Đất khai hoang bị thu hồi có được bồi thường?
Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Hỏi: Gia đình tôi khai hoang diện tích 1000m2 đất từ năm 1987 để trồng dừa nước đến nay chưa có sổ đỏ. Nay, Nhà nước và chính quyền địa phương đang có chính sách giải tỏa đất vì làm đường cao tốc liên tỉnh trong đó có diện tích đất của gia đình tôi. Cho tôi hỏi, trường hợp như tôi có được bồi thường đất không?
Đất khai hoang bị thu hồi có được bồi thường? – Ảnh minh họa.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật TRẦN THỊ HẬU – CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:
Thu hồi đất để làm đường giao thông là một trong các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Theo đó, Luật Đất đai 2013 tại Khoản 1 Điều 75 quy định, để được bồi thường đất, hộ gia đình anh/chị cần đáp ứng các điều kiện sau: Không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm; Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp. Trong trường hợp chưa có Giấy chứng nhận, trước tiên anh chị xem xét gia đình mình có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 43/2012/NĐ-CP, ngày 15/05/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (Nghị định 43/2014/NĐ-CP); Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, ngày 27/01/2015 Quy định chi tiết một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 44/2014/NĐ-CP thì đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận và được bồi thường đất khi bị thu hồi. Hoặc trường hợp gia đình anh/chị sử dụng đất ổn định vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp từ trước ngày 01/07/2004 (căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định theo Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) nhưng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nêu trên, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì được công nhận quyền sử dụng đất theo điểm a Khoản 5 Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp Giấy chứng nhận theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo Điều 129 Luật Đất đai 2013 và được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp còn lại (nếu có) phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước.
Đồng thời, Khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013 cũng quy định rõ: đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/07/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 Luật Đất đai 2013. Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (chi phí san lấp mặt bằng và chi phí khác liên quan trực tiếp có căn cứ chứng minh đã đầu tư vào đất mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được).
Như vậy, căn cứ vào những quy định pháp luật đã viện dẫn trên, gia đình anh/chị tùy vào trường hợp cụ thể của mình để xem xét và có hướng xử sự đúng quy định pháp luật.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Video đang HOT
HUY LÂM
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Cơ quan tố tụng có "lạm quyền" truy tố chủ quán cà phê "Xin Chào"?
Tin tức về "quán cà phê chậm đăng ký kinh doanh 5 ngày bị xử lý hình sự" đang lùm xùm dư luận. Trong khi đó nhiều quan điểm trái chiều về vụ việc.
Truy tố đúng, không để lọt tội phạm?
Ngày 20/4, đại tá Nguyễn Văn Quý - Trưởng công an huyện Bình Chánh (TP.HCM), nơi thụ lý và thực hiện tố tụng vụ án khởi tố chủ quán cà phê "Xin Chào" (địa chỉ C12/26 KP.3, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM) khẳng định với Người Đưa tin rằng, vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố ông ông Nguyễn Văn Tấn (49 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM), chủ quán cà phê "Xin Chào" ra tòa.
"Chúng tôi đã báo cáo vụ việc lên Ban giám đốc Công an TP.HCM và Công an huyện Bình Chánh cùng Viện KSND cùng cấp vẫn bảo lưu thống nhất quan điểm truy tố ông Tấn ra TAND huyện. Còn quan điểm của người khác, nói gì thì vẫn là quan điểm riêng, không đúng. Chúng tôi căn cứ vào kết quả kiểm tra và thực hiện đúng quy trình kiểm tra của đoàn liên ngành", ông Qúy nói.
Cà phê Xin Chào của ông Tấn nằm đối diện cổng Công an huyện Bình Chánh
Ông Quý cho biết thêm, trước khi ông Tấn đổ đất san lấp, xây dựng quán cà phê (đối diện cổng công an huyện Bình Chánh), thì công an huyện đã nhiều lần phân tích, hướng dẫn cho ông hiểu rằng khu đất này nằm trong lộ giới đường dẫn cao tốc TP.HCM - Trung Lương nên không được xây dựng. Việc buôn bán của ông Tấn trước cổng công an huyện sẽ phát sinh những vấn đề phức tạp, gây mất trật tự.
"Chúng tôi đã nhiều lần nhắc nhở, hướng dẫn, khuyến cáo ông Tấn về việc xây dựng và kinh doanh trước cổng công an huyện nhưng ông Tấn vẫn bất chấp buộc công an phải xử lý theo quy định pháp luật. Còn việc ai đó nói rằng tôi ganh ghét, muốn bảo vệ căn tin của cơ quan là chuyện của họ. Bởi lẽ, căn tin được đấu thầu và không có bất kì người nhà nào của tôi vào kinh doanh. Chúng tôi làm đúng luật!", ông Quý nói.
Phía Viện KSND huyện Bình Chánh, nơi thống nhất với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, ra cáo trạng truy tố ông Tấn ra tòa hành vi tội "kinh doanh trái phép" cũng cho rằng, hồ sơ vụ án thể hiện: Lần 1,Công an huyện xử phạt đúng. Lần 2, khi kiểm tra trở lại, quán vẫn hoạt động bình thường, ngành nghề kinh doanh trong giấy phép kinh doanh là bán hàng ăn uống, cà phê, nước giải khát.
Đồng thời, theo giấy phép kinh doanh nêu rõ với ngành, nghề kinh doanh này, chỉ hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, ông Tấn không cung cấp được giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại thời điểm kiểm tra thì việc xử phạt lần 2, từ đó tạo tiền đề xử lý hình sự ông Tấn về hành vi kinh doanh trái phép là phù hợp, không để lọt tội phạm.
Bị ép?
Về phía bị can Nguyễn Văn Tấn bức xúc nói với báo chí rằng, lý do chưa có giấy phép vì muốn ngày khai trương quán tốt nên vội mở cửa quán bán. Sau năm ngày hoạt động thì đến ngày 13/8/2015, Công an huyện Bình Chánh cùng đoàn liên ngành đến kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính về việc kinh doanh không có giấy phép. Ông Tấn có cung cấp biên lai hẹn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của UBND huyện vào ngày 19/8/2015. Tuy nhiên, ngày 18/8/2015, Công an huyện vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 lỗi vi phạm đối với quán ông, tổng số tiền phạt 17 triệu đồng. Ông Tấn đã chấp hành nộp phạt.
Liệu cơ quan tố tụng huyện Bình Chánh có "lạm quyền" trong việc quyết truy tố chủ quán cà phê "Xin Chào"?
Sau khi có giấy phép kinh doanh, ông Tấn cũng tiến hành đăng ký giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và được hẹn trả kết quả ngày 29/9/2015. Tuy nhiên, khi chưa kịp hoàn tất giấy tờ thì ngày 10/9/2015, Công an huyện cùng đoàn liên ngành tiếp tục kiểm tra lần 2, lập biên bản vi phạm hành chính với các lỗi: khu vực chế biến thực phẩm có côn trùng, sử dụng nước giếng khoan để sơ chế thực phẩm, kinh doanh không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Căn cứ việc ông Tấn tiếp tục vi phạm, cơ quan điều tra của Công an huyện Bình Chánh đã khởi tố vụ án và Viện KSND cùng cấp cũng đồng thuận khi ra quyết định truy tố ông.
"Đây là việc làm mang tính chủ quan của công an, cố tình ép tôi phải nghỉ kinh doanh nếu không căn tin của công an sẽ bị ế ẩm, không buôn bán được. Họ chưa một lần đến nhắc nhở, hướng dẫn tôi phải hoàn tất các thủ tục để được kinh doanh, đùng đùng đến kiểm tra rồi xử phạt...", ông Tấn nói.
Lạm quyền?
Trước sự lùm xùm này, Chánh văn phòng Viện KSND TP.HCM Trần Kiến Xương cho biết, hôm nay (20/4), Phòng Nghiệp vụ Viện KSND thành phố sẽ kiểm tra, thẩm định lại hồ sơ vụ án.
Ông Tấn và nổi khổ mở quán cà phê ngay đối diện Công an huyện Bình Chánh
Trong khi đó, đa số giới chuyên gia về Luật đều phản ứng việc cơ quan tiến hành tố tụng huyện Bình Chánh đã có hành vi lạm quyền. Bởi để cấu thành tội "Kinh doanh trái phép" thì cần phải đáp ứng điều kiện "người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh trái phép mà còn tái phạm".
Cụ thể ở vụ án cà phê "Xin Chào", ông Tấn bị xử phạt hành chính về hành vi không đăng ký kinh doanh một lần duy nhất. Sau khi bị phạt, ông Tấn đã đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận hộ kinh doanh. Việc Đoàn kiểm tra liên ngành cùng Công an huyện Bình Chánh kiểm tra vi phạm hành chính lần hai về hành vi không đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm chứ không phải không đăng ký kinh doanh.
"Mặt khác, Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực từ 1/7 năm nay đã bỏ tội Kinh doanh trái phép. Do đó, việc khởi tố và truy tố của cơ quan tiến hành tố tụng huyện Bình Chánh đi ngược với chính sách pháp luật của Nhà nước là luôn tạo điều kiện cho mọi công dân làm ăn, sinh sống và được pháp luật bảo vệ. Vì thế hành vi của ông Tấn chưa đáng để xử lý hình sự", luật sư Nguyễn Tấn Thuấn (Đoàn Luật sư TP.HCM) nói.
Khôi Nguyên
Theo_Người Đưa Tin
Vụ án oan Huỳnh Văn Nén: Không yêu cầu cung cấp tất cả hóa đơn TAND tỉnh Bình Thuận không yêu cầu ông Nén phải đảm bảo có đầy đủ tất cả các chứng cứ, hóa đơn, liệt kê từng thời gian, từng sự việc để chứng minh các thiệt hại trong quá trình đi kêu oan nhưng phải cung cấp được những giấy tờ, tài liệu tối thiểu mà ông hiện có để việc thương lượng được...