Đất đá vẫn án ngữ Quốc lộ 12A sau sạt lở ở Quảng Bình
Đợt mưa lũ tháng 9 vừa qua gây hư hỏng nghiêm trọng nhiều tuyến giao thông tại tỉnh Quảng Bình.
Đến thời điểm này, một số vị trí bị sạt lở nặng trên Quốc lộ 12A đi cửa khẩu Quốc tế Cha Lo vẫn chưa khắc phục xong, việc lưu thông của các phương tiện gặp khó khăn.
Các đơn vị thi công khẩn trương san gạt đất đá nhằm thông tuyến sớm nhất có thể.
Sau đợt mưa lũ vào hồi tháng 9, trên Quốc lộ 12A xuất hiện 3 điểm sạt lở nghiêm trọng tại Km124, Km130 và Km140 thuộc xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Video đang HOT
Trong đó, điểm sạt lở tại Km140 gần cửa khẩu Quốc tế Cha Lo làm hư hỏng nặng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đến nay vẫn chưa khắc phục xong. Tại đây, hơn 100.000 m3 đất đá từ trên núi đổ xuống chắn ngang đường. Nền đường mất ổn định, mái taluy dương bị nứt và có hiện tượng sạt trượt. Mặt đường đoạn qua khu vực cống ở điểm này bị sụt lún, hư hỏng hoàn toàn.
Sau khi sự cố xảy ra, Sở Giao thông- Vận tải tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các đơn vị khẩn trương san gạt khối lượng đất đá nhằm hạ tải cho nền đường và hạn chế ùn tắc giao thông.
Ông Hoàng Đăng Cương, Phó Giám đốc Sở Giao thông- Vận tải tỉnh Quảng Bình cho biết, đến nay đơn vị thi công đã san gạt được 60.000 m3 đất đá, dự kiến đến giữa tháng 11, Quốc lộ 12A thông tuyến hoàn toàn.
Ông Hoàng Đăng Cương cho biết: “Chỗ sạt lở nặng nhất ở gần cửa khẩu Quốc tế Cha Lo. Hiện nay đang nới 2 làn, giữ 1 làn để xe cộ lưu thông. Đang hút sụt để giảm tải phần taluy dương, giảm tải xuống nếu không kịp khắc phục sẽ dẫn đến đứt đường”./.
Theo Thanh Hiếu/VOV-Miền Trung
Nâng cao hiệu quả đầu tư, bảo đảm ATGT tại các tuyến cao tốc
Ngay từ khi đưa các tuyến cao tốc vào khai thác, VEC đã có chủ trương đưa hệ thống kiểm soát tải trọng vào sử dụng nhằm tăng cường bảo đảm ATGT, duy trì sự bền vững của kết cấu hạ tầng giao thông đường cao tốc, giảm thiểu chi phí duy tu bảo dưỡng sửa chữa, nâng cao hiệu quả đầu tư...
Hiện trường vụ tai nạn giao thông trên cao tốc Thành phố Hồ chí Minh - Long Thành ngày 18/3/2019 khiến 2 người tử vong. (Nguồn: atgt.vn).
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa cho biết kết quả công tác khai thác vận hành các tuyến đường cao tốc do VEC đầu tư, quản lý 9 tháng của năm 2019. Theo đó, VEC đang quản lý, khai thác 4 tuyến đường bộ cao tốc; 9 tháng của năm nay, các tuyến cao tốc VEC đã phục vụ 34,74 triệu lượt phương tiện (chưa tính 527.000 lượt phương tiện miễn phí), vượt 14% về lưu lượng và 15% về doanh thu so cùng kỳ 2018.
Trong các tuyến cao tốc do VEC quản lý, mật độ phương tiện trên tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây tập trung cao nhất, đặc biệt vào dịp cuối tuần, ngày lễ, tết, tập trung chủ yếu tại khu vưc nut giao An Phu (quận 2, TP. Hồ Chí Minh) - điểm đầu của đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và là điểm cuối của đường Lương Định Của giao cắt với đại lộ Đông - Tây (nay là đường Mai Chí Thọ). Để giải quyết cơ bản tình trạng này, một trong những giải pháp được chỉ ra là phải xây dựng nút giao thông khác mức (hầm chui, cầu vượt) tại khu vực nút giao. Tuy nhiên, hiêp đinh vay vôn của Dư an xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây se kêt thuc vao thang 7/2021 nên việc sư dung vôn đê thưc hiên đâu tư nut giao An Phu la không kha thi, nhất là trong điêu kiên đang thưc hiên tai cơ câu cac dư an cua VEC. Đây cũng là lý do mà mới đây UBND TP. Hồ Chí Minh đê nghi Ủy ban Quan ly vôn Nha nươc tai doanh nghiêp xem xet, khăng đinh co đu kha năng săp xêp vôn đê TP. Hồ Chí Minh triên khai đâu tư nút giao An Phú.
Nhằm giảm áp lực giao thông nội đô, Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh cũng đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải chấp thuận sử dụng đường dưới cầu tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây làm đường giao thông tạm và cho phép TP. Hồ Chí Minh khai thác gầm cầu cạn các tuyến cao tốc làm nơi đỗ xe. Tuy nhiên, theo VEC, việc này có khả năng ảnh hưởng đến công tác bảo trì và kết cấu, công năng của công trình trong trường hợp gặp sự cố.
Ngay từ khi đưa các tuyến cao tốc vào khai thác, VEC đã có chủ trương đưa hệ thống kiểm soát tải trọng vào sử dụng nhằm tăng cường bảo đảm an toàn giao thông (ATGT), duy trì sự bền vững của kết cấu hạ tầng giao thông đường cao tốc, giảm thiểu chi phí duy tu bảo dưỡng sửa chữa, nâng cao hiệu quả đầu tư...
Tuy nhiên, trong 9 tháng của năm 2019, trên các tuyến cao tốc VEC xảy ra 66 vụ tai nạn khiến 14 người chết và 93 người bị thương. Riêng số vụ va chạm giao thông trên các tuyến thời gian qua giảm 12%. Nguyên nhân ban đầu của các vụ tai nạn được xác định là do người tham gia giao thông không tuân thủ nghiêm các quy định khi lưu thông trên đường cao tốc (chạy băng qua đường cao tốc; phương tiện đón trả khách, dừng đỗ tại các hàng quán tự phát; không duy trì khoảng cách an toàn giữa các phương tiện; phương tiện mất lái...).
Kim Cương
Theo ĐCSVN
6 đoạn sông cảnh báo sạt lở đặc biệt nguy hiểm Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, qua kết quả quan trắc đợt I-2019, trên địa bàn tỉnh có 52 đoạn sông nguy cơ sạt lở với tổng chiều dài 169.330m (tăng 7.680m so kỳ quan trắc trước). Trong đó, có 6 đoạn được cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm, 41 đoạn mức độ nguy hiểm và 5 đoạn...