“Đất đứng tên người dân, sổ đỏ cấp cho xã”: Hết sức vô lý!
Bà Tuyến đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu nhưng không được bất cứ một cơ quan nào của huyện, tỉnh xem xét. Trong khi đó, UBND xã Thạnh Trị lại mở cuộc họp yêu cầu gia đình bà Tuyến tháo dỡ nhà cửa và các công trình xây dựng trên đất, trả đất cho UBND xã quản lý, sử dụng.
Như báo Dân trí đã có bài viết “ Đất đứng tên người dân, sổ đỏ cấp cho xã” phản ánh trường hợp gia đình bà Nguyễn Thị Tuyến (SN 1958, ngụ tại ấp Tà Điếp C2, xã Thạnh Trị, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) kêu cứu vì bị mất đất một cách vô lý bởi chính quyền địa phương, trong đó có Sở TN-MT tỉnh Sóc Trăng đã cấp GCNQSDĐ cho UBND xã Thạnh Trị nhưng hồ sơ quản lý đất đai đang lưu giữ tại các cơ quan địa chính từ xã, huyện đến tỉnh đều thể hiện đất đó do gia đình bà Tuyến đứng tên.
Bà Tuyến đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu nhưng không được bất cứ một cơ quan nào của huyện, tỉnh xem xét. Trong khi đó, UBND xã Thạnh Trị lại triệu tập bà Tuyến và con cháu đến trụ sở UBND xã này để yêu cầu gia đình bà Tuyến tháo dỡ nhà cửa và các công trình xây dựng trên đất, trả đất cho UBND xã quản lý, sử dụng.
Khu đất đang tranh chấp.
Cha mẹ chồng bà Tuyến là ông Trần Công Để và bà Nguyễn Thị Trang (đã mất) để lại cho chồng bà là ông Trần Công Đổm (mất năm 2002) phần đất diện tích trên 4.750m2; trong đó có 300m2 là đất thổ cư, còn lại 4.450m2 là đất lúa.
Năm 1978, Phòng Lương thực huyện Thạnh Trị mượn của bà Nguyễn Thị Trang 2.580m2 để làm sân phơi lúa (có xác nhận của ông Ngô Thanh Quang, nguyên Phó phòng Lương thực huyện Thạnh Trị). Sau khi Phòng Lương thực giải thể, phần đất nói trên được trả lại cho mẹ chồng bà Tuyến sử dụng.
Năm 1991, xã Thạnh Trị cho rằng đất đó là đất của xã, buộc gia đình bà phải tháo dỡ nhà cửa, trả lại đất cho xã quản lý nhưng gia đình bà Tuyến không đồng ý vì đất đó là của gia đình mình.
Đến năm 2004, UBND huyện Thạnh Trị cho rằng “diện tích đất nói trên trước năm 1973 là của ông Trần Công Để và bà Nguyễn Thị Trang. Năm 1973, chính quyền Sài Gòn trước đây lấy đất này xây dựng phân khu Thạnh Trị. Năm 1979, Phòng Lương thực huyện Thạnh Trị xây dựng trạm thu mua lương thực tại phần đất này. Đầu năm 1991, Phòng Lương thực huyện giải thể giao lại đất cho xã Thạnh Trị quản lý và sử dụng cho đến nay”. Từ đó, UBND huyện Thạnh Trị ban hành Quyết định số 1219/QĐ-CT.UBND ký ngày 14/12/2004, với nội dung công nhận diện tích đất đó là của xã Thạnh Trị quản lý sử dụng.
Bà Tuyến khiếu nại đến UBND tỉnh Sóc Trăng cũng không được chấp nhận với lý do trên. Ngày 9/6/2010, diện tích đất nói trên được Sở TN-MT Sóc Trăng cấp sổ đỏ cho UBND xã Thạnh Trị. Sau đó, xã Thạnh Trị đã cho dựng tạm một nhà sinh hoạt cộng đồng cho ấp Tà Điếp C2 trên phần đất của gia đình bà Tuyến để chứng minh đất do xã quản lý sử dụng. Đồng thời, vào năm 2013, xã Thạnh Trị công khai rao bán đấu giá 2.796m2 còn lại tại khu đất này với giá khởi điểm là 150.000 đồng/m2 nhưng không thành.
Căn nhà của ông Hồng được làm từ những năm 1989-1990 trên phần đất.
Những cây dừa lâu năm do gia đình bà Tuyến trồng trên đất nên không thể cho rằng xã quản lý đất này.
Video đang HOT
Để làm rõ sự thật về nguồn gốc hợp pháp của diện tích đất nói trên, PV đã đến các cơ quan chức năng gồm UBND xã Thạnh Trị, Phòng TN-MT huyện Thạnh Trị và Trung tâm lưu trữ hồ sơ (Sở TN-MT Sóc Trăng) thì thấy rằng: “Trong Sổ mục kê ruộng đất (gồm 3 bản) lập ngày 4/7/1993 hiện còn lưu trữ tại UBND xã Thạnh Trị, Phòng TN-MT huyện Thạnh Trị và Sở TN-MT Sóc Trăng, thì diện tích đất đứng tên ông Trần Công Đổm (chồng bà Tuyến). Trong đó, sổ lưu tại UBND xã Thạnh Trị đã “được” cán bộ dùng bút gạch ngang tên ông Trần Công Đổm và ghi thêm dòng chữ phía sau “cơ quan xã trưởng – chế độ cũ”; còn sổ lưu tại Phòng TN-MT huyện Thạnh Trị và Sở TN-MT Sóc Trăng vẫn còn nguyên vẹn”. Khi PV đề cập đến sự vô lý này, cán bộ Phòng TN-MT huyện Thạnh Trị lắc đầu với lý do “Sổ này lập năm 1993, do làm theo lời khai của người dân nên có khi thiếu chính xác”.
Làm việc với cán bộ xã Thạnh Trị và Phòng TN-MT huyện Thạnh Trị, PV chỉ nhận được lời thoái thác: “Vụ việc xảy ra từ năm 2004, còn chúng tôi là cán bộ về sau nên không thể trả lời được vụ việc giải quyết là đúng hay sai”. Còn vị Chánh văn phòng UBND huyện Thạnh Trị hứa “sẽ báo cáo với lãnh đạo và thông tin lại cho nhà báo khi có ý kiến chỉ đạo”, nhưng đến nay vẫn bặt vô âm tín.
Sổ mục kê đứng tên đất là ông Trần Công Đổm.
Xác nhận của Sở TN-MT Sóc Trăng khẳng định đất của gia đình bà Tuyến.
Cán bộ địa chính xã Thạnh Trị cho rằng, đất xã quản lý nhưng gia đình ông Đổm tự ý bao chiếm nên phải lấy lại. PV xin hồ sơ chứng minh việc gia đình ông Đổm tự ý bao chiếm thì cán bộ này không trả lời được. Thậm chí, ngay cơ quan cấp sổ đỏ cho UBND xã Thạnh Trị là Sở TN-MT Sóc Trăng vẫn xác nhận sổ mục kê, sổ đăng ký ruộng đất năm 1993 (tọa lạc tại ấp Tà Điếp C2, xã Thạnh Trị, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) do ông Trần Công Đổm đứng tên (văn bản xác nhận ký ngày 17/1/2013).
Như vậy, nguồn gốc đất của gia đình bà Tuyến đã rõ, được Nhà nước thừa nhận trong sổ mục kê, sổ đăng ký ruộng đất lập ngày 4/7/1993 (trước ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực). Như vậy, căn cứ vào nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và các giấy tờ đất nêu trên thì gia đình bà Tuyến hoàn toàn được quyền quản lý sử dụng diện tích đất, chứ không thể có chuyện cấp cho UBND xã Thạnh Trị được.
Phần đất hoàn toàn bỏ trống nên không có cơ sở cho rằng xã Thạnh Trị sử dụng từ năm 1990.
Sau khi báo Dân trí phản ánh, làm việc với Phòng Tiếp công dân của UBND tỉnh Sóc Trăng, PV nhận được phản hồi từ UBND tỉnh Sóc Trăng: UBND tỉnh thừa nhận phần đất 4.750m2 trước năm 1973 là của ông Trần Văn Để và bà Nguyễn Thị Trang. Năm 1973, chế độ cũ trưng dụng xây dựng Phân khu Thạnh Trị và Hội đồng xã. Sau giải phóng năm 1975, chính quyền lâm thời xã Thạnh Trị quản lý làm trụ sở làm việc của Chi ủy và UBND xã Thạnh Trị. Năm 1979, đất này được xây dựng làm trạm thu mua lương thực của huyện Thạnh Trị. Cuối năm 1990, Phòng Lương thực huyện Thạnh Trị giải thể, phần đất này giao lại cho UBND xã Thạnh Trị quản lý và sử dụng cho đến nay. Sau đó ông Trần Công Hồng (cháu bà Tuyến) và ông Trần Công Toàn (con bà Tuyến) đến chiếm một phần để cất nhà ở. Từ năm 2001, bà Nguyễn Thị Tuyến xin lại phần đất này nhưng không được giải quyết.
Thế nhưng, UBND tỉnh Sóc Trăng lại cho rằng, diện tích đất bà Tuyến xin lại có nguồn gốc đất chế độ cũ quản lý làm Hội đồng xã và Phân khu xã, sau giải phóng chính quyền cách mạng tiếp thu quản lý sử dụng vào mục đích chuyên dụng. Ngoài ra, UBND tỉnh Sóc Trăng cũng dựa vào khoản 1 Mục IV về chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà đất cho thuê ở các đô thị các tỉnh phía Nam ban hành theo Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ để cho rằng việc Nhà nước quản lý phần đất của bà Tuyến là phù hợp. Từ đó, UBND tỉnh Sóc Trăng kết luận, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị và Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng giải quyết bác đơn khiếu nại của bà Tuyến là đúng quy định của pháp luật.
Đối chiếu với hồ sơ quản lý đất đai do cơ quan chức năng quản lý như đã nêu ở trên, PV nhận thấy UBND tỉnh Sóc Trăng trả lời phản ánh là thiếu thuyết phục.
Đất của dân, sổ đỏ lại cấp cho xã Thạnh Trị.
Ngày 30/6/2016, UBND xã Thạnh Trị mở cuộc họp với đầy đủ thành phần gồm đại diện UBND xã, MTTQ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Địa chính, Tư pháp, Chi bộ Đảng,… yêu cầu gia đình bà Tuyến tháo dỡ nhà cửa, công trình xây dựng, khôi phục lại hiện trạng ban đầu, giao trả đất cho UBND xã Thạnh Trị quản lý, sử dụng đúng quy định của pháp luật. Điều đáng nói, Biên bản ghi đầy đủ các quan chức xã dự họp nhưng biên bản chỉ có chữ ký của người ghi biên bản, không có chữ ký của những người dự họp, không đóng dấu theo quy định.
Biên bản cuộc họp yêu cầu gia đình bà Tuyến tháo dỡ nhà trả đất không có bất kỳ chữ ký, con dấu nào của xã Thạnh Trị.
Bà Nguyễn Thị Tuyến bức xúc: “Hồ sơ sổ sách ghi nhận đất của gia đình tôi. Con cháu tôi làm nhà ở từ những năm 1989-1990 đến nay, xã không quản lý, không sử dụng ngày nào tại sao lại nói gia đình tôi chiếm đất của xã. Con cháu tôi nghèo, không đất sản xuất, không nghề nghiệp, phải đi làm thuê làm mướn kiếm sống, nay chính quyền yêu cầu dỡ nhà thì 14 người của 3 gia đình này sẽ đi đâu. Người dân không có đất, nhà nước còn bỏ tiền mua đất cho dân, đằng này đất của gia đình tôi mà chính quyền quyết tâm lấy cho bằng được, như vậy có hợp lý, hợp tình, có đúng đạo lý, có đúng pháp lý hay không ? Chúng tôi thà chết trên mảnh đất này trước mặt chính quyền chứ không tháo dỡ nhà cửa như xã yêu cầu. Tôi nói thật, nếu đúng là đất của xã mà chúng tôi bạo gan bao chiếm thì cứ lôi chúng tôi ra xử thế nào chúng tôi cũng chịu, còn đất gốc của chúng tôi, chúng tôi ở mấy chục năm nay thì không bao giờ chúng tôi chịu mình mất chỗ ở cho chính quyền lấy đất đem bán”.
Nhiều người dân ở xã Thạnh Trị bức xúc, đất đúng là của cha mẹ chồng bà Tuyến để lại, bà con cố cựu ở đây đều biết, vậy mà chính quyền lại cho rằng đất của xã nên cấp sổ đỏ cho xã.
Điều đáng nói, trên phần đất đó, hiện nay một người con trai bà Tuyến là ông Trần Công Toàn và hai người cháu ruột là ông Trần Công Hồng và ông Trần Công Thà, tổng cộng 14 công dân lương thiện, trong đó có 5 đứa trẻ đang tuổi ăn học; ông Thà là quân nhân xuất ngũ, đã làm nhà để ở. Cán bộ xã Thạnh Trị thừa nhận những người này thuộc hộ nghèo, không có đất ở. Như vậy, nếu địa phương đuổi họ đi để lấy đất thì 14 công dân của 3 hộ gia đình này sẽ sống như thế nào ? Chưa nói cũng vì chuyện tranh chấp đất này mà 3 hộ gia đình này không được UBND xã Thạnh Trị ký xác nhận để được kéo điện sử dụng trong cuộc sống, dù nhà họ ở sát bên cột điện.
Dư luận xã hội đang đề nghị cơ quan chức năng cần sớm làm rõ tại sao đất do người dân đứng tên nhưng lại cấp sổ đỏ cho UBND xã?.
Bạch Dương
Theo Dantri
Quảng Bình lập hội đồng đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường biển
Sáng 4/7, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức cuộc họp bàn đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường biển do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra và bàn các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Sau khi Chính phủ công bố nguyên nhân, thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung và giải pháp khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, phương án đền bù cho ngư dân vùng ảnh hưởng, vào ngày 3/7, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá thiệt hại sự cố môi trường biển và tổ chức cuộc họp nhằm đưa ra những giải pháp tổng thể để khắc phục sự cố và ổn định sản xuất phù hợp với quy định và thực tế ở các địa phương trong tỉnh.
Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, chủ trì cuộc họp đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường biển.
Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các sở ngành và địa phương bị ảnh hưởng đã báo cáo tình hình thiệt hại trên các lĩnh vực. Cụ thể, ước tính thiệt hại của lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, kinh doanh thủy sản và nghề muối tính đến tháng 6 năm 2016 là trên 1.255 tỷ đồng và dự kiến đến hết năm 2016 là 2.300 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, với bờ biển dài 116km và ngư trường và vùng đặc quyền kinh tế hơn 20.000km2 nên thiệt hại về môi trường và nguồn lợi thủy sản hết sức to lớn, trong đó môi trường sống của các loại thủy hải sản bị phá hủy, có một số loại thủy sản gần như tuyệt chủng và sản lượng khai thác thủy sản giảm từ 40 đến 60%.
Cùng với đó, sau sự số môi trường biển, ước tính đến tháng 6/2016, thiệt hại về du lịch gần 1.393 tỷ đồng và đến hết năm 2016 là 1.670 tỷ đồng.
Tổng thiệt hại ước tính đến hết tháng 6 của toàn tỉnh là 2.662 tỷ đồng và đến hết năm 2016 là khoảng 4.000 tỷ đồng.
Tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung do Công ty Formosa gây ra
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng đánh giá thiệt hại sự cố môi trường biển của tỉnh đã tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến về một số vấn đề liên quan đến việc đánh giá chính xác giá trị thiệt hại, và các giải pháp hỗ trợ kịp thời, công bằng và cho các đối tượng bị ảnh hưởng như: cần xác định và đặt ra tiêu chí thiệt hại theo từng lĩnh vực để có đánh giá chính xác, công bằng; phải thành lập tổ giúp việc cho Hội đồng để việc đánh giá sát thực tế; số liệu thống kê thiệt hại cần chi tiết, chính xác và cụ thể theo từng lĩnh vực...
Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh, sự cố môi trường biển do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng và sâu rộng đến đời sống, tâm lý của từng người dân trong tỉnh. Đặc biệt, ngành nông nghiệp và du lịch đã bị tác động khủng khiếp, nhất là ngành du lịch của tỉnh đã thực sự bị đình trệ.
Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương cần triển khai thực hiện việc đánh giá thiệt hại theo nguyên tắc đảm bảo chính xác, đúng luật và công bằng cho người dân; việc đánh giá thiệt hại không chỉ đến cuối năm 2016 mà cần đánh giá đến cả những năm tiếp theo và lâu dài.
Hội đồng đánh giá cần tham khảo hướng dẫn các tiêu chí đánh giá của các Bộ, ngành Trung ương và 3 tỉnh bị ảnh hưởng để có sự thống nhất chung; việc đánh giá phải đầy đủ, không bỏ sót và các tiêu chí đánh giá thiệt hại phải thống nhất theo từng lĩnh vực và từ tỉnh đến cơ sở.
Đồng thời, các huyện, thị xã, thành phố chủ động đánh giá, tổng hợp đến ngày 10/7/2016 để báo cáo với tỉnh và ngày 15/7/2016 tỉnh sẽ hoàn thành số liệu để báo cáo Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương.
Đặng Tài
Theo Dantri
Hai bé gái chết đuối khi đi tập bơi Thông tin cho biết, vào thời điểm trên, em Kim Hường rủ em Kim Mến qua nhà mình chơi. Sau đó, cả 2 em cùng nhau xuống sông tập bơi. Do không biết bơi, sông lại sâu nên cả 2 em bị hụt chân và chìm xuống nước. Lúc này, do người lớn không quan sát nên khi phát hiện ra thì 2...