Đất của nhà chồng nhưng vợ bỏ 2 tỷ ra xây, đến lúc ly hôn chồng tuyên bố: “Không nói nhiều! Trả đất cho bố mẹ tôi!”
Ngày thống nhất chia tài sản, anh chỉ thẳng tay vào mặt chị mà quát: “Không nói nhiều! Trả đất cho bố mẹ tôi!”.
Sau một thời gian dài đấu tranh, tác động tư tưởng thậm chí là kèm theo những lời dọa dẫm thì cuối cùng anh cũng đồng ý cùng chị ra ở riêng. Ở riêng, nhất định chị phải ở riêng rồi chứ sống cùng một nhà với người mẹ chồng khó tính với cô em dâu lười biếng thì chắc chị không chết vì mệt thì cũng chết vì phát điên mất thôi. Em dâu chị lấy em trai chồng chị trước, chúng nó cũng không có điều kiện nên sống chung với mẹ chồng chị. Chị 2 năm sau đó mới về làm dâu, chồng chị nói thôi thì mới về ở riêng luôn cũng không hay mà nhà cửa cũng rộng rãi, cứ ở chung đã rồi tính tiếp.
Chị thấy chồng chị nói cũng có lý với lại chị đi làm cả ngày, tối về mới chạm mặt gia đình chồng một lúc buổi tối chắc cũng sẽ không phát sinh quá nhiều mâu thuẫn đâu. Nhưng ai ngờ…
Chị đi làm 6 giờ tối mới về đến nhà trong khi ở nhà mẹ chồng chị, em dâu chị vẫn chưa chợ búa, cơm nước gì, nhà cửa thì bừa bộn. Mẹ chồng chị thì khó tính, làm không làm nhưng lúc nào cũng hoạnh họe, khó chịu, soi mói chị. Còn em dâu chị, mặc kệ chồng có chửi mắng như thế nào đi chăng nữa thì nó cũng ì ra, kiểu như chửi nhiều thì quen tai, nhìn nhiều thì quen mắt ấy, nó không quan tâm. Mẹ chồng chị, chị thừa biết tuy chửi thì chửi nhưng cũng không muốn quá mất lòng con trai nên nhiều cái cũng nhắm mắt làm ngơ. Sống trong một căn nhà như thế, chị thực sự chịu đựng không nổi.
Chị biết mẹ chồng chị vẫn còn một suất đất nữa cũng khá rộng rãi, đủ để xây nhà. Chị bèn giục anh ra ở riêng. Nói gì thì nói vợ chồng em trai chồng chị cứ sống ỉ lại, kêu kinh tế không có không chịu ra ở riêng thì anh chị sẽ ra ở riêng. Anh thời gian đầu không đồng ý với chị nhưng sau một hồi đâu tranh tư tưởng với chị thì cũng phải đồng ý. Mẹ chồng chị biết chuyện thì cũng thẳng thừng: “Tôi cho đất xong là hết trách nhiệm”.
(Ảnh minh họa)
Chị cũng chỉ cần được câu nói ấy. Chồng chị thì vẫn cứ đắn đo vì không có tiền xây nhà. Lúc ấy, ra ở riêng rồi mà không có nhà thì không được, số vốn mà chị có vẫn không đủ nên chị vay tiền của bố mẹ mẹ chị. Biết con gái cũng khó khăn nên bố mẹ chị cho thẳng số tiền 2 tỷ vừa mới bán đất để cho chị xây nhà. Chị nghĩ thôi thì anh có đất, chị góp tiền, ở thế cho công bằng.
Video đang HOT
5 năm sau…
Từ ngày ra ở riêng, anh chị càng lúc càng không có tiếng nói chung. Anh thì suốt ngày rượu chè. Làm được đồng nào anh chẳng đóng góp nuôi con, cũng chăm quan tâm, chăm sóc con cái mà nướng hết vào những cuộc vui chè chén, ăn nhậu, lô đề. Chị nói thì anh phản bác, chửi mắng lại chị. Chị nhờ mẹ chồng chị can thiệp thì bà lại bênh con, anh cũng hùa vào theo nói chị chẳng ra gì. Cực quá, khổ quá, uất quá không chịu đựng được chị quyết định ly hôn. Chị càng thấy quyết định ly hôn của mình đúng đắn khi anh kí đơn ly hôn ngay mà chẳng chút đắn đo.
Ngày thống nhất chia tài sản ly hôn, anh chỉ thẳng tay vào mặt chị mà quát: “Không nói nhiều!! Trả đất cho bố mẹ tôi!!”. Chị không ngờ mấy năm trời hai vợ chồng đồng cam cộng khổ, đến lúc chia tay anh lại tuyệt tình hết mức với chị như vậy. Anh nằng nặc, một hai đòi đất khiến chị không thể nào nhẫn nhịn được nữa. Ý của anh là muốn tống cổ chị ra đường với hai bàn tay trắng, phủ nhận mọi lao khổ của chị. Chị chẳng thể nhẫn nhịn thêm được nữa. Chị cười khẩy, nhìn thẳng vào mặt anh tỉnh bơ:
- Thế thì để tôi gọi người đập nát cái nhà này nhà, trả đất cho bố mẹ anh nhé!!
- Làm gì có chuyện vô lí đấy. Trả đất là trả cả nhà.
- Nhà này chỉ có tiền của một mình tôi xây nên thì đương nhiên anh phải trả nhà cho tôi rồi, có gì vô lí hay sao??
Trước sự cứng rắn của chị, anh không thể không đồng ý chia đôi tài sản. Chị thật ra không phải tiếc số tiền chị bỏ ra xây nhà mà chỉ thấy luyến tiếc cho duyên phận vợ chồng cùng thương các con còn quá nhỏ. Giá như anh là một người chồng bản lĩnh, biết tính toán lo cho gia đình, vợ con thì cho dù anh không giàu có, không kiếm được nhiều tiền chị cũng không bao giờ khó chịu hay nói đến hai chữ chia tay.
Tố Quyên
Theo kenhsao.net
Vợ không đi làm, ly hôn có được chia tài sản?
Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung...
Hỏi: " Trước khi kết hôn, bạn tôi bị gia đình chồng yêu cầu ở nhà chăm sóc gia đình, con cái vì thu nhập của người chồng rất cao và gia đình chồng cũng thuộc diện giàu có. Nếu bạn tôi không chấp nhận thì nhà anh ta sẽ không đồng ý cho kết hôn. Vì yêu chồng nên bạn tôi đồng ý ở nhà quán xuyến việc gia đình. Không có thu nhập của bản thân, tất cả các chi tiêu đều phụ thuộc vào chồng nên về lâu dài, bạn tôi bị chồng và nhà chồng coi thường. Đến bây giờ, bạn tôi phát hiện chồng ngoại tình nên muốn ly hôn thì bị bên nhà chồng dọa sẽ phải ra đi bàn tay trắng. Thưa Luật sư, nếu ly hôn thì bạn tôi có được chia tài sản không?", Tú Linh (Thừa Thiên - Huế)
Trả lời:
Tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:
"Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
e) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình".
Căn cứ theo quy định trên thì pháp luật xác định công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung khi xem xét chia tài sản chung. Trong đó lao động của vợ trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Quy định này cũng được giải thích cụ thể hơn tại khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình như sau:
"Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn".
Như vậy, việc người vợ chỉ ở nhà chăm sóc gia đình, con cái mà không đi làm cũng được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của người chồng đi làm. Nên nếu ly hôn, người bạn của bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án chia tài sản chung. Tuy nhiên, việc được chia bao nhiêu trong khối tài sản chung thì phải dựa vào việc Tòa án xem xét các yếu tố như hoàn cảnh gia đình; công sức đóng góp của bên nào nhiều hơn; quyền lợi chính đáng trong sản xuất kinh doanh; lỗi của mỗi bên nhằm đảm bảo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người vợ.
Theo phunuvietnam.vn
Cuối cùng mẹ chồng tôi cũng nếm trải sự cay đắng, đuổi tôi đi để rồi sau đó bị chính dâu mới tiễn khỏi nhà Có lẽ mẹ chồng cũ không thể ngờ lại có ngày bị con dâu mà bà luôn yêu quý đuổi khỏi nhà. Tôi đang hả hê lắm mọi người ạ. Ở đời không ai nói trước được điều gì. Mới năm ngoái tôi còn khổ sở vì mẹ chồng, năm nay đã nghe được một tin khiến tôi phải thốt lên, nhân quả...