộc 99 trường đại học ở Trung Quốc, tăng cường năng lực bản thân và phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội là 2 lý do chính trong việc sinh viên học lên cao học, lý do thứ 3 mới là triển vọng việc làm.
Theo DT
Sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề Một khảo sát mới nhất được công bố tại hội thảo khoa học "Giải pháp gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động ở Việt Nam" do Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN vừa tổ chức cho thấy sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề. Học chỉ cần có bằng đại học Cuộc hội thảo nằm trong dự án Nghiên...