Đất đứng tên người dân, sổ đỏ cấp cho xã
Chiều ngày 27 tháng Chạp năm Nhâm Thìn (2012), chỉ 2 ngày trước Tết Quý Tỵ, một người phụ nữ gầy gò tìm đến chúng tôi với lời khẩn cầu: “Mong nhà báo lên tiếng cứu giúp chứ gia đình chúng tôi sắp bị đuổi khỏi nhà mất rồi…”.
Đó là bà Nguyễn Thị Tuyến (SN 1958), ngụ tại ấp Tà Điếp C2, xã Thạnh Trị, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Bà Tuyến trình bày: Cha mẹ chồng bà là ông Trần Công Để và bà Nguyễn Thị Trang (đã mất) để lại cho chồng bà là ông Trần Công Đổm (mất năm 2002) phần đất diện tích trên 4.750m2 tại địa chỉ trên; trong đó có 300m2 là đất thổ cư, còn lại 4.450m2 là đất lúa.
Gia đình bà Tuyến trên mảnh đất của gia đình nhưng đang bị xã đòi bán đấu giá
Năm 1978, Phòng Lương thực huyện Thạnh Trị mượn mẹ bà là bà Nguyễn Thị Trang 2.580m2 để làm sân phơi lúa (có xác nhận của ông Ngô Thanh Quang, nguyên Phó phòng Lương thực huyện Thạnh Trị). Sau khi Phòng Lương thực giải thể, phần đất nói trên được trả lại cho mẹ chồng bà sử dụng.
Năm 1991, xã Thạnh Trị cho rằng đất đó là đất của xã, buộc gia đình bà phải tháo dỡ nhà cửa, trả lại đất cho xã quản lý.
Đến năm 2004, UBND huyện Thạnh Trị cho rằng “diện tích đất nói trên trước năm 1973 là của ông Trần Công Để và bà Nguyễn Thị Trang. Năm 1973, chính quyền Sài Gòn trước đây lấy đất này xây dựng phân khu Thạnh Trị. Năm 1979, Phòng Lương thực huyện Thạnh Trị xây dựng trạm thu mua lương thực tại phần đất này. Cuối năm 1990, đầu năm 1991, Phòng Lương thực huyện giải thể giao lại đất cho xã Thạnh Trị quản lý và sử dụng cho đến nay”.
Từ đó, UBND huyện Thạnh Trị ban hành Quyết định số 1219/QĐ-CT.UBND ký ngày 14/12/2004 với nội dung công nhận diện tích đất đó là của xã Thạnh Trị quản lý sử dụng.
Bà Tuyến khiếu nại đến UBND tỉnh Sóc Trăng cũng không được chấp nhận với lý do trên. Ngày 09/6/2010, diện tích đất nói trên được Sở Tài nguyên – Môi trường Sóc Trăng cấp sổ đỏ cho UBND xã Thạnh Trị. Hiện nay xã Thạnh Trị đã cho dựng tạm một nhà sinh hoạt cộng đồng cho ấp Tà Điếp C2 trên phần đất đó và đang rao bán đấu giá 2.796m2 còn lại tại khu đất nói trên với giá khởi điểm là 150.000đ/m2.
Video đang HOT
Nhà sinh hoạt cộng đồng ấp Tà Điếp C2 trên phần đất của bà Tuyến
Tuy nhiên, đối chiếu trong Sổ mục kê ruộng đất (gồm 3 bản) lập ngày 04/7/1993 hiện còn lưu trữ tại UBND xã Thạnh Trị, Phòng Tài Nguyên – Môi trường huyện Thạnh Trị và Sở Tài nguyên – Môi trường Sóc Trăng thì diện tích đất nói trên đứng tên ông Trần Công Đổm (chồng bà Tuyến). Trong đó, sổ lưu tại UBND xã Thạnh Trị đã “được” cán bộ dùng bút gạch ngang tên ông Trần Công Đổm và ghi thêm dòng chữ phía sau “cơ quan xã trưởng – chế độ cũ”; còn sổ lưu tại Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Thạnh Trị và Sở Tài nguyên – Môi trường Sóc Trăng vẫn còn nguyên vẹn.
Khi chúng tôi đề cập đến sự vô lý này, cán bộ Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Thạnh Trị lắc đầu với lý do “Sổ này lập năm 1993 do làm theo lời khai của người dân nên có khi thiếu chính xác”.
Chia sẻ với chúng tôi về vụ việc này, ông Lâm Hoàng Nghiệp, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị nói: “Vụ tranh chấp đất này đã có Quyết định của UBND tỉnh. Tuy nhiên có hai vấn đề tôi sẽ đề nghị xem xét lại. Thứ nhất, chính quyền cho rằng cuối năm 1990 đầu năm 1991 đất được giao cho UBND xã Thạnh Trị quản lý sử dụng cho đến nay nhưng tại sao trong Sổ mục kê ruộng đất do chính quyền lập ngày 04/7/1993 lại đứng tên ông Trần Công Đổm mà cho đến nay vẫn còn nguyên. Thứ hai, tại sao đất đứng tên kê khai là của ông Trần Công Đổm nhưng lại cấp sổ đỏ cho UBND xã Thạnh Trị”.
Sổ đỏ cấp cho UBND xã
Khi chúng tôi làm việc với cán bộ xã Thạnh Trị và Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Thạnh Trị thì chỉ nhận được lời thoái thác: “Vụ việc xảy ra từ năm 2004, còn chúng tôi là cán bộ về sau nên không thể trả lời được vụ việc giải quyết là đúng hay sai”.
Cán bộ địa chính xã Thạnh Trị cho rằng đất xã quản lý nhưng gia đình ông Đổm tự ý bao chiếm nên phải lấy lại. Chúng tôi xin hồ sơ chứng minh việc gia đình ông Đổm tự ý bao chiếm thì cán bộ này không trả lời được. Thậm chí, ngay cơ quan cấp sổ đỏ cho UBND xã Thạnh Trị là Sở Tài nguyên – Môi trường vẫn xác nhận Sổ mục kê, sổ đăng ký ruộng đất năm 1993, tọa lạc tại ấp Tà Điếp C2, xã Thạnh Trị, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng do ông Trần Công Đổm đứng tên (văn bản xác nhận ký ngày 17/01/2013).
Như vậy, nguồn gốc đất của gia đình bà Tuyến đã rõ, được nhà nước thừa nhận trong sổ mục kê, sổ đăng ký ruộng đất lập ngày 04/7/1993 (trước ngày luật đất đai 1993 có hiệu lực). Như vậy, căn cứ vào nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và các giấy tờ đất nêu trên thì gia đình bà Tuyến hoàn toàn được quyền quản lý sử dụng diện tích đất nói trên chứ không thể có chuyện cấp cho UBND xã Thạnh Trị được.
Nhiều người dân ở xã Thạnh Trị bức xúc, đất đúng là của cha mẹ chồng bà Tuyến để lại, bà con cố cựu ở đây đều biết, vậy mà chính quyền lại cho rằng đất của xã nên cấp sổ đỏ cho xã.
Điều đáng nói, trên phần đất đó, hiện nay một người con trai và một người cháu ruột của bà Tuyến đang cất nhà để ở. Cán bộ xã Thạnh Trị thừa nhận những người này thuộc hộ nghèo, không có đất ở. Như vậy, nếu địa phương đuổi họ đi để lấy đất bán đấu giá, họ sẽ trở thành những người “sống vô gia cư, chết vô địa táng”.
Dư luận đề nghị cơ quan chức năng cần sớm làm rõ tại sao đất do người dân đứng tên nhưng lại cấp sổ đỏ cho UBND xã?
Theo Dantri
Tiếp vụ "người chết" trở về sau 4 năm bị giết
Nguyễn Thị Trâm đang làm lại giấy chứng minh nhân dân sáng 15/2.
Người dân ở xã Tân Hội (Cai Lậy, Tiền Giang) rất ngỡ ngàng khi sáng 15/2, cô gái "mất tích 4 năm" Nguyễn Thị Trâm trở về nhà.
Nguyễn Thị Trâm sinh năm 1993 trong một gia đình nghèo. Lên 5 tuổi, Trâm được cha mang tới nhờ bà Ngàn ở xã Tân Hội (Cai Lậy, Tiền Giang) nuôi, rồi bỏ đi biệt tích.
Trên giấy tờ pháp lý thì bà Ngàn là mẹ nuôi nhưng Trâm thường gọi bà là bà nội và gọi con trai của bà Ngàn, ông Chế Văn Thanh là cha nuôi.
Trao đổi với PV qua điện thoại, Trâm bộc bạch, đã để dành được gần 15 triệu đồng và muốn đem về cho bà nội, "vì đi làm đã được chủ lo ăn ở đầy đủ".
Trâm nói rất thương bà nội vì những việc đã xảy ra, phần nào do lỗi của Trâm và qua những ngày đầu năm công việc bận rộn, Trâm sẽ về. Khi hay tin, bà nội Trâm hiện giờ, đi phải chống gậy, Trâm bật khóc.
Cha nuôi của Trâm là ông Chế Văn Thanh, người mang tiếng "hiếp con nuôi rồi giết chết" mấy năm qua, nay đã vui trở lại. Ông tâm sự, sau khi Trâm bỏ đi, nhiều lời đồn thổi ác ý đã dồn nhằm vào ông. "Những thiệt hại về vật chất do khu vườn bị đào bới, nhà cửa bị đập phá khá lớn nhưng không bằng những đau đớn, mất mát về tinh thần không sao bù đắp nổi. Nhưng bây giờ mừng nhất là bà nội đã đỡ lại, huyết áp đã bình thường, da dẻ hồng hào và khỏe khoắn hơn", ông Thanh nói.
Theo ông Thanh kể, hồi Trâm mới đi, mẹ của ông bắt đầu bị cao huyết áp rồi bị tai biến chỉ sau vài tháng. Nhưng nay, từ ngày Trâm về làm chứng minh nhân dân, đa số bà con hàng xóm gặp đều "chúc mừng gia đình tết này vui đúp". Mừng nhất là giải tỏa được dư luận, trước đây nhờ chính quyền địa phương giải thích là gia đình ông không giết Trâm nhưng đồn thổi thì khó dẹp khi Trâm chưa xuất hiện.
Khi được hỏi, nếu Trâm muốn quay trở về sống cùng gia đình thì ông có đồng ý không? Ông Thanh trả lời ngay: "Nó muốn về thì về, ở đây đâu có cấm cản hay đuổi nó đi đâu, dù sao Trâm cũng là con cháu của nhà này mà". Ông nói thêm: "Nó đi khỏi nhà mà không nói gì với người lớn chớ đâu có làm gì phạm pháp. Mà hồi đó nó chưa được 18 tuổi, còn ăn chưa no, lo chưa tới".
Tháng 4/2009, do giận bà nội nuôi, Trâm bỏ nhà đi. Gia đình tìm kiếm Trâm khắp nơi không thấy nên đến chính quyền địa phương trình báo. Chuyện nghiêm trọng hơn khi có tin đồn Trâm bị ông Thanh "hiếp rồi giết, chôn xác trong vườn".
Ngày 2/6/2009, rất đông người hiếu kỳ tụ tập quanh nhà ông Thanh, một số người xông vào nhà đập phá đồ đạc và đào bới nhiều nơi trong vườn. Công an huyện Cai Lậy rất vất vả mới vãn hồi được trật tự, sau đó bắt người tung tin đồn thất thiệt, khởi tố 13 người gây rối trật tự công cộng.
Trước Tết Quý Tỵ, bà Lê Thị Điệp là người cầm đầu việc đào bới, đập phá nhà ông Thành, cũng đã được về nhà sau hơn 3 năm ở tù. Sáng Mùng 6 Tết, Nguyễn Thị Trâm từ quận 5 (TP HCM), nơi làm thuê, về thẳng UBND xã Tân Hội để xin làm chứng minh nhân dân.
Thượng tá Nguyễn Văn Tảo, Trưởng công an huyện Cai Lậy, cho biết, qua báo chí người dân đã biết được phần nào sự thật việc mất tích của Nguyễn Thị Trâm. "Tới đây, công an và chính quyền địa phương sẽ tổ chức họp dân để thông tin chính thức và có thể để Trâm ra mắt nếu cần thiết", ông Tảo nói.
Theo 24h
Chùm ảnh: Công sở khai xuân Sau hơn một tuần nghỉ Tết, sáng nay 18/2 (tức mùng 9 Tết) tất cả các cơ quan, đơn vị đã đồng loạt ra quân bắt tay vào công việc trong năm mới Quý Tỵ. Ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, tại một số cơ quan nhà nước, các công ty... không khí làm việc đã trở lại. Hình ảnh...