Đặt con sơ sinh trước cổng chùa, mẹ để lại thư ‘nhờ nuôi hộ vì đang đi học’
Một trẻ sơ sinh đã bị bỏ trước cổng chùa Kiều Đàm (P.4, TP.Đông Hà, Quảng Trị) cùng lá thư của người mẹ nhờ chùa nuôi hộ vì đang còn đi học
Trưa 8.7, lãnh đạo UBND P.4 (TP.Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) cho biết, đang tiến hành các thủ tục thông báo người thân của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở chùa Kiều Đàm (P.4, TP.Đông Hà).
Trước đó, khoảng 5 giờ sáng cùng ngày, UBND P.4 nhận được thông tin từ sư cô ở chùa Kiều Đàm, báo có 1 đứa trẻ bị bỏ rơi trước cổng chùa. UBND P.4 đã cử cán bộ phụ trách mảng lao động thương binh xã hội, cán bộ tư pháp hộ tịch và công an phường đến tìm hiểu.
Video đang HOT
Đứa bé bị bỏ rơi là nam, khoảng 10 ngày tuổi, có sức khỏe bình thường. Một lá thư được cho là của người mẹ để lại gửi cho nhà chùa. Nội dung bức thư cho biết, “cháu” đang đi học, và lỡ có con. “Cháu” sinh con ở nhà trọ. Vì sợ ba mẹ và đang đi học, nên nhờ cửa Phật thương xót để “cháu” tiếp tục đi học.
Được biết, hiện đứa trẻ sơ sinh đang được sư cô ở chùa chăm sóc. UBND P.4 sẽ tìm người thân của cháu bé, nếu không tìm được, sẽ tìm người nhận nuôi cháu bé theo đúng quy định.
Tắm xong, bé gái 8 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ bị đột quỵ
Bé gái có tiền sử khỏe mạnh, đi học và sinh hoạt bình thường. Nhưng sau khi tắm xong, cháu có biểu hiện không thể tự mặc quần áo và xuất hiện co giật...
Sáng ngày 5/5, các bác sĩ BVĐK Phú Thọ cho biết cho biết đã tiếp nhận bệnh nhi 8 tuổi, Nguyễn Thị A (trú tại Cẩm Khê, Phú Thọ) bị đột quỵ, được chuyển về từ Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội.
Theo lời kể của mẹ, cháu Nguyễn Thị A có tiền sử khỏe mạnh, đi học và sinh hoạt bình thường. Khoảng 18h ngày 28/3/2023, sau khi tắm xong, cháu có biểu hiện không thể tự mặc quần áo và xuất hiện co giật.
Ngay lập tức, cháu được đưa đến Trung tâm Y tế huyện, các bác sĩ đã thực hiện sơ cứu ban đầu, sau đó chuyển thẳng xuống Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, cháu được chẩn đoán: Nhồi máu não nhân bèo trái không rõ nguyên nhân và liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên phải.
Bệnh nhi phục hồi dần sau thời gian điều trị. Ảnh minh họa
Sau 9 ngày điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, bệnh nhi được chuyển về phục hồi chức năng tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng: miệng còn méo, nói chưa tròn tiếng, nửa người bên phải yếu, đi lại sinh hoạt cần sự trợ giúp của người nhà, không thể tự đánh răng, rửa mặt, buộc tóc; cầm nắm đồ vật nhỏ rất khó; không thể viết chữ.
Sau 10 ngày tích cực điều trị tại Đơn vị Phục hồi chức năng, bé gái 8 tuổi đột quỵ đã hồi phục rất tốt: miệng đã hết méo, ăn uống không rơi vãi, có thể tự đi lại, vui chơi mà không phải phụ thuộc vào dụng cụ trợ giúp hay người nhà hỗ trợ, hoạt động sinh hoạt hàng ngày bằng tay bên phải như đánh răng, rửa mặt, tự mặc quần áo, viết được chữ to tuy còn xấu....
Các bác sĩ cho biết, các dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em không khác gì ở người lớn, đều là đột ngột xảy ra với những dấu hiệu thần kinh khu trú. Đối với những trẻ lớn, dấu hiệu đột quỵ tương tự người lớn, như: méo miệng, nói ngọng, liệt nửa người, rối loạn về thị giác và thăng bằng.
Còn ở trẻ nhỏ, những dấu hiệu này rất khó có thể nhận ra. Hoặc do các bé còn quá nhỏ, chưa biết đi, chưa biết kêu đau. Có nhiều trường hợp đột quỵ không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ đau đầu, nôn trớ, lơ mơ, lừ đừ. Những triệu chứng này rất chung chung và có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Thực tế, không ít các trường hợp gia đình phát hiện muộn nên trẻ bị bỏ lỡ cơ hội điều trị. Do vậy, khi trẻ có các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đưa đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa thần kinh để được cấp cứu kịp thời.
Lá thư của nữ sinh lớp 8 bị đánh đập hội đồng đến mức nhập viện: "Ba mẹ ơi, con sợ lắm" Nữ sinh lớp 8 Trường THCS Xuân Nộn (Hà Nội) bị một nhóm học sinh khác đánh hội đồng phải nhập viện điều trị. Trong quá trình điều trị C. đã viết một lá thư, nói về nỗi sợ của mình sau khi bị hành hung hội đồng. Lãnh đạo UBND huyện Đông Anh (Hà Nội) cho biết, trên địa bàn vừa xảy...