Đất đá trút xuống đồn biên phòng, toàn bộ cán bộ, chiến sĩ di dời khẩn cấp
Hơn 50 cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng A Xan phải di dời khẩn cấp khi quả đồi sạt lở khiến hàng ngàn khối đất đá trút xuống dãy nhà ở và hành lang.
Tối 26/10, Thượng tá Dương Đệ Châu, Đồn trưởng Đồn Biên phòng A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho hay, Đồn Biên phòng A Xan vừa triển khai sơ tán người, di dời một số công trình, dụng cụ tại nơi làm việc và nhà ở của chiến sĩ nằm trong diện bị sạt lở đe dọa.
Hàng ngàn khối đất đá tràn xuống dãy hành lang và nhà ở của các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Xan. (Ảnh: B.Đ)
Theo Thượng tá Châu, mưa to kéo dài liên tục từ sau cơn bão số 5 khiến quả đồi tọa lạc ngay phía sau Đồn Biên phòng A Xan bị sạt lở.
Càng ngày sạt lở càng diễn tiến nhanh hơn. Đỉnh điểm là hàng ngàn khối đất đá từ taluy dương tràn xuống lấp nhiều công trình phía sau các dãy nhà ở của cán bộ, chiến sĩ và Sở Chỉ huy. Thậm chí, nhiều mảng tường, trụ bê tông bị nứt dài; nền đất bong tróc, sụt lún nghiêm trọng.
Video đang HOT
Nhiều mảng tường, trụ bê tông nứt đường dài.
“Hơn 50 cán bộ, chiến sĩ của Đồn đang trú tạm tại Phòng khám Đa khoa Quân dân y xã A Xan. Mặc dù doanh trại được phong tỏa do sạt lở đất nhưng nhiều ngày qua, lực lượng biên phòng vẫn làm nhiệm vụ giúp dân di dời nhà cửa, sơ tán đến nơi an toàn”, Thượng tá Châu nói.
Người dân đu dây cáp qua sông
Nước lũ đánh sập cầu treo bắc qua sông A Vương, cô lập 200 người dân thôn Bh'loóc, xã Bha Lêê (huyện Tây Giang) khiến họ phải kéo dây cáp và dùng ròng rọc qua sông.
Người dân đu dây qua sông. Video: Đại Hiệp.
Một tháng qua, hơn 50 hộ dân người Cơ Tu ở thôn Bh'loóc bị cô lập, vì nước lũ cuốn trôi cây cầu treo bắc qua sông A Vương hôm 18/9.
Cầu này được xây dựng gần 10 năm với vốn đầu tư gần 2 tỷ đồng, là công trình giao thông độc đạo dẫn vào thôn Bh'loóc.
Người dân kéo dây cáp qua qua sông, dùng ròng rọc đưa người, hàng hóa vào thôn Bh'loóc. Ảnh: Đại Hiệp.
Ông Pơloong Liên, Chủ tịch xã Bha Lêê, kể "hôm 18/19, do ảnh hưởng của bão số 5, mưa lớn xuất hiện trên địa bàn. Nước từ thượng nguồn sông A Vương đổ về dâng cao, chảy xiết và có nhiều cây gỗ to mắc vào khiến cầu bị cuốn trôi".
Để đi lại, người dân kéo đoạn dây cáp dài khoảng 50 m qua sông, dùng cành cây, khung sắt làm ròng rọc. Mỗi người qua sông phải có sự giúp sức của những người khác đứng ở hai bên bờ đẩy và kéo.
Người dân đưa hàng hóa qua sông. Ảnh: Đại Hiệp.
Ngoài đưa người qua sông, ròng rọc còn giúp chuyển lương thực, thực phẩm đến cho người dân đang bị cô lập. "Cầu treo hư hỏng nên học sinh cấp hai chưa đến trường được, còn học sinh mầm non, tiểu học thì theo các lớp bán trú trên địa bàn", lãnh đạo xã Bha Lêê nói.
Trong đợt mưa lũ vừa qua, ngoài cầu treo cuốn trôi nêu trên, xã Bha Lêê còn có một cầu treo đứt dây cáp và hai cầu sạt mố khiến giao thông bị chia cắt. "Chính quyền xã đã đề xuất huyện sớm có phương án xây dựng lại cầu treo, vì việc đi lại bằng ròng rọc rất nguy hiểm", ông Liên nói.
Một phụ nữ ngôi lên ròng rọc qua sông A Vương. Ảnh: Đại Hiệp.
Theo ông Lê Hoàng Linh, Phó chủ tịch huyện Tây Giang, việc đu dây qua sông tiềm ẩn nguy hiểm nên chính quyền đã nhắc nhở và cấm sử dụng". Vừa qua TP Đà Nẵng hỗ trợ địa phương 12 tỷ đồng, sẽ được sử dụng để xây dựng các cầu treo phục vụ đi lại của người dân.
"Huyện đang lập dự toán để đầu tư xây dựng các cầu treo bị lũ cuốn, trong đó cầu treo thôn Bh'loóc. Chính quyền sẽ đẩy nhanh tiến độ việc này", ông nói và cho hay việc khảo sát gặp khó khăn do mưa lũ kéo dài.
Tập trung cứu nạn ở Rào Trăng 3 bằng đường thủy Tỉnh Thừa Thiên Huế, ngành chức năng đã thống nhất tập trung cứu nạn cứu nạn (CNCH) 15 người còn mất tích ở Thủy điện Rào Trăng 3 bằng đường thủy; đường Tỉnh lộ do mưa lớn sạt lở thêm nhiều điểm. Ngày 18-10, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, Công an TX.Hương Trà và lực lượng Quân đội tiếp tục...