Đất Lâm Đồng lại dậy sóng: Hơn 12.000 lô đất nền được bán, trao tay gần 12.000 tỷ đồng trong 3 tháng
Lượng giao dịch bất động sản tại Lâm Đồng vào quý 1/2021 đã bật tăng trở lại sau một thời gian suy giảm trong quý 3 và quý 4 năm 2021.
Mới đây, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo giá bán và cho thuê nhà ở cùng một số loại hình bất động sản khác trên địa bàn tỉnh Quý I năm 2022. Theo đó, trong quý I/2022, toàn tỉnh có 12.467 lô đất nền giao dịch thành công, với tổng số tiền bán ra là 11.911 tỷ đồng.
Trong đó, huyện Lâm Hà dẫn đầu với 3.077 lô đất nền giao dịch thành công qua công chứng. Tiếp đến là huyện Di Linh với 1.826 lô đất nền; huyện Đức Trọng với 1.648 lô đất nền; thành phố Đà Lạt với 1.162 lô đất nền; huyện Bảo Lâm với 1.105 lô đất nền.
Về lượng giao dịch nhà ở riêng lẻ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong quý 1/2022 cũng ghi nhận biến động tăng so với quý 4/2021. Theo đó, quý 1/2022, toàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 899 căn nhà ở riêng lẻ giao dịch thành công với tổng số tiền bán ra là 1.934 tỷ đồng. Trong đó, tập trung nhiều nhất là tại huyện Bảo Lâm, thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và huyện Đức Trọng.
Lượng giao dịch bất động sản tại Lâm Đồng vào quý 1/2021 đã bật tăng trở lại sau một thời gian suy giảm trong quý 3 và quý 4 năm 2021. Quay lại thời điểm quý I và quý II/2021, địa phương này ghi nhận lượng lớn giao dịch bất động sản (đặc biệt là đất nền) với 24.531 giao dịch (thông qua công chứng). Tuy nhiên, đến nửa cuối năm 2021, toàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận lượng giao dịch bất động sản giảm 38% so với Quý 1 2, với 15.101 giao dịch (thông qua công chứng).
Video đang HOT
“Sóng” đầu tư trở lại
Một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản Lâm Đồng sôi động trở lại đến từ các thông tin dự án cũng như thông tin tích cực từ chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phấn đấu khởi công 2 tuyến cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bảo Lộc – Liên Khương trong năm 2022.
2 tuyến cao tốc đi vào hoạt động sẽ tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, kết nối hệ thống giao thông giữa miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Riêng đoạn Tân Phú – Bảo Lộc sẽ giảm áp lực cho quốc lộ 20, đèo Bảo Lộc thường xuyên sạt lở, kẹt xe và tai nạn giao thông.
Thời gian vừa qua, hàng loạt ông lớn trong lĩnh vực bất động sản đã đổ về Lâm Đồng xin khảo sát, tài trợ lập quy hoạch hàng loạt dự án quy mô lớn.
Trong thông báo của Novaland, Lâm Đồng là một trong những địa phương mà doanh nghiệp này tập trung mở rộng quỹ đất. Dự án NovaWorld Da Lat sắp được ra mắt với tổng quy mô 1.000 ha. Mới đây, ông lớn bất động sản này đã đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét chấp thuận cho Tập đoàn được khảo sát, nghiên cứu, lập quy hoạch và báo cáo đề xuất đầu tư dự án hồ Đắk Long Thượng tại huyện Bảo Lâm. Theo đó, dự án có tên hồ Đắk Long Thượng tại huyện Bảo Lâm, với quy mô nghiên cứu 30.000 ha.
Khu vực hồ Đắk Long Thượng
Lâm Đồng cũng vừa cho phép 3 Liên danh nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu tài trợ lập quy hoạch, lập dự án đầu tư đối với 3 Quần thể vui chơi giải trí làng Thụy Sĩ, làng Châu âu và làng Hà Lan, với tổng quy mô 23.065 ha.
Cụ thể, Liên danh Công ty Cổ phần Lã Vọng Group và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Hoàng Mai khảo sát, nghiên cứu tài trợ quy hoạch và đăng ký đầu tư dự án Quần thể vui chơi giải trí làng Hà Lan tại huyện Lạc Dương, với quy mô 1.865 ha.
Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Quốc tế DHR và Công ty CP Đầu tư Phát triển và Dịch vụ Thương mại Đại An xin khảo sát, nghiên cứu tài trợ quy hoạch và lập dự án đầu tư Quần thể vui chơi giải trí làng Hà Lan quy mô diện tích dự kiến khoảng 3.200 ha, tại khu vực xã Phú Hội, huyện Đức Trọng.
Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Tài chính Việt Nam, Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư ISRAEL được phép khảo sát, nghiên cứu tài trợ kinh phí lập quy hoạch và lập dự án đầu tư Quần thể vui chơi giải trí làng Châu Âu với quy mô 18.000 ha tại khu vực hồ thủy điện Đồng Nai 2, huyện Di Linh và huyện Lâm Hà,
Ngoài ra, hàng loạt thương hiệu khác như Hưng Thịnh, T&T Group, Him Lam, Ecopark, Văn Phú – Invest,… cũng đều dành quỹ đất tại đây để triển khai dự án du lịch, nghỉ dưỡng quy mô.
24 dự án ở khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm chậm tiến độ
Ngày 17/3, Ban quản lý Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm cho biết, tại đây hiện có 24 dự án đang triển khai, hầu hết các dự án đều chậm tiến độ theo quy định.
Ngoài ra, còn có 3 dự án đầu tư khác đã bị UBND tỉnh Lâm Đồng thu hồi.
Khu du lịch hồ Tuyền Lâm. Ảnh: Phạm Kha/TTXVN
Sau 18 năm hoạt động, Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm có tổng số 37 dự án đầu tư được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn ban đầu dự kiến trên 10.690 tỷ đồng; trong đó, có 13 dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác kinh doanh; 24 dự án đang trong quá trình triển khai, chưa đưa vào hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp.
Theo Ban quản lý Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, hiện đã có các dự án đầu tư bị thu hồi là khu nghỉ dưỡng, hội nghị - hội thảo, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế của Công ty cổ phần Đất Việt - VP; Làng văn hóa A.P.U của Công ty cổ phần Hoàng Gia Sài Gòn Đà Lạt và Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Đà Lạt. Hiện UBND tỉnh đã có chủ trương cho Công ty Green Valley tài trợ quy hoạch cho Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Đà Lạt.
Một số đơn vị đã được gia hạn tiến độ đưa đất vào sử dụng và điều chỉnh tiến độ đầu tư; các đơn vị còn lại đang liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Kế hoạch và Đầu tư để được xem xét giải quyết theo quy định. Bên cạnh đó, một số đơn vị đầu tư với mục đích kinh doanh bất động sản, không thực hiện đúng mục tiêu đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch như quy hoạch chung đã được phê duyệt của Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm. Một số nhà đầu tư tiềm lực tài chính yếu dẫn đến tình trạng thực hiện dự án cầm chừng.
Ngoài những dự án hoạt động "cầm chừng", có 13 dự án của các đơn vị đã đưa vào hoạt động có tổng vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng, tạo ra các sản phẩm du lịch tham quan, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng với khoảng 949 phòng nghỉ... đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực. Bên cạnh việc đóng góp các khoản thu cho ngân sách, các dự án đã giải quyết được khoảng 1.200 lao động, thu hút được du khách đến với khu du lịch...
Theo Ban quản lý Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, nguyên nhân dẫn đến tiến độ chậm là sự thay đổi khi các luật mới ra đời (Luật Du lịch, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Di sản, Luật Lâm nghiệp...); Chính phủ chủ trương dừng khai thác tận dụng lâm sản đối với rừng tự nhiên vào năm 2016), ảnh hưởng đến việc các dự án đầu tư không thể chuyển mục đích sử dụng đất, không thể thực hiện khai thác tận dụng lâm sản. Cùng đó, thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước đây thực hiện ở cấp tỉnh, theo luật mới phải thực hiện ở Bộ Tài nguyên và Môi trường, các thủ tục hành chính cần mất nhiều thời gian.
Đồng thời, hạ tầng cơ sở dùng chung của Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm phát triển chưa thật đồng bộ; chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt đến chân dự án cho các nhà đầu tư, còn vướng một số trường hợp giải phóng mặt bằng; hệ thống xử lý nước thải chưa vận hành; hệ thống thu gom rác thải; hệ thống viễn thông cần được nâng cấp; thời gian hoạt động của hệ thống điện chiếu sáng công cộng còn hạn chế...
Sẽ xử lý sự cố sạt lở đất ở đầu đèo Mimosa theo hình thức công trình khẩn cấp chống thiên tai Chiều 18/11, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có thông báo về chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kiểm tra, khảo sát hiện trường sự cố sạt lở đất tại khu vực đầu đường Khe Sanh, Phường 10, thành phố Đà Lạt. Vị trí sạt lở ngay đầu đường đèo Mimosa (Phường 10, TP Đà Lạt), thuộc taluy âm. Ảnh: Ngọc...