Đặt giàn khoan 943, TQ vi phạm Công ước Luật biển
Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho hay, vị trí đặt giàn khoan 943 vi phạm Công ước Luật biển Liên hiệp quốc và thỏa thuận giữa hai nước Việt – Trung.
Giàn khoan Hải Dương 981 xâm nhập trái phép vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam năm 2014
Mới đây, Cục Hải sự Trung Quốc hôm nay thông báo đặt giàn khoan Hải Dương 943 tại vị trí 17-47.5 độ vĩ bắc, 108-46.0 độ kinh đông, từ ngày 25/3 đến 31/7.
Cục Hải sự Trung Quốc cảnh báo tàu thuyền không đi lại trong phạm vi bán kính 1 hải lý (1,85km).
Trao đổi với PV, TS Trần Công Trục, Nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ cho hay, vị trí đặt giàn khoan Hải Dương 943 nằm trong vùng chồng lấn chưa phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc.
“Giàn khoan Hải Dương 943 nằm trong vùng chồng lấn thì rõ ràng Trung Quốc vi phạm Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS). Đặc biệt, Trung Quốc vi phạm thỏa thuận của hai bên trong việc đàm phán phân định vùng chồng lấn trên vịnh Bắc Bộ”, ông Trục nói.
Theo TS Trục, có thể Trung Quốc sẽ biện minh vị trí này nằm ở phía Đông đường trung tuyến (ranh giới phân định trên vịnh Bắc bộ giữa hai nước), không liên quan đến vùng biển của chúng ta. Tuy nhiên, Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc không cho phép dùng đường trung tuyến để phân biệt quyền hạn và nghĩa vụ của hai nước khi đang đàm phán.
Video đang HOT
“Hành động của Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của Việt Nam trên biển Đông. Chúng ta cần xác định rõ vị trí theo dõi chặt chẽ, phản ứng rõ ràng và mạnh mẽ về việc này”, TS Trục nói.
Ông Trục cho biết, việc Trung Quốc cảnh báo tàu thuyền không được lại gần trong phạm vi 1 hải lý (1,85 km) cũng trái với UNCLOS, bất kể vùng biển hợp pháp, chồng lấn hay tranh chấp, vùng an toàn với giàn khoan chỉ được phép cách 500m.
“Thông báo trên của Trung Quốc gây ảnh hưởng cho hoạt động hàng hải của các nước trong khu vực và quốc tế. Chúng ta cần kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng lên tiếng phản đối”, TS Trục nhấn mạnh.
Ngoài giàn khoan Hải Dương 943, phía Trung Quốc còn cử thêm 3 tàu tuần tra đi kèm gồm Hải Dương Thạch Du 564, 617 và 618.
Giàn khoan Hải Dương 943 có thể khoan sâu 10.000m, làm việc ở mực nước 120m và có khả năng tự nâng. Đây là giàn khoan mới, hiện đại mới được đóng hồi tháng 1.2016 do Tập đoàn công nghiệp Đại Liên thiết kế và thi công.
Trước đó, năm 2014, Trung Quốc từng hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đó là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.
Sau 75 ngày hoạt động trái phép, ngày 16/7/2014 Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi khu vực biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo Danviet
Mỹ đã "tụt hậu" so với Nga ở Bắc Cực
Đô đốc Paul F.Zukunft, tư lệnh Tuần duyên Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, trong khi Nga đang tiếp tục mở rộng chủ quyền của mình ở Bắc Cực, Hoa Kỳ vẫn là "kẻ ngoài cuộc" trong khu vực này.
Phát biểu trong cuộc họp tại khách sạn National Harbor, Maryland, ông Zukunft nói: "Chúng tôi là quốc gia lớn nhất trên thế giới nhưng là quốc gia duy nhất trên thế giới không phê duyệt Công ước luật biển. Bây giờ, chúng tôi ngồi ở đây trên băng ghế dự bị trong khi hạm đội tàu phá băng của Nga đang khai phá Bắc cực".
Theo đô đốc, nước Mỹ có nhiều tàu phá băng đi biển... là quốc gia thịnh vượng nhất trên trái đất, GDP gấp 8 lần so với Nga. Vậy tại sao Moscow có 27 tàu phá băng - thuộc loại "còi cọc" so với của Mỹ đang hoạt động trên đại dương, còn Washington thì không?
Về bản chất, Mỹ đã nhường Bắc Cực cho Nga và các quốc gia khác như Trung Quốc thực hiện nghiên cứu và mở rộng thềm lục địa tại đó. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu Moscow đi lên? Washington sẽ phải làm gì? Tốt thôi, có lẽ chúng ta sẽ nói rằng: "Chúng tôi không tham gia trận đấu đó, hoàn toàn không".
Nga đang mở rộng chủ quyền tới Bắc Cực
Theo phiên bản Công ước luật biển gần đây nhất, Mỹ sẽ có thể yêu cầu bồi thường diện tích gấp hai lần kích thước của bang California. Họ cũng sẽ có quyền tiếp cận vào khoảng 13% lượng dầu và gần 30% lượng khí đốt tự nhiên trên thế giới, cũng như là 1 nghìn tỷ giá trị khoáng sản. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ đã không thông qua nó, mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hết sức ủng hộ.
Ông Zukunft cho biết, ước muốn đầu tiên của ông sau khi Công ước luật biển được thông qua là sẽ triển khai tàu phá băng, có thể cả vũ khí nếu cần thiết tới Bắc cực để khai phá.
Tuy nhiên, Tư lệnh Bắc Mỹ, William Gortney tuyên bố, Washington và Moscow không cạnh tranh để phân quyền thống trị ở Bắc Cực.
Trong khi tại Bắc Cực, Nga đang tăng tốc, mở rộng phạm vi ảnh hưởng quân sự, bao gồm cả việc bổ sung các lữ đoàn mới, tàu đến khu vực và xây dựng sân bay mới. Hiện Moscow đang xây dựng 13 sân bay mới và tuần tra tầm xa ngoài khơi bờ biển Alaska của Mỹ.
Bên cạnh đó, Nga cũng đang xem xét việc cải thiện khả năng quân sự của mình bằng cách phát triển một phiên bản được giám sát đặc biệt - súng chống máy bay và hệ thống tên lửa tự hành Pantsir (SA-22 Greyhound) để sử dụng tại khu vực này.
Mặc dù năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, Nga không có kế hoạch quân sự hóa vùng Bắc Cực, mà chỉ thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh trong khu vực, nhưng củng cố sự hiện diện tại khu vực Bắc Cực là một phần chiến lược quân sự của Moscow hướng tới năm 2020.
Trong khi đó, hải quân Mỹ cũng đang nghiên cứu các công nghệ cho phép thủy thủ, vũ khí hoạt động tốt hơn ở môi trường khắc nghiệt là Bắc Cực. Đồng thời gia tăng tập trận chung với Canada và các nước Bắc Âu để chuẩn bị mở rộng hoạt động ở Bắc Cực.
Mặt khác, Lầu Năm Góc đã yêu cầu Canada cài đặt một hệ thống cảm biến tên lửa mới tại Bắc Cực để nâng cấp cảm biến cũ và có thể phát hiện nhiều mối đe dọa tên lửa.
Theo_An ninh thủ đô
Quan hệ Mỹ - Trung qua nhãn quan của ông Lý Quang Diệu Trong cuốn sách "Lý Quang Diệu: Hiểu biết bậc thầy về Trung Quốc, Mỹ và Thế giới", cựu Thủ tướng Singapore đã đưa ra các kiến giải về vấn đề địa chính trị nổi bật của thế giới vào lúc này: đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu Ông Lý cho rằng thay vì tìm...