Đất đai thuộc sở hữu toàn dân là phù hợp
Ngày 13-3, tại hội nghị ĐBQH chuyên trách, Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã thông tin một số vấn đề lớn nổi lên qua hơn hai tháng rưỡi lấy ý kiến nhân dân.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng Ban biên tập dự thảo, ông Phan Trung Lý (ảnh), xung quanh các quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng tại Điều 4, ông Phan Trung Lý cho biết, về cơ bản, các ý kiến góp ý gửi đến đều tán thành với nội dung chương I. Có ý kiến đề nghị Điều 4 cần làm rõ quy định Đảng, các tổ chức của Đảng và đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật hoặc ban hành luật quy định về hoạt động của Đảng.
Song, Ban biên tập nhận thấy, Điều 4 dự thảo sửa đổi Hiến pháp kế thừa và giữ những nội dung quy định tại Điều 4 Hiến pháp hiện hành, việc Hiến pháp khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng tại điều 4 cũng như bổ sung một số nội dung mới “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình” là phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với vai trò lãnh đạo của Đảng được khẳng định trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta. Đồng thời, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trước tình hình mới.
Liên quan tới một vấn đề đặc biệt quan trọng khác, được đông đảo người dân quan tâm – chế độ sở hữu đất đai, có ý kiến đề nghị nên quy định chế độ sở hữu tư nhân hoặc đa sở hữu về đất đai. Tuy vậy, Ban biên tập cho rằng, quan điểm thống nhất, xuyên suốt từ Hiến pháp năm 1980 đến nay là “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. Đây là quy định nhằm bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với đất đai, nguồn tư liệu sản xuất quan trọng và lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia, đồng thời, hoàn toàn phù hợp với thực tiễn quản lý đất đai của Việt Nam.
Xung quanh Chương IV (về bảo vệ tổ quốc), ông Phan Trung Lý cho biết, có ý kiến đề nghị cân nhắc không quy định quá cụ thể về việc “lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam”. Ban biên tập nhận thấy, ở nước ta, lực lượng vũ trang là công cụ của Đảng và nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử cũng đã chứng minh rằng lực lượng vũ trang luôn trung thành với Đảng và cũng chỉ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng thì lực lượng vũ trang mới thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ. Vì vậy, quy định của Hiến pháp về vấn đề này là phù hợp và cần thiết.
Góp ý cụ thể vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhiều ĐBQH chuyên trách đề cập tới nội dung tổ chức chính quyền địa phương. ĐB Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) nói: “Thiết chế Nhà nước là đặc biệt quan trọng. Nó phải đứng trên nền tảng vững chắc, chứ không thể lấy ý kiến nọ, kia lắp ghép lại thành ra rối tung. Vấn đề này đáng ra phải làm rất kỹ nhưng rốt cuộc chỉ nêu qua loa.” ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) lo lắng: “Thí điểm không tổ chức HĐND huyện quận phường là để rút kinh nghiệm sửa đổi trong Hiến pháp chứ không phải sửa Hiến pháp để phục vụ thí điểm. Làm như vậy là ngược. Tôi đề nghị dự thảo phải quy định rõ chính quyền địa phương gồm mấy cấp, cách thức thành lập ra sao?”
Cùng quan điểm, ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên – Huế) phát biểu: “Vấn đề HĐND đã bị bỏ ngỏ 20 năm nay. Vừa rồi, chúng ta đã thí điểm bỏ HĐND huyện quận phường gần 4 năm ở 10 tỉnh, thành phố. Đã tới lúc tổng kết để có chính kiến rõ ràng vì không thể kéo dài mãi cảnh cùng lúc duy trì 2 mô hình, nơi có HĐND, nơi lại không”. ĐB Trần Du Lịch kiến nghị, “ở đâu có chính quyền, ở đó phải có cơ quan dân cử”. Ông đề xuất chia tổ chức chính quyền thành 3 cấp (cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp cơ sở). Đồng thời, phải tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương.
Theo ANTD
Cần hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực
Ngày 7-3, HĐND TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị ĐB HĐND TP góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các ĐB HĐND TP đều khẳng định dự thảo sửa đổi Hiến pháp có nhiều điểm mới và tiến bộ. Những sửa đổi, bổ sung gắn chặt với yêu cầu thực tế xã hội.
Cần quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền địa phương
để thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát
Trên cơ sở lập luận, khẳng định nếu không có Đảng lãnh đạo thì không có Nhà nước mục đích, mục tiêu của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân là thống nhất Không cần phải xây dựng luật riêng về Đảng và không nên đa đảng cầm quyền, nhiều ĐB HĐND TP bày tỏ sự đồng tình cao với những điểm sửa đổi trong Điều 4 quy định về sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là quy định Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về các quyết định của mình. Một số ý kiến đề nghị bổ sung rõ ràng và cụ thể hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng, quan hệ giữa Đảng với nhân dân và sự giám sát của nhân dân với Đảng...
Đề cập các điều khoản quy định về phân công quyền lực Nhà nước, ĐB Phạm Xuân Tài (Thường Tín) cho rằng, quy định như dự thảo còn mờ nhạt về kiểm soát quyền lực. Do đó, để hoàn thiện cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan Nhà nước, dự thảo cần nghiên cứu sửa đổi 3 vấn đề về quyền phủ quyết của Chủ tịch nước, cơ chế điều hành linh hoạt cho Chính phủ và Hội đồng Hiến pháp. Để đảm bảo sự kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan quyền lực, ĐB Phạm Xuân Tài đề xuất: "Nên thành lập Tòa án Hiến pháp để không bị trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ đảm bảo sự độc lập, khách quan trong quá trình thực hiện, tuân thủ Hiến pháp nghiêm minh hơn".
Nhiều ý kiến ĐB HĐND TP cũng đề xuất, dự thảo chỉ có một điều cho hoạt động HĐND và UBND là chưa hợp lý. Thực tế, các chính sách, pháp luật của Nhà nước có triển khai được tới cơ sở hay không rất cần chính quyền địa phương mà đại diện là UBND và HĐND. Do đó, phải quy định rõ cơ chế, nguyên tắc hoạt động của cơ quan này. ĐB Hoàng Công Khôi, Bí thư quận ủy Hoàn Kiếm cũng cho rằng, quy định của dự thảo về chính quyền địa phương chưa thể hiện rõ sự đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Dự thảo cũng chưa thể hiện rõ và chưa quy định nguyên tắc thực hiện phân quyền, phân cấp giữa chính quyền địa phương và chính quyền Trung ương nhằm giải quyết những vấn đề bất cập hiện nay. Dự thảo cũng chưa có quy định về sự khác biệt trong tổ chức mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, phần nào sẽ hạn chế hiệu quả hoạt động của chính quyền đô thị.
Quy định tại dự thảo về "Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội" khiến nhiều ĐB HĐND TP băn khoăn. ĐB Lưu Khắc Dũng (Long Biên) góp ý: "Với đất đai sử dụng cho các dự án kinh tế xã hội, nên quy định theo hình thức trưng dụng, trưng mua. Hiện nay, pháp luật về đất đai dường như chưa rõ ràng nên nảy sinh tình trạng tư nhân hóa ngầm về đất đai, phát sinh nhiều khiếu kiện. Quan điểm vẫn đặt ra lâu nay là người dân thu hồi đất phải có cuộc sống tốt hơn, nhưng thực tế chưa được như vậy. Đây là một điểm cần được quy định rõ ràng hơn trong Hiến pháp". ĐB Nguyễn Đình Dương (huyện Từ Liêm) cũng đề xuất: "Quy định Nhà nước thu hồi đất chỉ nên ghi là thu hồi "quyền sử dụng đất" cho mục đích quốc phòng, an ninh, công cộng. Riêng dự án phát triển kinh tế xã hội phải quy định rất rõ ràng, nếu không sẽ nảy sinh những vấn đề khó có thể kiểm soát được".
Theo ANTD
Sẽ có phiên giải trình về phòng, chống tham nhũng Sáng nay, 4-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức triển khai các nghị quyết của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII. Liên quan đến nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc...