Đặt hàng giới khoa học giải pháp chống ngập (!)
Thành phố ngập ngày càng nặng, cứ mưa là ngập, ngập do triều cường… khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Tập trung trí tuệ của giới khoa học nhằm tìm giải pháp trước mắt và bền vững trong việc chống ngập để tham mưu cho thành phố là hết sức cấp thiết…
Chiều 31/10, Sở GTVT TPHCM có cuộc họp cung cấp thông tin tổng quan về tình hình thực hiện các giải pháp chống ngập trong thời gian qua của thành phố và tham vấn các nhà khoa học, các chuyên gia để tìm ra giải pháp chống ngập.
Ngập là do con người và cả thiên nhiên
Mỗi khi trời mưa là tuyến đường D2, D3, quận Bình Thạnh lại ngập (ảnh chụp chiều 15/8/2014).
Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý thoát nước – Trung tâm điều hành chương trình chống ngập của thành phố cho biết số điểm ngập từ năm 2011 là 58 điểm, hiện đã xóa và giảm ngập được 47 điểm. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố xuất hiện 21 trận mưa gâp ngập, với 50 điểm ngập. Trong đó, có 11 điểm ngập hiện hữu, 10 điểm ngập do thi công lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm, còn 29 điểm ngập khác là do mưa lớn vượt tần suất.
Theo ông Đỗ Tấn Long, việc một số công trình đã chặn dòng thi công nhưng công tác dẫn dòng không đảm bảo đã gây ngập khu vực lân cận, gây bức xúc dư luận trong thời gian qua. Bên cạnh đó, tình trạng xả rác, lấn chiếm, san lấp kênh rạch còn rất phổ biến. Khi có mưa, rác trôi tích tụ bít các miệng cống thu nước gây cản trở dòng chảy và gây ngập cục bộ.
Theo tần suất thiết kế cho các tuyến cống theo tiêu chuẩn 752 (quyết định 752/QĐ-TTg ngày 19/6/2001 của Thủ tướng chính phủ), mưa trong 3 giờ đối với tuyến cống cấp 3 là 75,88m, tuyến cống cấp 2 là 85,36mm, kênh rạch chính cấp 1 là 95,91mm; đỉnh triều cường thiết kế là 1,32m.
Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay đã xuất hiện 36 trận mưa với vũ lượng lên trên 85mm chỉ trong vòng 1 đến 2 giờ. Chính việc có nhiều cơn mưa vượt tần suất thiết kế của hệ thống thoát nước dẫn đến tình trạng ngập ở nhiều tuyến đường. Bên cạnh đó, việc xuất hiện tổ hợp bất lợi làm tình trạng ngập thêm nặng. Từ năm 2010 đến nay xuất hiện tổ hợp bất lợi 15 ngày, mưa với vũ lượng từ 50mm đến 143,1 mm trùng lúc với triều cường từ 1,4m – 1,68m.
Ông Đỗ Tấn Long cho biết, để giải quyết cơ bản 58 điểm ngập hiện hữu cần thực hiện 51 dự án. Trong 24 điểm ngập đã xóa bằng 17 dự án đã hoàn thành, có 4 dự án ODA lớn là dự án cải thiện môi trường nước, Vệ sinh môi trường Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Nâng cấp đô thị, Đại lộ Võ Văn Kiệt. Đối với 24 điểm ngập đã xóa bằng giải pháp cấp bách, cần tiếp tục thực hiện 26 dự án. Còn 10 điểm ngập còn lại cần thực hiện 8 dự án.
Về giải pháp chống ngập do triều cường, ông Đỗ Tấn Long cho rằng, cần xây dựng tuyến đê bao kép kín chạy dọc sông Sài Gòn dài 149km. Hiện nay, thành phố đang thi công 6 dự án đê bao ven sông Sài Gòn (địa bàn quận 12, huyện Hóc Môn, Chủ Chi), khối lượng thực hiện 31,4km.
Video đang HOT
Ông Long còn cho rằng công tác chống ngập hiện gặp nhiều thách thức, khó khăn về nguồn vốn. Tổng vốn bố trí từ năm 2011 – 2014 cho Trung tâm chống ngập chỉ là 2.091 tỷ đồng, nghĩa là khoảng hơn 500 tỷ đồng một năm, chỉ đáp ứng được 3% nhu cầu.
Tập trung trí tuệ tìm giải pháp chống ngập
Trời mưa thì ngập rất nhanh nhưng nước rút thì rất lâu
Tham gia ý kiến, PGS – TS Trịnh Công Vấn, Viện trưởng Viện Đổi mới công nghệ thủy lợi Mê Kông cho rằng, việc để xảy ra tình trạng ngập nước do chưa có cống, hay cống bị nghẹt không thoát thủy được; việc thi công dẫn dòng không tốt gây ngập khu vực lân cận thì nguyên nhân đã quá rõ nên không cần các nhà khoa học phải tham vấn. Còn đối với những nơi dù có cống kết nối ra hệ thống kênh, rạch nhưng vẫn ngập thì các nhà khoa học phải chia nhau ra thành các nhóm để tập trung nghiên cứu tìm giải pháp.
Trong khi đó, nói về công tác chống ngập hiện nay, ông Lê Thành Công, giám đốc công ty TNHH thiết kế tư vấn xây dựng D&C cho rằng chuyện chống ngập của thành phố đang đi 2 chiều trái ngược nhau. Dự án chống ngập làm rất to, trong khi việc nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu tạo tiền đề rất mỏng. Việc nghiên cứu chống ngập phải sâu, rộng còn làm dự án thì nên giải quyết từng phần, từng vùng với số tiền vừa phải.
Còn nói về nguyên nhân gây ngập, TS Vũ Xuân Ái, trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho rằng thành phố đang lún do khai thác nước ngầm quá nhiều. TPHCM đã bị bê tông hóa nên không có chỗ cho nước mưa thấm xuống tầng nước ngầm. TS Vũ Xuân Ái đề xuất cần quan trắc lún và cần phải có nghiên cứu thật kỹ, có cơ quan tư vấn nghiên cứ, điều hành với những số liệu chính xác để có giải pháp chống ngập đúng hướng.
Ông Lê Ngọc Quyền, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ dẫn số liệu từ những năm 1960, lúc ấy đỉnh triều cường ở Trạm Phú An (sông Sài Gòn) chỉ khoảng 1,25m, đến nay đã lên đến 1,68m. Trong khi đó, mực nước ở Vũng Tàu chỉ tăng có hơn 10cm.
Theo ông Quyền, giải pháp chống ngập phải được xem xét tổng thể để có những số liệu đầu vào thật chuẩn mà đưa ra được những giải pháp chống ngập. Theo đó, các yếu tố như mưa lớn, triều cường, việc vận hành các hồ xả lũ ở thượng nguồn sông Sài Gòn – Đồng Nai, đô thị hóa làm cho nước không thấm được xuống đất mà chảy tràn lan phải được tính đến.
Tiếp thu ý kiến tại cuộc họp, ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT nói sẽ cung cấp chi tiết hơn số liệu đến các nhà khoa học để có thể đưa ra những giải pháp cấp bách và lâu dài cho cho việc chống ngập. Sau đó, phía sở GTVT sẽ tổ chức hội thảo về vấn đề này, từ đó các sở, ngành sẽ tham mưu cho thành phố.
Quốc Anh
Theo Dantri
Tìm giải pháp giảm thiểu thiên tai cho nhân dân vùng hạ du
Đó là vấn đề được đưa ra bàn luận tại hội thảo "Vận hành hợp lý liên hồ chứa, giảm lũ cho hạ du - trách nhiệm và thách thức" do Ban chỉ đạo PCLB Trung ương, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sáng 31/10.
Hội thảo tìm giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu thiên tai cho nhân dân vùng hạ du
Tham gia hội thảo có đại diện lãnh đạo UBND, thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của 10 tỉnh, TP khu vực Miền Trung- Tây Nguyên (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đà Nẵng, TT-Huế), đại diện Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, cùng các cơ quan trung ương và địa phương liên quan. Ngoài ra, còn có sự tham gia ý kiến của các chủ hồ thuỷ điện trên một số lưu lực sông lớn như Vu Gia-Thu Bồn, sông Kôn-Hà Thanh, Sê San, Sêrêpôk, sông Ba...
Bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng việc ban hành Quyết định của Thủ tướng còn gặp nhiều khó khăn cần khắc phục
Tại hội thảo có hơn 10 tham luận chính và nhiều ý kiến thảo luận thiết thực từ UBND các tỉnh, các chủ hồ chứa nước thủy điện, các cơ quan liên quan đến công tác vận hành liên hồ chứa và phòng chống lụt bão, góp phần giảm nhẹ thiên tai cho vùng hạ du.
Trận lũ lớn bất ngờ xảy ra cuối năm 2013 tại Bình Định mà người dân cho rằng là do xả lũ
Bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng, việc triển khai vận hành theo Quyết định của Thủ tướng đã ban hành đối với địa phương là việc làm rất khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi đã triển khai ngay, mời tất cả các thành phần liên quan để vận hành thử mà vẫn còn nhiều khó khăn. Năng lực rất ít, dự báo còn hạn chế, trạm đo mưa xa...
Trong khi đó, ông Nguyễn Sự - Bí thư thành ủy Hội An (Quảng Nam) thẳng thắn bày tỏ: "Việc xã lũ trước đây được cho là đúng quy trình, nhưng quy trình đó có đúng không, đó mới là điều quan trọng. Trước khi có thủy điện cũng có lụt, nhưng đó là lụt chứ không phải lũ. Lụt lớn từ từ, còn có thời gian mà chuẩn bị. Giờ lũ bất thường, lên nhanh người dân chạy không kịp... Việc vận hành, chủ tịch tỉnh có đủ dũng cảm nhận trách nhiệm không hay khi xảy sự cố rồi đổ qua đổ lại. Tôi nghĩ hội thảo lần này sẽ còn nhiều thứ phải bàn".
Ông Nguyễn Sự - Bí thư thành ủy Hội An (Quảng Nam) thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình đã được sự đồng tình của các đại biểu
Trao đổi về một số vấn đề vận hành liên hồ chứa thời kỳ mùa lũ theo các quy trình đã ban hành, GS TS Hà Văn Khối - Đại học Thủy lợi Hà Nội, cho rằng, trong quy trình chỉ quy định khi mực nước tại nút phòng lũ vượt mực nước khống chế cho phép xả lưu lượng nhỏ hơn lưu lượng đến hồ để cắt giảm lũ hạ du. Phương thức cắt lũ như thế nào cần phải lựa chọn sao cho hiệu quả nhất, hạn chế các rủi ro đảm bảo an toàn cho công trình.
GS Khối cũng lưu ý: Nếu cắt lũ quá sớm và giảm quá thấp mực nước hạ du ở khoảng thời gian đầu của lũ, nếu gặp lũ không quá lớn thì hiệu quả cắt lũ cao. Nhưng nếu gặp trận lũ lớn, nếu dung tích phòng lũ đã được sử dụng hết thì phần lũ cao không cắt được nữa nên hiệu quả cắt lũ rất thấp. Do vậy, cần phải cân nhắc phương án cắt lũ cho từng trận lũ và rất phụ thuộc vào kết quả dự báo lũ đến hồ và các phụ lưu.
Trong quá trình giảm lưu lượng xả lũ xuống hạ du, trước khi mực nước đạt mực nước dâng bình thường, nếu lũ dự báo tiếp tục lên có khả năng vượt mức dâng bình thường thì phải tăng dần lưu lượng xả lũ để không gây "sốc" cho hạ du do lưu lượng xả tăng đột ngột. Điều này cũng rất phụ thuộc vào kết quả dự báo lũ đến hồ chứa và hạ lưu hồ. Trong các Quy trình vận hành không có quy định cụ thể về "xả lũ an toàn cho hạ du", tức là điều tiết xả lũ sao cho không gây sự thay đổi đột biến lưu lượng xuống hạ du. Vấn đề này Quy trình giao cho địa phương tự quyết định.
GS TS Hà Văn Khối - Đại học Thủy lợi Hà Nội, phát biểu tham luận tại hội thảo
Theo ông Nguyễn Văn Vỹ, Phó giám đốc Trung tâm PCLB khu vực miền Trung và Tây Nguyên - Cục Quản lý đê điều và PCLB cho rằng: Quá trình thực hiện các quy trình vận hành hồ, ngoài những mặt tích cực, các quy trình đã bộc lộ nhiều bất cập trong điều hành, vận hành giảm lũ cho hạ du, chưa đảm bảo hài hòa giữa yêu cầu phát điện và phục vụ các yêu cầu sử dụng nước ở hạ lưu cũng như duy trì dòng chảy sinh thái.
Ông Vỹ nhấn mạnh: Về nguyên tắc vận hành hồ chứa phải bảo đảm không gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực ven sông ở dưới hạ du hồ chứa là yêu cầu xuyên suốt trong việc vận hành các hồ.
Doãn Công
Theo Dantri
Huyện "đặt hàng" dân 20 nghìn đồng 1 con rắn lục đuôi đỏ Trước tình trạng rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường, bò vào nhà dân gây hoang mang, UBND huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã lập đoàn công tác chỉ đạo khẩn trương xử lý tình trạng trên và sẽ mua của dân 20 ngàn đồng/con rắn. Nhiều tuần qua, rắn lục đuôi đỏ xuất hiện rất nhiều tại Nam Đàn, Nghệ...