Đặt làm hàng giả từ Trung Quốc
Thời gian qua, Công an TP.HCM triệt phá nhiều đường dây làm hàng giả, buôn lậu quy mô lớn với thủ đoạn đặt hàng giả sản xuất tại Trung Quốc để đưa về VN, rồi gắn mác ngoại tung ra thị trường.
Hàng ngàn bao bì dầu xanh của Mỹ được in ấn ở Trung Quốc nhập lậu về VN – Ảnh: Đàm Huy
Vừa qua, lực lượng phối hợp của Bộ Công an và Công an TP.HCM phát hiện Công ty TNHH ĐT-TM-XNK Bảo Khang (trụ sở số 1069 Phan Văn Trị, P.10, Q.Gò Vấp) chuyên cung cấp các loại thực phẩm chức năng tăng, giảm cân do Nguyễn Duy Bảo (34 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) làm giám đốc.
Đội lốt hàng hiệu
Tại cơ sở của công ty, lực lượng phối hợp thu giữ gần 80 thùng carton chứa thực phẩm chức năng loại vỉ, hộp, chai với hàng chục nhãn hiệu nổi tiếng do Mỹ sản xuất. Qua điều tra, cơ quan công an xác định hầu hết sản ph ẩm thực phẩm chức năng của Công ty Bảo Khang là giả. Vỏ hộp, nguyên vật liệu của nhãn hiệu này đều được sản xuất nhập về từ Trung Quốc (TQ).
Trước đó đầu năm 2015, Cơ quan CSĐT, Công an TP.HCM đề nghị truy tố nhiều đầu nậu buôn lậu hàng chục container từ TQ nhập về TP.HCM. Trong đó có hàng chục ngàn lọ, bình mỹ phẩm, bao bì dầu xanh E. của Mỹ, thuốc nhuộm tóc nhãn hiệu P… đều được sản xuất, in ấn tại TQ. Đáng chú ý, nhiều loại mỹ phẩm do TQ sản xuất nhưng không ghi xuất xứ; nội dung quảng cáo được in sẵn trên bao bì bằng tiếng Việt để tiếp thị như: “Vua khử nám làm trắng 7 ngày; thành phần: vitamin B3, sắc tố làm trắng, đương quy, kim lâu mai…; trị nám, làm da trắng, mịn, ngăn ngừa các sắc tố đen, làm cho làn da bạn trở nên mịn màng, đẹp tự nhiên…”. Mặc dù sản phẩm này được sản xuất ở TQ nhưng trên bao bì in sản phẩm do một công ty ở Đồng Nai sản xuất.
Nhấp chuột là hàng chuyển đến tận nhà
Video đang HOT
Nhiều chủ đường dây buôn lậu, làm hàng giả sau khi bị bắt đều khai nhận có thể làm giả nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới nhưng không cần sản xuất, in ấn ở VN mà chỉ cần “nhấp chuột” đặt hàng ở TQ. Sau đó, hàng giả được nhập lậu về VN và giao đến tận nhà. Ví dụ, Nguyễn Duy Bảo khai với cơ quan công an: Để làm giả hàng chục nhãn hiệu thực phẩm chức năng của Mỹ, Bảo đã liên lạc với một người đàn ông TQ tên Jerry (chưa rõ lai lịch) đặt hàng qua mạng internet. Sau khi thỏa thuận xong giá cả, Bảo chụp ảnh chi tiết từng sản phẩm thật muốn làm giả, bao gồm: vỏ hộp, thông tin sản phẩm, sản phẩm (thuốc viên) rồi gửi mail cho Jerry. Sau đó, Bảo chuyển tiền và Jerry chuyển hàng đến địa chỉ công ty của Bảo.
Đầu năm 2015, lực lượng công an cũng phát hiện một chủ cửa hàng spa quy mô lớn ở trung tâm Q.1 (TP.HCM), chuyên cung cấp thực phẩm chức năng giả nhãn hiệu nổi tiếng của VN và nước ngoài. Bà chủ thừa nhận đã đặt hàng từ TQ. Sau đó, bà chủ chỉ cần đóng gói, hoàn thiện sản phẩm, dùng chiêu khuyến mãi bán rẻ nên tiêu thụ số lượng lớn hàng giả TQ đội lốt nước ngoài.
Theo một cán bộ cảnh sát, trước đây, tội phạm muốn làm hàng giả thường đầu tư cơ sở đóng gói chế biến sản xuất, thuê người in ấn bao bì tại VN hoặc mua nguyên vật liệu trôi nổi trên thị trường về làm hàng giả. Nhưng hiện nay đã chuyển sang đặt hàng ở TQ từ nguyên vật liệu, in ấn bao bì cho đến nội dung hướng dẫn sử dụng, chức năng, địa chỉ phân phối bằng tiếng Việt. Dĩ nhiên các nguyên vật liệu, hàng giả thành phẩm, bán thành phẩm này đều được nhập lậu về bằng đường bộ, đường biển…
Đàm Huy
Theo Thanhnien
Rau quả Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt ngập chợ, siêu thị
Mặc dù có không ít các mặt hàng rau củ như cà chua, bắp cải, khoai tây... có nguồn gốc Trung Quốc nhưng người mua vẫn khó phân biệt, so sánh với các sản phẩm trong nước.
Rau củ tại các quầy hàng trong chợ hầu hết đều được nhập về từ chợ đầu mối và trong số đó không ít mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Trên thực tế đang tồn tại một nghịch lý ở mặt hàng rau quả, trái cây của Việt Nam là trong khi người nông dân quanh năm lo "được mùa mất giá", nơm nớp lo hàng tồn vì không có đầu ra và bị thương lái ép giá thì người tiêu dùng lại phải vất vả tìm hàng sạch, hàng chất lượng. Trên thị trường cũng tràn lan các mặt hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ.
Len lỏi từ vỉa hè, chợ cho tới siêu thị lớn
Vào mùa này, trên khắp tuyến phố của Hà Nội đều có bày bán nhiều loại hoa quả như mận vàng, đào... mà với quảng cáo của người bán là được lấy về từ Sapa, Lào Cai. Tuy nhiên, trên thực tế, những loại hoa quả này chủ yếu được nhập về từ Trung Quốc bởi hàng của Việt Nam rất ít và hình thức thức không đẹp bằng.
Trước đó, người tiêu dùng Thủ đô cũng "ngã ngửa" khi phát hiện ra quả thanh mai gây sốt trên thị trường với giá bán cả trăm nghìn/kg lại có nguồn gốc từ Trung Quốc. Không giống như mận, đào, loại quả này thậm chí còn chưa được cấp phép nhập khẩu mà được đưa vào Việt Nam qua đường "xách tay" hoặc do thương nhân nhập lậu.
Không chỉ dừng lại ở các hoa quả, mặt hàng rau củ cũng chịu chung tình cảnh trên. Khảo sát tại các chợ Hà Nội cho thấy, nhiều mặt hàng rau củ quả của Trung Quốc thuộc đủ các chủng loại như táo, cam, quýt, bắp cải, cà chua, súp lơ, cà rốt, khoai tây, hành tây... được bày bán tràn lan. Thậm chí, tại bất kì sạp hàng rau nào cũng có thể tìm thấy các mặt hàng từ Trung Quốc.
Nhiều mặt hàng rau củ quả không rõ nguồn gốc bằng nhiều cách còn được "tuồn" vào bán tại các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị với giá cao hơn nhiều lần. Đơn cử nhất là từ đầu năm tới nay, cơ quan quản lý ít nhất đã phát hiện 2 đơn vị khá có tiếng trong việc cung cấp an toàn bán rau không rõ nguồn gốc, rau Trung Quốc cho các siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chị Nguyễn Thị Lệ, một tiểu thương buôn bán tại một chợ trong khu vực Hà Đông (Hà Nội) cho hay, nhiều loại rau củ tại các quầy hàng trong chợ hầu hết đều được nhập về từ chợ đầu mối và trong số đó không ít mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc.
"Rau củ Trung Quốc thường có giá cả rẻ hơn, hình thức đẹp và đồng đều hơn, bảo quản dễ dàng hơn và cũng ít bị hư hỏng như rau củ của Việt Nam. Như bắp cải, cà chua, cà rốt, gừng tỏi... đa số là của Trung Quốc. Dù có không yên tâm về chất lượng nhưng thú thực người buôn bán như chúng tôi vẫn phải nhập về bán bởi hàng Việt thì ít mà chất lượng vệ sinh cũng chưa chắc đã an toàn hơn với thói quen sản xuất như hiện tại của dân mình", chị Lệ nói.
Anh Minh, một thương lái tại chợ đầu mối thì cho hay: "Rau củ quả của mình thường theo mùa vụ, chất lượng cũng không đồng đều, giá lúc cao lúc thấp nên cũng khó bán hơn so với hàng Trunq Quốc. Hàng ngày tôi chỉ dám nhập một lượng vừa phải rau củ trong nước để đổ buôn cho những mối quen thân và có nhu cầu thường xuyên".
Biết trước đã không dùng!
Rau củ Trung Quốc vốn dĩ không được lòng người tiêu dùng Việt bởi nhiều tai tiếng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, dù là hàng có xuất xứ Trung Quốc nhưng điều đáng lưu ý là người bán không dễ gì thừa nhận điều đó với người mua.
"Làm sao để biết hàng nào là hàng Việt, hàng nào là hàng Trung Quốc. Ra chợ hỏi thì toàn nghe trả lời là chị không bán hàng Trung Quốc với rau nhà trồng. Thực sự mà nói, đại đa số người tiêu dùng Việt không thích ăn thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc, họ chỉ mua thực phẩm Trung Quốc khi không biết mà thôi", chị Ngọc (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.
Phản ứng trước thông tin nhiều mặt hàng Trung Quốc bày bán tại chợ nhưng bị gắn mác là "hàng Việt", nhiều người tiêu dùng cũng cho rằng, cần có sự vào cuộc của các hiệp hội, cơ quan ban ngành. Theo đó, cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt hàng Trung Quốc, yêu cầu hàng hoá phải có rõ xuất xứ để người mua được biết.
"Dù vậy, cũng không thể chỉ trách tiểu thương mà cần xem lại cách sản xuất và bảo quản sau thu hoạch của nông dân ta. Người nông dân cũng cần sản xuất ra những sản phẩm sạch và an toàn thì mới mong thu hút được người mua. Các nhà khoa học thì cần nghiên cứu, Chính phủ cần có biện pháp hỗ trợ để nông sản có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh",anh Vũ Minh - chủ một cơ sở kinh doanh thực phẩm sạch tại Hà Nội nói.
Còn theo ông Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam, để phát triển bền vững, Chính phủ cần quan tâm tới nông nghiệp, nông thôn và phải đi từ sản xuất, gieo trồng cho tới khâu lưu thông thì mới mong sản xuất nông sản của Việt Nam cạnh tranh được với hàng của các nước khác.
"Thị trường nội địa cũng rất quan trọng bởi phải phục vụ cho dân mình trước khi nghĩ tới phục vụ dân khác. Do đó, nông nghiệp nông thôn cần phải được ưu tiên, nông dân được hỗ trợ, người làm phân phối phải được miễn thuế, có biện pháp hỗ trợ giúp giảm chi phí lưu thông", ông Ánh kiến nghị.
Phương Dung
Theo Dantri
Gạo giả Trung Quốc gây chết người: Phát hiện số lượng lớn ở Indonesia? Cảnh sát Indonesia khi lục soát một cửa hàng gạo ở quận Bantargebang phía Đông Thủ đô Jakarta đã phát hiện một số lượng rất lớn gạo giả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trước đó, tin đồn về gạo giả bán trên thị trường đã gây xôn xao dư luận một số nước Đông Nam Á. Indonesia náo động vì "gạo tổng...