Đạt điểm trung bình 9.6, hạng 3, nữ sinh lớp 7 vẫn bị bố mẹ chê: Thế này thì có giỏi giang gì?
Dù đạt thành tích rất tốt trong năm học với bảng điểm cao chót vót, thế nhưng cô bé này cảm thấy hụt hẫng vì không được cha mẹ khen ngợi.
Mỗi mùa bế giảng về, ngoài những câu chuyện chia tay của lứa học trò cuối cấp, chúng ta lại bắt đầu nghe bàn tán xôn xao về câu chuyện thành tích học tập và danh hiệu. Nhiều người tự hỏi thế nào mới là đủ cho những kỳ vọng của ông bố bà mẹ vào việc học của con?
Người thì mong bế giảng, trên tay con sẽ ôm về tấm bằng khen quý giá, người thì mong con sẽ phải thật xuất sắc với bảng điểm thật đẹp để có dịp khoe với người xung quanh. Những điều này vô tình tạo áp lực không nhỏ cho học sinh, cái tuổi đáng lẽ không phải chịu lắng nghe phán xét.
Câu chuyện về một học sinh lớp 7 gần đây đang thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Theo đó, người bạn này đã hoàn thành chương trình năm học vừa rồi với số điểm trung bình rất cao là 9.6, con số nhiều học sinh mong ước và xếp hạng 3 toàn lớp. Tưởng rằng, vì thành tích này, em sẽ được phụ huynh khen ngợi, động viên, nhưng ngược lại em chỉ nhận được sự dò xét rằng vì sao bảng điểm không phải toàn 10.
Nguyên văn lời chia sẻ của học sinh này như sau:
Khi em vừa lên lớp 6 em không chú trọng về việc điểm số lắm đâu nhưng em khá bất ngờ khi cuối năm em hạng 3, em có điểm cũng khá cao là 9.3. Khi ba mẹ, ông bà nội hay mọi người xung quanh hỏi em học hạng bao nhiêu, thì em khá tự tin bảo là hạng 3 thì ai cũng bảo “học càng ngày càng dở, hồi cấp 1 hạng 1 thế mà giờ hạng 3, ôm điện thoại tối ngày”. Và từ khi lên lớp 7 em quyết tâm để bản thân mình học thật giỏi nhưng kì 1 không như mong muốn.
Học kì 2 do nghỉ dịch, thầy cô cũng bớt phần kiểm tra, nhưng thi chấm điểm khá gắt. Tuy vậy do cẩn thận nên em toàn trên 9, em rất vui vì điều đó. Để đạt được nó, em đã phải thức đến 1h khuya, 4h30 phải thức để ôn lại. Khi nhận được kết quả là HK2 9.8, và cả năm 9.6, em thật sự rất vui và em cũng hạng 3, em rất hài lòng về điều đó vì bạn hạng 1, hạng 2 học rất giỏi. Em cứ cho là ba mẹ sẽ khen nhưng em đưa bảng điểm thì ba lại soi ra những con điểm 9, điểm 8. Ba nói: “Có gì đâu mà giỏi, chỉ giỏi với những đứa học khá và dở thôi chứ kết quả không được 10 hết thì con cũng không có giỏi giang gì!”
Video đang HOT
Lúc đó em cầm bảng điểm chạy vào phòng khóc rất nhiều. Tại sao ba mẹ nghĩ lấy được điểm 10 ở cấp 2 lại rất dễ nhỉ? Em đã phải học rất nhiều nhưng dòng họ, gia đình chỉ 1 quan niệm là “chỉ có 10 mới giỏi”. Em hụt hẫng, không còn một chút niềm hy vọng gì cho năm học lớp 8 sắp tới, kiểu như công sức của em bấy lâu nay chẳng có ý nghĩa gì cả…”
Ảnh minh họa
Đúng thật, dù câu chuyện được chia sẻ tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng khiến nhiều người không khỏi sốc trước thái độ của phụ huynh với thành tích của cô bé. Dù thực sự muốn tốt cho con, muốn con không dậm chân tại chỗ với kết quả đã đạt được nhưng lần này có lẽ sự nghiêm khắc đã phản tác dụng. Với những đứa trẻ đang trong độ tuổi vị thành niên, đối mặt với những áp lực như cô gái không phải là điều dễ dàng. Những cố gắng và nỗ lực như trên cần nhận được nhiều hơn những chia sẻ, động viên từ người thân.
Câu chuyện sau khi đăng tải đã nhận được sự tương tác cực khủng và từ đây mới thấy, chuyện cha mẹ tạo áp lực học hành lên con cái không phải chuyện hiếm. Nhiều bạn đã đồng cảm và chia sẻ với cô bé:
Bạn T.N tâm sự: “Nhà tớ cũng thế này này. Có cố gắng bao nhiêu đi nữa thì mọi người vẫn không công nhận. Nên từ lúc lên cấp 3, tớ không khoe điểm nữa, vẫn cố gắng hết khả năng của mình, ai nói gì thì nói. Mình học cho mình, ai góp ý đúng, tử tế thì nghe, rút kinh nghiệm. Đừng để sự tiêu cực từ người khác làm ảnh hưởng xấu tới tâm trạng và khả năng của mình!”
Bạn Tr.Ng thì động viên : “ Học là để trau dồi kiến thức để sau này có thành đạt để sống vui vẻ cho bản thân. Chứ không phải học để giữ sĩ diện cho ba mẹ và làm hài lòng họ mà stress bản thân mình. Người hiếu học như em rất đáng ngưỡng mộ!”
Bạn N.K.T thì nghĩ theo hướng khác: “C ó thể do ba mẹ nói vậy thôi chứ sau lưng vẫn rất thương em. Có một số người rất ít khen con họ nhưng rất thương con họ, em còn bé từ từ lớn sẽ hiểu!”
Khóc trong ngày bế giảng chẳng liên quan gì đến chuyện có đi họp lớp hay không!
Trải qua 'kỳ nghỉ Tết huyền thoại', vất vả lắm các cô cậu học trò mới tiến được đến ngày kết thúc năm học. Những ngày này, khi khắp nơi tổ chức bế giảng, người ta lại nhìn thấy bao nhiêu giọt nước mắt rơi.
Những cô cậu học trò cuối cấp chia tay với trường lớp, chia tay với thầy cô bạn bè, một bước ngoặt đang đón đợi phía trước. Dù cố kìm nén đến bao nhiêu thì dường như ai cũng khó lòng ngăn nổi cảm xúc.
Ấy vậy mà, nước mắt vừa rơi, phía sau đã có biết bao lời trách móc.
'Khóc lóc màu mè làm gì? Sau này họp lớp chắc gì đã đi'.
'Gớm ngày xưa khóc cho cố vào, giờ gọi mãi chả thấy tăm hơi đâu'...
Ơ hay nhỉ? Từ bao giờ chuyện cảm xúc cá nhân của từng người lại buộc phải kéo dài và tạo ra 'điểm nhấn' trong tương lai vậy?
Khóc trong ngày bế giảng có gì sai?
Con người thường có tâm lý phản xạ cảm xúc theo số đông. Khi bạn đứng trong một nhóm người mà tất cả cùng đang khóc vì một lý do chung có liên quan đến bạn, chẳng lẽ bạn không thể rơm rớm và nghẹn ngào?
Chưa kể, ở trong hoàn cảnh là một học sinh cuối cấp, bên cạnh việc cảm xúc được đẩy lên bởi bạn bè và hàng loạt các bài phát biểu, bài ca bế giảng đầy day dứt, các sĩ tử tương lai còn áp lực trong mình vì biết bao nhiêu điều dồn nén khác, vậy nên việc bật khóc khi này cũng là chuyện hết sức bình thường.
Những cô cậu học trò sống cho chính hiện tại lúc đó, trân trọng chính cảm xúc tại thời điểm đó, việc này rõ ràng chẳng liên quan gì đến chuyện về sau các bạn trẻ có thể sắp xếp thời gian đi họp lớp hay không.
Ai rồi cũng trưởng thành, lên đại học, đi làm, kết hôn... ai rồi cũng có cuộc sống riêng và các mối quan hệ xã hội khác cần được ưu tiên. Lẽ thường là như vậy, hà cớ gì cảm xúc của ngày hôm nay lại bị 'đặt gạch' để trách cứ nhau về những điều còn chưa diễn ra?
Mà giả sử có không khóc đi... thì lại bị chê là lãnh cảm, không biết trân trọng kỷ niệm, bạn bè, thầy cô. Thế thì chỉ có là phải khóc và giơ thêm tấm bảng 'sau này tôi nhất định sẽ đi họp lớp' thì mới được gọi là hành xử đúng đắn hay sao?
Chuyện khóc trong ngày bế giảng chẳng liên quan gì đến việc có đi họp lớp về sau hay không cả!
Bạn thân mến! Người quan trọng nhất là người đang ở bên ta. Việc quan trọng nhất là việc ta đang làm. Và khoảnh khắc quan trọng nhất của mỗi người chính là hiện tại.
Chỉ cần bạn trân trọng hiện tại đang diễn ra - giống như những giọt nước mắt rơi vào đúng ngày bế giảng, trân trọng người trước mặt là thầy cô, những bạn học sắp phải chia xa, trân trọng việc bên nhau khi chỉ còn vài tiếng là mỗi đứa sẽ lại bận rộn chuyện riêng đến quên cả tên nhau cũng có thể... Chỉ cần vậy thôi, thanh xuân của bạn sẽ đẹp biết chừng nào!
Hình ảnh bác bảo vệ ngậm ngùi ký lên áo của cậu học trò cuối cấp khiến bao người cảm động Đảm nhận chức vụ ít được học sinh chú ý đến, thế nhưng những điều mà bác bảo vệ hay làm thường ẩn chứa những bài học đầy nhân văn và sâu sắc về cách làm người, về cuộc sống sau này. Ký tên lên áo hay cùng nhau lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp đẽ về khoảng thời gian cuối cùng...