Đặt game trước – Một chiêu trò lừa đảo game thủ của nhà phát triển?
Đặt game trước để nhận quà, đặt game trước để trải nghiệm game sớm – liệu nó có thực sự mang lợi ích như chúng ta vẫn nghĩ?
“Tôi ghét phải chờ đợi, tôi muốn chơi game ngay khi ra mắt,…” – quá nhiều lý do “chính đáng” khiến bạn rơi vào cái bẫy của việc “đặt hàng trước”. Nhưng hãy dừng lại và suy nghĩ một chút, liệu nó có thực sự lợi ích hay chỉ là “chiêu trò” của nhà phát hành?
Quảng cáo thì tung hô nhưng chất lượng thì … chưa chắc
Để được game thủ tiếp cận và chú ý đến, khâu quảng cáo trước khi phát hành là đặc biệt quan trọng. Sự thật là việc thuyết phục người chơi bỏ tiền ra mua game trong giai đoạn tiền phát hành sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với giai đoạn sau khi ra mắt. Đó cũng là lý do tại sao các nhà phát triển thường đầu tư rất kỹ cho những đoạn trailer, teaser nhá hàng. Khi quyết định đặt trước một trò chơi nào đó, hẳn bạn đã đặt lòng tin vào những lời quảng cáo rất nhiều nhưng nên nhớ một điều: trailer không phải là sản phẩm cuối cùng.
Tất nhiên, không thể đánh đồng tất cả nhưng trường hợp quảng cáo thì lung linh mà đến tay lại dở tệ có rất nhiều. Đơn cử như Fallout 76, quả bom xịt tệ hại nhất năm 2018 nhưng game vẫn bán được 98.894 bản cho PS4 và 102.126 bản cho Xbox One, chưa kể PC. Thử hỏi với một game mờ nhạt như thế, nếu không nhờ sức mạnh quảng cáo để thúc đẩy số lượng đơn đặt hàng trước, mấy ai chấp nhận bỏ tiền mua game khi nó đã ra mắt cơ chứ. Vậy nên đặt hàng trước đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận rủi ro, hên thì vớ mà xui thì ráng chịu, hệt như mua quần áo online mà không được thử vậy.
Đặt game trước để nhận quà tặng?
Video đang HOT
Để khuyến khích game thủ đặt hàng trước, nhà phát hành thường đưa ra một vài ưu đãi “hấp dẫn” nào đó. Và nếu được tặng kim cương, XP hay vật phẩm hiếm thì bạn hãy nên vui mừng đi bởi ít nhất chúng còn sử dụng được trong game, mang lại một chút lợi thế nhất định cho bạn. Còn không, thứ mà bạn nhận được đôi khi chỉ là cái áo, mũ in logo game và tồi tệ nhất trong tất cả là “đặt hàng trước thì được phép truy cập sớm”, thứ hiểu đơn giản thì là, bạn đang trả tiền để chơi một game còn dang dở chưa hoàn thiện.
Mua game với giá đắt
Hàng mới thì làm gì có sale cũng như việc đặt hàng trước thì đương nhiên phải trả giá cao hơn rồi. Rất nhiều game giảm giá đến 30-40% chỉ sau một thời gian ngắn chính thức phát hành mà game thì có rẻ đâu, chờ đợi một chút có khi còn tiết kiệm được cả đống tiền chứ đùa. Lại nói như Fallout 76, chỉ khoảng 1-2 tuần sau ra mắt, game giảm giá đến 33%, đang từ 60 đô chỉ còn khoảng 40 đô gì đó. Bây giờ chẳng phải những người đặt trước game đang ngồi tiếc hùi hụi đó à.
Bán thương hiệu, không bán game
Bản chất của việc đặt game trước là những nhà phát triển họ bán thương hiệu, không bán game. Fallout 76 chủ yếu được game thủ chú ý đến bởi nó là hậu duệ của dòng game Fallout nổi tiếng. Một khi đã xây dựng được thương hiệu, họ đã thành công thu hút được một số lượng lớn đơn đặt hàng trước. Giống như người nắm đằng chuôi, tiền đã về túi họ rồi thì việc phát hành một tựa game chất lượng kém cũng không nằm ngoài khả năng. Số tiền mà Bethesda thu về được từ đặt hàng trước có lẽ đã đủ nhiều, cho phép họ phát hành một tựa game dở tệ và đầy lỗi mà không thèm quan tâm đến doanh thu sau ra mắt.
Sau tất cả, việc cho game thủ đặt hàng trước cũng chỉ là chiêu trò của những nhà phát triển. Cứ đặt nếu bạn thực sự tin tưởng họ, tin vào những lời quảng cáo mà tung ra. Dĩ nhiên, không thể vơ đũa cả nắm nhưng chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi một chút, bạn vừa tiết kiệm được tiền vừa được trải nghiệm game hoàn chỉnh, chẳng phải vẫn tốt hơn sao?
Theo gamehub
Valve quyết định sử dụng nhân lực để giải quyết vấn nạn lừa đảo ngày một tăng cao
Cộng đồng đã nhắc Valve hơn 3 năm nay, và giờ đây, cuối cùng Gaben (chủ tịch của Valve) cũng đã biết lắng nghe ý kiến, khi đích thân một nhà phát triển của Valve xác nhận trên Reddit rằng họ đang đưa vào vận hành hệ thống kiểm duyệt nội dung bằng nhân lực (con người), dần dần thay thế những Bot (máy tính) đã bị vượt mặt một cách dễ dàng.
Những tựa game của Valve như Dota 2, CS:GO, Team Fortress 2 đều là những game có lượng game thủ cực lớn, và để góp phần phát triển cộng đồng cũng như gia tăng vật phẩm "hút máu" thì Valve đã sáng kiến ra Steam Workshop là nơi để mọi người cùng sáng tạo những map thi đấu hay skin vật phẩm đẹp.
Tuy nhiên đã từ rất lâu rồi, nơi đây cũng biến thành ổ của tệ nạn lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản thông qua các Workshop giả mạo.
Khi nhấn vào những nội dung này, bạn sẽ bị ăn cắp mã API để lừa đảo sau này, hoặc tệ hơn là mất ngay tài khoản
Anh ta nói rằng hệ thống Bot "sẽ được điều chỉnh" lại, tuy nhiên nhân lực sau này sẽ đóng vai trò lớn trong việc kiểm duyệt, có thể những nội dung Workshop được duyệt lâu hơn lúc trước (dự kiến tầm 1 ngày), nhưng điều này đảm bảo cho người dùng Steam khỏi nạn lừa đảo.
Khẩu súng M4A4 trị giá cả nghìn Dollars, hãy tỉnh táo trước những vật phẩm miễn phí
Có thể thấy đây là một bước đi đúng đắn của Steam, khi CS:GO giờ đây là một tựa game miễn phí, lượng người chơi mới cũng ngày càng nhiều, do đó cần lắm những hành động mạnh giải quyết dứt điểm tình trạng lừa đảo này.
Theo Game4V
Bị game thủ ném đá suốt ngày, vì sao EA vẫn cứ hốt bạc đều đều? Hãng đã có một lịch sử phát triển lâu đời và trở thành một trong những tập đoàn game lớn mạnh nhất, tuy nhiên cộng đồng game thủ lại không ưa gì EA bởi những chính sách "hút máu", thậm trí là lừa đảo khách hàng bằng cách tung ra trailer 1 đằng, game 1 nẻo. Electronic Arts (hay còn gọi là EA)...